Nhà Thơ đã Hình Dung Miêu Tả Chuyến đi Liên Lạc Cuối Cùng Và Sự Hi ...
Có thể bạn quan tâm
Soạn bài: Lượm (soạn 3 cách)
Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
Soạn cách 1
Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đã thốt lên: “Ra thế/Lượm ơi!”
→ Câu thơ ngắt đôi làm hai, diễn tả nỗi đau xót đột ngột như tiếng nấc nghẹn ngào trong lòng tác giả.
- Tác giả hình dung ra sự hy sinh của Lượm:
+ Với nhiệm vụ: thư đề “Thượng Khẩn”
+ Trong hoàn cảnh: Đạn bay vèo vèo/Đường quê vắng vẻ/Lúa trổ đòng đòng
+ Với tư thế: “Sợ chi hiểm nghèo”
Em đi làm nhiệm vụ giữa làn đạn của địch, nhưng đâu phải vì thế mà rụt rè lo sợ, em vẫn làm nhiệm vụ thật khẩn trương, bị kẻ thù phát hiện, chú ngã xuống tay nắm chặt bông lúa, hồn bay giữa đồng.
→ Hình ảnh chú bé dung cảm, nhanh nhẹn,quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không sợ khó khăn, hiểm nguy. Nhưng “Bỗng lòe chớp đỏ/Thôi rồi, Lượm ơi!. Lượm chẳng còn nữa. Câu cảm thán, ngắt nhịp ngắn, đại từ xưng hô thay đổi -> Thể hiện sự đau đớn, xót thương trước sự hy sinh của Lượm. Trân trọng vì sự hi sinh thiêng liêng cao cả của Lượm, linh hồn em hóa thân vào thiên nhiên hóa vào niềm tự hào dân tộc, độc lập của dân tộc.
Soạn cách 2
- Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm vô cùng nguy hiểm. Sự hy sinh anh dũng của Lượm gợi ra sự thương mến, đáng khâm phục.
- Những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
+ Ra thế
Lượm ơi !...
→ diễn tả sự đau xót, sửng sốt đến lặng người.
+ Thôi rồi, Lượm ơi! → lời cảm thán, niềm hy vọng cậu bé còn sống đã vụt tắt.
+ Lượm ơi, còn không? → sự thảng thốt của người chú khi hiểu rằng Lượm đã chết, nhưng không tin vào sự thật
Soạn cách 3
- Lượm phải đi làm nhiệm vụ nguy hiểm là đi lại giữa hai làn đạn của một trận đánh. Lượm phải đi nhanh để gửi thư thượng khẩn.
- Lượm bị kẻ thù phát hiện và nòng súng đã bắn trúng em. Lượm ngã xuống trên đồng lúa tay nắm chặt bông mà hồn bay giữa đồng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa…
- Hình ảnh Lượm gợi cho ta sự khâm phục, kính trọng và xúc động.
- Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
+ Ra thế
Lượm ơi! ...
- Sự bất ngờ , đau lòng của người chú.
+ Thôi rồi, Lượm ơi!
- Đây là câu cảm thán. Tác giả như theo dõi hành trình đưa thư của Lượm, rồi chết lặng khi thấy nòng súng của kẻ địch hướng về Lượm. Có lẽ, Lượm sẽ chẳng thoát khỏi cái chết.
+ Lượm ơi, còn không?
- Chỉ một câu nhưng lại thành một khổ. Cho thấy dù đã biết sự thật thương tâm, người chú vẫn không thể nào tin được. Đồng thời khẳng định chú bé Lượm vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người, sống mãi cho tổ quốc ta.
+ Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối
- Giặc không thể giết chết đi chú bé lượm hồn nhiên, tinh nghịch của chúng ta. Lượm sẽ mãi sống với thời gian, trường tồn cùng năm tháng.
Từ khóa » Hình ảnh Lượm Hi Sinh
-
Sự Hi Sinh Của Nhân Vật Lượm Trong Bài Thơ Gợi Cho Em Những Suy ...
-
Phân Tích Và Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Hình ảnh Lượm Hi Sinh. - Selfomy
-
A) Nêu Hình ảnh Lượm Trước Khi Hi Sinh.b) Nêu Hình ảnh ... - Hoc24
-
Hình ảnh Lượm Trong Bài Thơ Lượm Gợi Cho Em Cảm Xúc Gì
-
Lượm Hi Sinh Trong Hoàn Cảnh Nào? ở đâu? Hình ảnh “Cháu Nằm ...
-
Nhà Thơ đã Hình Dung Miêu Tả Chuyên đi Liên Lạc Cuối Cùng Và Sự Hi ...
-
Tả Hình ảnh Chú Bé Lượm - Văn 6 (8 Mẫu)
-
Bài Văn Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Tinh Thần Chiến đấu Hy Sinh Của Lượm
-
Hình ảnh Lượm Trong Bài Thơ “Lượm” Gợi Cho Em Cảm Xúc Gì?
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về đoạn Thơ Miêu Tả Cảnh Chiến đấu Hy ...
-
Lượm Hi Sinh Trong Hoàn Cảnh Nào?
-
Top 8 Bài Văn Cảm Nhận Về Nhân Vật Lượm Trong "Lượm" Của Tố ...
-
Soạn Văn 6 Sách Cánh Diều, Bài 7: Lượm