Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn Và Những điều Thú Vị Bạn Chưa Biết

Sài Gòn – thành phố lớn và đông dân nhất cả nước – không chỉ mạnh về kinh tế mà còn cả du lịch. Tới đây du khách có thể tham quan nhiều di tích nổi tiếng như Dinh Độc Lập, bảo tàng chứng tích chiến tranh, tháp Bitexco… Nhưng chúng ta không thể không ghé qua nhà thờ Đức Bà nằm hiên ngang ngay giữa trái tim Sài Gòn. Cùng Halo Travel tìm hiểu về ngôi nhà thờ lịch sử này trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Toggle
  • 1. Nhà Thờ Đức Bà tọa lạc ở đâu?
  • 2. Lịch sử của Nhà thờ Đức Bà
  • 3. Những thông tin thú vị về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
    • Một số thông tin về kiến trúc bên ngoài nhà thờ
    • Tòa thánh đường bên trong nhà thờ Đức Bà
    • Những bàn thờ bên trong Nhà thờ Đức Bà
    • Tháp chuông nhà thờ cao đến 57m
    • Công viên bên ngoài Nhà thờ và bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình
  • 4. Đến nhà thờ Đức bà thì có những hoạt động du lịch nào?
    • Tham quan tòa thánh đường
    • Cho bồ câu ăn trước Nhà thờ Đức Bà
    • Thưởng thức cà phê “bệt”, tại sao không?
    • Ăn vặt quanh Nhà thờ Đức Bà
    • Chụp ảnh check in trước cửa nhà thờ

1. Nhà Thờ Đức Bà tọa lạc ở đâu?

Nhà thờ Đức Bà nằm tại số 1 công trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, tp. Hồ Chí Minh. Đây là một vị trí vô cùng đắc địa và được mệnh danh là trái tim của Sài Gòn. Vị trí trung tâm, mặt hướng về đường Nguyễn Du, lưng quay về phố Lê Duẩn và nằm cạnh bưu điện Sài Gòn, công trình này không hề có rào chắn hay khuôn viên bao quanh. Chính vì thế, nó đẹp từ mọi góc cạnh và là điểm nhấn đặc biệt trong không gian đô thị sầm uất nhất cả nước.

nha tho duc ba

Ảnh: @dothuydung969

Có một số tài liệu cho rằng, trước kia, nhà thờ Đức Bà đã được đề xuất xây dựng ở khu Kinh Lớn (nay thuộc đường Nguyễn Huệ) và và góc đường Hai Bà Trưng – Lê Duẩn. Tuy nhiên vị trí hiện tại đã chứng minh rằng việc lựa chọn vô cùng đúng đắn.

kien truc nha tho duc ba

Ảnh: sưu tầm

2. Lịch sử của Nhà thờ Đức Bà

 Nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 19, vào thời thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam. Khi đó thực dân Pháp xây dựng để làm nơi hành lễ cho các tín đồ theo đạo Công giáo của họ. Tiền thân của nhà thờ vốn là một ngôi chùa bị người Việt bỏ hoang, đã được ông cố đạo Lefebvre tiến hành xây dựng. Sau đó dù Đô đốc Bonard có tu sửa lại vào năm 1863 nhưng cũng không tránh bị hư hỏng theo thời gian.

Phải đến tháng 8 năm 1876, công trình này mới chính thức được lưu tâm đặc biệt. Cụ thể Thống đốc Nam kỳ ông Duperré đã tổ chức một cuộc thi thiết kế nhà thờ Đức Bà. Vượt lên 17 tác phẩm dự thi, bản thiết kế kiểu kiến trúc Gothic pha trộn với Roman độc đáo của kiến trúc sư J. Bourard đã được chọn. Sau đó hơn một năm, ngày 7/10/1877 công trình nhanh chóng được thi công và hoàn thành sau 3 năm. Vào tháng 4 năm 1880, sau khi chi ra 2,5 triệu Franc, công trình đã chính thức khai trương và mở cửa đón bà con Công giáo.

viet_catholic lich su nha tho duc ba

Ảnh: viet_catholic

Sau khi tiếp nhận Sài Gòn từ đế quốc Mỹ, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần tu sửa nhà thờ Đức Bà. Hiện nay, nơi đây vẫn là dịp để bà con Công giáo lui tới vào cuối tuần cũng như làm lễ cưới, lễ rửa tội cho các em bé… Ngoài ra, hoạt động du lịch, tham quan nhà thờ diễn ra hết sức sôi nổi, dần dần biến nhà thờ Đức Bà trở thành một biểu tượng của thành phố này.

3. Những thông tin thú vị về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Một số thông tin về kiến trúc bên ngoài nhà thờ

  • Chiều dài: 91m
  • Chiều rộng: 35,5m
  • Vòm mái chính: 21m
  • Hai tháp chuông: 57m
  • Vật liệu: xi măng, đá xanh và gạch trần

 nha tho duc ba

Ảnh: @murilo_andes

Tòa thánh đường bên trong nhà thờ Đức Bà

Với chiều dài 93m, chiều rộng 35m, đây là khu vực rộng lớn nhất nhà thờ. Tòa thánh đường có sức chứa lên tới 1200 người. Thiết kế của tòa thánh gồm một lòng chính và hai lòng phụ. Hai dãy nhà nguyện nằm ở hai bên nhà thờ.

uyenhie ben trong nha tho

Ảnh: @uyenhie

Những bàn thờ bên trong Nhà thờ Đức Bà

Đây là một trong những nét đẹp đặc sắc của nhà thờ. Các bàn thờ đều được làm từ chất liệu đá cẩm thạch nguyên khối. Cùng với đó là 56 ô cửa kính sặc sỡ màu sắc, khắc họa lại hình ảnh các nhân vật và sự kiện trong kinh thánh. Hoa văn trang trí thuần kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc Gothic và Roman càng tôn lên sự trang nghiêm và diễm lệ nơi đây.

  • Halo Travel gợi ý: Top 15 địa điểm du lịch nổi tiếng Sài Gòn

Tháp chuông nhà thờ cao đến 57m

Tháp chuông là một công trình không thể thiếu ở tất cả các nhà thờ trên thế giới. Tuy nhiên, tới năm 1895, tức là sau 15 năm khánh thành, tháp chuông của nhà thờ Đức bà mới được khởi công xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes. Tháp chuông có chiều cao 57m, gồm 6 chiếc chuông theo 6 âm khác nhau và được hoàn thành bởi những nghệ nhân người Pháp.

 nha tho duc ba sai gon

Ảnh: @murilo_andes

Công viên bên ngoài Nhà thờ và bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình

Công viên bên ngoài nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng là nơi được check in nhiều nhất. Tuy không quá rộng lớn, nhưng khuôn viên xanh mướt cộng với bức tượng Đức mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch thu hút rất nhiều khách du lịch.

nha tho duc ba sai gon o dau

Ảnh: sưu tầm

Đừng bỏ qua: Kinh nghiệm đi chợ đêm Bến Thành: mua gì, ăn gì?

4. Đến nhà thờ Đức bà thì có những hoạt động du lịch nào?

Tham quan tòa thánh đường

Sẽ thật thiếu sót nếu tới đây mà chỉ chụp ảnh check in bên ngoài. Hãy mạnh dạn bước chân vào bên trong để chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo và những ô cửa đầy sắc màu. Từ đó các bạn có thể hiểu hơn về văn hóa cũng như lịch sử của tòa thánh này. Chỉ sau một cánh cửa, Sài Gòn hiện lên khác hẳn, rất đẹp, rất tinh xảo và mang đậm hơi thở thời trung cổ tại châu Âu.

Cho bồ câu ăn trước Nhà thờ Đức Bà

Cho bồ câu ăn trước Nhà thờ Đức Bà là một trải nghiệm tựa trời Tây. Tại đây, những chú bồ câu béo múp được thành phố nuôi dưỡng rất thân thiện với con người. Các bạn đừng quên chuẩn bị một ít vụn bánh mì hoặc hạt để tiếp cận và cho những chú bồ câu đáng yêu này nhấm nháp nhé!

nha tho duc ba 8

Ảnh: @dieplinhchau

Thưởng thức cà phê “bệt”, tại sao không?

Cà phê bệt nức tiếng Sài Gòn không ai là không biết tọa lạc tại vườn hoa cạnh nhà thờ Đức Bà. Hãy thử tưởng tượng xem, ngồi trên các bãi cỏ mát lành ngắm nhìn thánh đường uy nghi, tâm trạng bạn sẽ thoải mái tới cỡ nào?

cafe bet o nha tho duc ba

Ảnh: sưu tầm

Ăn vặt quanh Nhà thờ Đức Bà

Những món ăn “street food” quanh khu vực nhà thờ phải nói là đỉnh của chóp. Nào là bánh căn, bánh tráng trộn, súp cua, các loại gỏi, đồ chiên… luôn gây thương nhớ cho các khách du lịch mỗi khi trở về.

sup cua nha tho

Ảnh: sưu tầm

Chụp ảnh check in trước cửa nhà thờ

Với nét kiến trúc độc đáo, màu đỏ gạch của nhà thờ vừa tạo ra sự hoài cổ, vừa uy nghiêm sẽ là một “background” cực đỉnh cho các tấm ảnh thần sầu của bạn. Chắc chắn khi đăng lên mạng xã hội, bạn sẽ nhận được nghìn like từ các tấm ảnh đó cho mà xem.

nha tho sai gon

Ảnh: @iimtrang 

Dạo một vòng quanh nhà thờ Đức Bà, các bạn có thấy thú vị không? Hãy cho Halo Travel biết cảm nhận của các bạn ở phần bình luận dưới đây nhé!

Xem thêm những địa điểm du lịch khác ở Sài Gòn:

  • Dinh Độc Lập để trở về miền lịch sử thiêng liêng
  • Bến Cảng Nhà Rồng – Địa điểm checkin cực HOT 
Rate this post Tagskhám phá Sài Gòn

Từ khóa » đến Nhà Thờ đức Bà