Nhà Toán Học Nổi Tiếng Khẳng định đã Giải được Bài Toán Thiên Niên Kỷ

Michael Atiyah - một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới vừa trình bày cách giải giả thuyết Riemann trong một bài giảng vào hôm 24/9. Ông sẽ nhận được giải thưởng trị giá 1 triệu USD nếu bài giải của ông được công nhận.

{keywords}
 Nhà toán học Michael Atiyah khẳng định đã giải được bài toán được đặt ra cách đây 160 năm

Michael Atiyah từng nhận 2 giải thưởng lớn nhất trong lĩnh vực toán học – là giải Fields và giải Abel. Hôm 24/9, ông đã lên sân khấu của Diễn đàn Heidelberg Laureate ở Đức để trình bày công trình nghiên cứu của mình.

Cách giải của Atiyah sẽ cần được các nhà toán học khác xác minh lại, sau đó được xuất bản trước khi nó được chấp nhận hoàn toàn và nhận được giải thưởng từ Viện Toán học Clay của Cambridge.

Giả thuyết Riemann là một trong 7 bài toán thiên niên kỷ chưa được giải đáp của Viện Toán học Clay. Phần thưởng cho mỗi lời giải của những bài toán này lên tới 1 triệu USD.

Vậy giả thuyết Riemann là gì và Atiyah đã giải nó như thế nào?

Giả thuyết Riemann được đặt ra lần đầu tiên bởi Bermhard Riemann vào năm 1859.

Nó cố gắng trả lời một câu hỏi cũ về các số nguyên tố (những số chỉ chia được cho 1 và chính nó). Giả thuyết cho rằng sự phân bố số nguyên tố không phải là ngẫu nhiên, mà có thể đi theo một quy luật được mô tả bằng một phương trình gọi là hàm Riemann zeta.

10.000 tỷ số nguyên tố đã được kiểm tra và phù hợp với phương trình này, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cho thấy tất cả các số nguyên tố đều theo quy luật.

Giải thưởng 1 triệu USD dành cho ai có thể chứng minh được rằng phương trình này áp dụng cho tất cả các số nguyên tố.

Và Atiyah, theo giải thích của ông là đã sử dụng một “phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới” để giải quyết vấn đề. Ông cho rằng mình đã giải được nó.

Markus Possel – nhà vật lý thiên văn học ở Heidelberg, Đức – đã phát trực tiếp bài giảng của Atiyah trên Twitter. Possel cũng giải thích thêm về cách thức giải của Atiyah. Ông viết: “Atiyah nói rằng ông đã sử dụng công trình của John von Neumann và Friedrich Hirzebruch để giúp giải quyết vấn đề”.

Năm 1998, nhà toán học Keith Devlin từng viết rằng: “Nếu hỏi bất cứ nhà toán học chuyên nghiệp nào rằng vấn đề mở, quan trọng nhất trong toàn bộ lĩnh vực này là gì, gần như chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời là “giả thuyết Riemann””.

Nhà toán học Atiyah từng là chủ tịch Hiệp hội Toán học London, Hiệp hội hoàng gia và Hiệp hội hoàng gia Edinburgh.

Hiện tại, Viện Toán học Clay từ chối đưa ra bình luận về lời giải của Atiyah.

Nguyễn Thảo (Theo Bussiness Insider)

Bài toán gốc của thầy Văn Như Cương tại Olympic Toán quốc tế

Bài toán gốc của thầy Văn Như Cương tại Olympic Toán quốc tế

Đoàn Việt Nam đóng góp một đề toán Hình học của thầy Văn Như Cương. Đây là bài toán khó nhất của kỳ thi năm đó, và từng suýt bị loại bỏ.

Bài toán khiến phụ huynh không biết cô giáo chấm đúng hay sai

Bài toán khiến phụ huynh không biết cô giáo chấm đúng hay sai

Bài toán được đăng lên một diễn đàn bồi dưỡng toán tiểu học với câu hỏi "làm như thế này là đúng hay sai?". 

Bài toán 2 đáp án: Chỉ người thông minh mới tìm ra đáp án thứ 2

Bài toán 2 đáp án: Chỉ người thông minh mới tìm ra đáp án thứ 2

Bài toán không khó nhưng ước tính cứ 1.000 người thì chỉ có 1 người thực hiện được yêu cầu của đề bài.

Bài toán bỏ phiếu kín chọn tác phẩm giải nhất

Bài toán bỏ phiếu kín chọn tác phẩm giải nhất

Làm thế nào để chọn được tác phẩm giải nhất trong cuộc thi tạc tượng thần Actêmit cho ngôi đền Ephedơ?

Đáp án bài toán "Ông nội tặng quà"

Đáp án bài toán "Ông nội tặng quà"

Dưới đây là đáp án bài toán "Ông nội tặng quà". Bạn xem mình có tính đúng không nhé.

Từ khóa » Những Người Giải được 7 Bài Toán Thiên Niên Kỷ