Nhà Thờ Đức Bà – Nơi Nhất định Phải Ghé Thăm Khi đến Sài Gòn

Nội dung chính

  • Vài nét đặc trưng của nhà thờ Đức Bà
  • Tìm hiểu kiến trúc của nhà thờ Đức Bà
    • 1.Tòa thánh đường
    • 2.Các bàn thờ bên trong
    • 3.Tháp chuông của nhà thờ
    • 4.Công viên phía ngoài

Nằm giữa trung tâm quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà đồ sộ với kiến trúc cổ của Pháp, không gian rộng thoáng từ bên ngoài vào đến bên trong thánh đường, đây cũng là một trong những biểu tượng của Sài Gòn, là điểm đến quen thuộc của giới trẻ đất Sài Thành và còn là địa điểm nằm trong danh sách ghé thăm đầu tiên của khách du lịch trong và ngoài  nước khi lần đầu đặt chân đến đây.

Tin liên quan: Du lịch Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà dưới góc ảnh tuyệt mỹ của nhiệp ảnh gia

Nhà thờ Đức Bà HCM dưới góc ảnh tuyệt mỹ của nhiệp ảnh gia

Vài nét đặc trưng của nhà thờ Đức Bà

Kiến trúc pha trộn tinh tế từng nét của nhà thờ Đức Bà

Kiến trúc pha trộn tinh tế từng nét của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà là cách gọi gắn gọn của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn và có tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Kiến trúc của nhà thờ được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư J.Bourard với phong cách kiến trúc Roman pha trộn với phong cách kiến trúc Gothic, bao gồm có thánh đường, tháp chuông và công viên bên ngoài.

Địa chỉ: Số 1, Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

Tìm hiểu kiến trúc của nhà thờ Đức Bà

1.Tòa thánh đường

Tòa thánh đường được thiết kế đặc biệt, có thể chịu tới gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trong. Nội thất bên trong được thiết kế gồm một lòng chính, hai lòng phụ, tiếp đến là 2 dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài của thánh đường là 93m, chiều rộng nhất lên tới 35m, chiều cao của mái vòm là 21m. Với thiết kế này, thánh đường có sức chứa có thể đạt tới 1.200 người.

Thiết kế bên trong tòa thánh đường

Thiết kế bên trong tòa thánh đường

Một góc kiến trúc cổ kính của nhà thờ Đức Bà

Một góc lối kiến trúc nhà thờ Đức Bà cổ kính của nhà thờ Đức Bà quận 1

2.Các bàn thờ bên trong

Các bàn thờ ở bên trong đều được khắc tinh tế bằng đá cẩm thạch nguyên khối. 56 ô cửa kính nhiều màu sắc ghép lại với nhau tạo nên hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gothic tôn nghiêm và trang nhã.

Họa tiết cửa sổ nhiều màu sắc và hình ảnh độc đáo

Họa tiết cửa sổ nhiều màu sắc và hình ảnh độc đáo

Sự giao thoa kiến trúc bên trong nhà thờ Đức Bà

Sự giao thoa kiến trúc bên trong nhà thờ Đức Bà quận 1

3.Tháp chuông của nhà thờ

Tháp chuông tựa như linh hồn của nhà thờ. Thuở sơ khai chỉ có 2 tháp chuông. Vào năm 1895, có tất cả 6 chuông theo 6 âm (đồ, rê, mi, son, la, si) treo trên 2 tháp chuông và hai mái chóp được xây thêm để che 2 gác chuông cao 21m theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes.

Lối cầu thang để đi lên Tháp Chuông

Lối cầu thang để đi lên Tháp Chuông

Một trong số những chuông ở bên trong tháp

Một trong số những chuông ở bên trong tháp

4.Công viên phía ngoài

Công viên là khuôn viên bên ngoài mặt trước tòa thánh đường. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình, do điêu khắc G.Ciocchetti thực hiện vào năm 1959. Bức tượng cao 4.6m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân và đất nước Việt Nam.

Toàn bộ khuôn viên của nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao

Toàn bộ khuôn viên của nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao

Dừng chân chụp ảnh ở nhà thờ Đức Bà HCM

Dừng chân chụp ảnh ở nhà thờ Đức Bà HCM – Một địa điểm du lịch Sài Gòn đẹp

Nhà thờ Đức Bà không chỉ là một kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng mà còn là nhân chứng lịch sử của Sài Gòn. Tồn tại từ những năm kháng chiến chống Pháp, luôn đứng sừng sững chứng kiến mọi biến động, sự thay đổi và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam. Nơi đây luôn luôn thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm.

Tin liên quan: Tham quan Chợ Bến Thành – Nét đặc trưng của Sài Gòn

Từ khóa » Hình Nhà Thờ đức Bà Sài Gòn