Nhà Thơ Nguyễn Bính - Huyện Vụ Bản

  • Trang Chủ
  • Văn bản chỉ đạo
    • Tuyên truyền phổ biến GDPL
    • Kết luận Thanh tra
  • Thủ tục hành chính
    • Thủ tục thẩm quyền giải quyết cấp huyện
    • Cải cách Thủ tục hành chính
      • QĐ ban hành TTHC
      • Quy trình nội bộ
  • Hỏi đáp
  • Công khai ngân sách
  • Liên hệ
KHI CẦN GIẢI ĐÁP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH - HÃY GỌI NGAY ĐẾN ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỐ ĐT 0228.3821626 - 0888305268!
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Tổ chức Bộ máy
      • Huyện Ủy
      • Hội đồng nhân dân
      • Các Phòng, cơ quan, ngành
      • Ủy ban nhân dân
      • UBND các xã, thị trấn
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy
    • Điều kiện tự nhiên-xã hội
    • Cán bộ tại Bộ phận 01 CỬA huyện
    • SỐ ĐT ĐƯỜNG DÂY NÓNG
    • Danh sách người phát ngôn
    • Danh nhân đất Vụ Bản
    • Truyền thống Lịch sử-Văn hóa Vụ Bản
    • Điểm Du lịch và Cảnh đẹp địa phương
  • Tin tức sự kiện
    • Tin hoạt động
    • Kinh tế - Chính trị
    • Văn hóa - Xã hội
    • Y Tế - Giáo dục
    • An ninh - Quốc phòng
  • Tin từ các đơn vị trực thuộc
    • Tin từ Xã - Thị trấn
    • Tin từ cơ quan phòng ban
  • CÔNG KHAI - THÔNG BÁO CÔNG KHAI
    • Đất đai - Tài nguyên
    • Đấu giá-Đấu thầu
  • Chuyển đổi số
  • Tiếp cận thông tin
    • Danh mục thông tin công khai
    • Đầu mối cung cấp thông tin
    • Giới thiệu Luật tiếp cận thông tin
  • Thông tin-TTĐT
    • Tuyên truyền CCHC - Dịch vụ công
    • Tuyên truyền cải cách TTHC-Dịch vụ công
    • Tuyên truyền về Chuyển đổi số
    • VỀ SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
    • Đề án 06
  • TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GDPL
  • TRUYỀN THÔNG VỀ GIẢM NGHÈO

anh tin bai

anh tin bai Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Liên kết web site
select
  • Xông hơi phòng COVID-19 dưới góc nhìn của chuyên gia hồi sức tích cực hàng đầu Việt Nam
  • Cổng thông tin tỉnh Nam Định
  • BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
  • Báo sài Gòn giải phóng
  • Cổng TTĐT Chính phủ
  • Báo điện tử Chính phủ
  • Ngôi nhà online - Báo chí điện tử
  • Trang liên kết Web Bộ, ngành, các tỉnh, TP
  • Báo Nhân dân
  • Báo Hà Nội mới
  • Thư viện Điện tử-Violet của Phòng GD&ĐT huyện Vụ Bản
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh nhân đất Vụ Bản
22/03/2022 Nhà thơ Nguyễn Bính Lượt xem: 28172 Arial Open Sans Times New Roman Calibri Tahoma

Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.

 Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.

          Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.: Một số tác phẩm:

  • Qua nhà (Yêu đương 1936)
  • Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937)
  • Cô hái mơ (Thơ 2007)
  • Tương tư
  • Chân quê (Thơ 1940)
  • Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài
  • Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài
  • Hương cố nhân (Thơ 1941)
  • Hồn trinh nữ (Thơ 1958)
  • Một nghìn cửa sổ (Thơ 1941)
  • Sao chẳng về đây (Thơ 1941)
  • Người con gái ở lầu hoa (Thơ 1942), 24 bài
  • Mười hai bến nước (Thơ 1942), 12 bài
  • Mây tần (Thơ 1942), 9 bài
  • Bóng giai nhân (Kịch Thơ 1942)
  • Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
  • Ông lão mài gươm (Thơ 1947)
  • Chiến dịch mùa xuân (Thơ, 1949)
  • Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
  • Trả ta về (Thơ 1955)
  • Gửi người vợ miền Nam (Thơ 1955)
  • Trong bóng cờ bay (Truyện Thơ 1957)
  • Nước giếng thơi (Thơ 1957)
  • Tiếng trống đêm xuân (Truyện Thơ 1958)
  • Tình nghĩa đôi ta (Thơ 1960)
  • Cô Son (Chèo cổ 1961)
  • Đêm sao sáng (Thơ 1962)
  • Người lái đò sông Vỹ (Chèo 1964)

Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong năm 1964, 19651966 chưa kịp xuất bản.

Thơ Nguyễn Bính có nhiều bài được phổ nhạc và cũng có nhiều nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ của ông:

1.     Cách xa được Song Ngọc phổ nhạc

2.     Chân quê được Trung Đức phổ nhạc

3.     Chuyện tình hoa mai được Anh Bằng phổ nhạc

4.     Cô hái mơ được Phạm Duy phổ nhạc

5.     Cô lái đò được Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc

6.     Gái xuân được Từ Vũ phổ nhạc

7.     Ghen được Trọng Khương phổ nhạc

8.     Hôn nhau lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc

9.     Hương đồng gió nội được Song Ngọc phổ nhạc

10.                        Khúc hát chiều tà được Lã Văn Cường phổ nhạc

11.                        Lỡ bước sang ngang được Song Ngọc phổ nhạc

12.                        Một lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc

13.                        Mưa xuân được Huy Thục phổ nhạc

14.                        Người hàng xóm được Anh Bằng phổ thành ca khúc Bướm Trắng

15.                        Nhạc xuân được Đức Quỳnh phổ nhạc

16.                        Nụ tầm xuân được Phạm Duy phổ nhạc

17.                        Thoi tơ được Đức Quỳnh phổ nhạc

18.                        Thời trước được Văn Phụng phổ nhạc thành bài Trăng sáng vườn chè

19.                        Tiểu đoàn 307 được Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc

20.                        Viếng hồn trinh nữ được Trịnh Lâm Ngân phổ thành ca khúc Hồn trinh nữ

Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và "cách mạng" mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mịn mà, duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á Đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt là lớp người bình dân, họ thuộc lòng, ngâm nga nhiều nhất. Vì ngoài phần ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, dễ thuộc còn một vấn đề khác khiến thơ ông trường tồn chính là tiếng nói trong thơ ông cũng là tiếng nói của trái tim nhân dân thời đó.

Thơ ông biểu hiện cảnh quê, thắm được tình quê, hồn quê nước Việt với một sắc thái lãng mạn. Người ta gặp trong thơ Nguyễn Bính những hình ảnh bình dị, thân quen: hàng cau, giàn trầu, rặng mùng tơi, cây bưởi, thôn Đoài, thôn Đông,... Tâm sự của người con gái trong Lỡ bước sang ngang của ông cũng là tâm sự của rất nhiều phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó. Hình ảnh những cô thôn nữ trong trắng, những chàng trai quê chất phác luôn được Nguyễn Bính mô tả trong tình yêu lãng mạn nhưng đều dang dở, chua xót đã đi vào lòng độc giả nhiều thế hệ Việt Nam. Nguyễn Bính sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, vì vậy thơ ông càng dễ phổ cập.

Phòng VHTT sưu tầm  và giới thiệu

Chia sẻ Tweet Tin khác
  • Bùi Hạnh Cẩn – Nhà báo, Nhà thơ 22/03/2022 (1561 Lượt xem )
  • Nhà văn Vũ Tú Nam 22/03/2022 (1938 Lượt xem )
  • Nhà thơ Vũ Cao (Tác phẩm nổi tiếng: Núi Đôi) 22/03/2022 (10749 Lượt xem )
  • Nhạc sỹ Văn Ký 22/03/2022 (1409 Lượt xem )
  • Nhạc sỹ Văn Cao 09/03/2022 (13835 Lượt xem )
1 2 3 4 5

Cơ quan thiết lập Cổng TTĐT: UBND huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Địa chỉ: Thị trấn Gôi huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Điện thoại: (0228) 3820021 Fax: (0228) 3821100 Email: ubndhuyenvuban-namdinh@chinhphu.vn Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Khắc Xung - Chủ tịch UBND Huyện.

Vui lòng ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử huyện Vụ Bản" khi phát hành lại thông tin từ website này!

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Hình ảnh Nhà Thơ Nguyễn Bính