Nhà Tù Phú Quốc - Địa Ngục Của Trần Gian - Đông Travel
Có thể bạn quan tâm
Nhà tù Phú Quốc là một điểm đến lịch sử trên đảo ngọc. Đây là trại giam Tù binh Cộng sản nằm tại phường An Thới, phía Nam đảo. Đây là một di tích lịch sử đẫm máu trong chiến tranh Việt Nam, từng giam giữ đến 40.000 tù nhân qua các thời kỳ. Đã có hơn 4.000 người chết và hàng chục ngàn người mang thương tật tàn phế.
1. Nhà tù Phú Quốc qua các giai đoạn lịch sử
Trước khi ghé thăm nhà tù Phú Quốc, hãy cùng Đông Travel tìm hiểu qua thông tin tổng quan về địa điểm du lịch ở Phú Quốc này nhé.
1.1 Thời kỳ Pháp thuộc
Tháng 9/1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Phú Quốc. Hòn đảo này có vị trí quân sự chiến lược, xa đất liền. Vị trí xa các cơ quan báo chí ngôn luận khiến nơi đây trở thành 1 nơi giam giữ tù binh chiến tranh vô cùng phù hợp để chúng dễ bề đàn áp và khai thác. Và như thế, nơi đây trở thành nhà tù lớn nhất Đông Nam Á.
Nhà tù Phú Quốc còn có tên gọi nhà tù Cây Dừa (Nguồn: sparta_trang)
Trại giam cây Dừa (tên gọi của nhà tù Phú Quốc khi đó) có diện tích khoảng 40 ha, chia thành trại A, B, C và D. Quanh nhà tù được bao bọc bởi hàng rào thép gai, phía trên là đèn trần và dây điện ngăn tù nhân trốn ngục.
Năm 1954, nhà tù giam giữ khoảng 14.000 tù nhân. Sau hơn 1 năm bị giam giữ, có 99 tù nhân chết và khoảng 200 người vượt ngục. Đến khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, thực dân Pháp trao trả tù binh cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Xem thêm các kinh nghiệm đi Phú Quốc từ Đông Travel qua bài viết.
1.2 Thời kỳ Mỹ - Ngụy
Cuối năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục xây dựng một trại giam rộng 4ha ở Căng Cây Dừa cũ. Nơi này được đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa hay Nhà lao Cây Dừa. Tổng diện tích trại giam hơn 20000m, chia thành khu vực nhà cho tù nhân nữ, nam và phụ lão.
Đến tháng 1 năm 1956, hơn 600 người tù từ Trung tâm huấn chính Biên Hòa được đưa về đây. Sau này có thêm nhiều tù nhân chính trị cũng giam giữ tại nhà lao này. Những hình thức tra tấn dã man đã được áp dụng lên các tù binh chiến tranh phải kể đến như chuồng cọp kẽm gai, đóng đính vào đầu gối, soi điện, ...
Sau 7 tháng, rất nhiều cuộc vượt ngục đã diễn ra, nhiều tù nhân bị bắn chết lúc đang vượt rào.
Năm 1966, một trại giam 400 ha mới được xây dựng ở An Thới, cách Trại huấn chính Cây Dừa khoảng 2km. Đến năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đưa các tù chính trị ra nhà tù Côn Đảo và xây thêm nhiều nhà tù ở những nơi khác.
Trong giai đoạn Mỹ Ngụy, nhà tù Phú Quốc giam giữ hơn 32000 tù binh. Có khoảng 12000 tù nhân là bộ đội, bộ đội địa phương, có trên 20000 người là dân quân du kích xã, ấp và cán bộ chính trị.
Ngoài ra còn có hơn 2000 sĩ quan, hạ sĩ quan, hơn 100 tù nhân là cán bộ cộng sản có trình độ và trên 200 chi ủy viên. Tháng 5 năm 1969, tù binh vượt ngục thành công tại khu B2.
(Nguồn: alinakuptsova77)
2. 8 hạng mục lịch sử vẫn còn đến nay tại nhà tù Phú Quốc
2.1. Cổng Tiểu đoàn 8 quân cảnh
Cổng Tiểu đoàn 8 quân cảnh được làm từ gạch đặc và lõi trụ sắt, tạo nên hai trụ vuông ở hai bên. Di tích này được phục dựng giống hoàn toàn giống bản gốc.
(Nguồn: alinakuptsova77)
2.2. Nghĩa địa tù binh
Nghĩa địa tù binh có diện tích hơn 20000 m2, nằm cách điểm Phân khu B2 - điểm trại giam khoảng 1 km. Khu nghĩa địa được thiết kế hình tròn, chính giữa có một khối chữ nhật, bên trên là tượng đài có hình một nắm tay. Thể hiện tinh thần anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, của những người anh hùng đã ngã xuống.
(Nguồn: alinakuptsova77)
2.3. Nhà thờ Kiến Văn tại nhà tù Phú Quốc
Nhà thờ Kiến Văn có diện tích hơn 4000 m2. Tuy nhiên hiện giờ chỉ còn là phế tích với vài mảnh tường, nền xi măng và các cột góc tường.
(Nguồn: _ngoenn_)
2.4. Nhà trưng bày bổ sung di tích của nhà tù Phú Quốc
Nhà trưng bày được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Được chia thành 2 phòng với 43 hiện vật và hơn 100 hình ảnh tư liệu. Phòng đầu tiên chứa các hiện vật lịch sử và quá trình hình thành, tồn tại trại giam. Phòng còn lại lưu giữ tư liệu về các hình thức tra tấn của quân địch cũng như cách mà dân tộc ta đã anh dũng, kiên cường chống trả trong thời chiến.
(Nguồn: dvduy90)
2.5. Phân khu B2 trong nhà tù Phú Quốc
(Nguồn: _ngoenn_)
Phân khu B2 hiện đã được phục dựng lại với diện tích hơn 17000 m2. Nơi này bao gồm những hạng mục sau: chòi canh, hàng rào kẽm gai, cổng trại giam, chuồng cọp kẽm gai, nhà bếp, dãy nhà dùng để giam giữ và tra tấn tù binh, phòng biệt giam,...
2.6. Đài tưởng niệm liệt sĩ tại nhà tù Phú Quốc
Đài tưởng niệm liệt sĩ bên đồi Sim có diện tích hơn 12000 m2 và được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Hai bên đài tưởng niệm là biểu tượng hình ngọn sóng màu xanh cao khoảng 5m. Chính giữa là hình khối cao khoảng 2m, được khoét rỗng tạo biểu tượng hình người với ý nghĩa “những con người ra đi từ nơi ấy”.
Đài tưởng niệm liệt sĩ - “những con người ra đi từ nơi ấy” (Nguồn: sưu tầm)
2.7. Cổng Tiểu đoàn 7 quân cảnh
Cổng Tiểu đoàn 7 quân cảnh được phục dựng bằng gạch chỉ đặc và lõi trụ sắt, tạo thành hai trụ vuông ở hai bên. Có chiều cao 4.1m và rộng 0.85m. Bao quanh cổng là tường rào. Cạnh trụ cổng là bảng giới thiệu sơ lược về Tiểu đoàn 7 quân cảnh.
2.8. Cổng và Nhà ban chỉ huy trại giam ở nhà tù Phú Quốc
Hiện nay Cổng và Nhà ban chỉ huy trại giam đã được phục dựng bằng bê tông cốt thép, cửa sổ gỗ và mái lợp tôn. Cánh cổng chính được làm bằng thanh sắt và dây kẽm gai.
(Nguồn: mai_chunie)
3. Hướng dẫn tham quan nhà giam Phú Quốc chi tiết
Toàn bộ diện tích của trại giam Phú Quốc khoảng 400 ha, gồm khoảng 500 ngôi nhà và phân chia thành 12 khu (loại 2 phân khu) và 10 khu (loại 4 phân khu đánh dấu A, B, C, D). Mỗi khu giam giữ khoảng 300 tù nhân.
Chung quanh từng phân khu đều có 4 vọng gác, canh chừng 24/24, kèm theo 10 vọng gác lưu động. Nhà tù Phú Quốc sử dụng đến 10 lớp thép kẽm gai bao bọc chằng chịt. Xung quanh nhà lao hoàn toàn không có cư dân sinh sống, như một khu cách ly tách biệt hẳn với bên ngoài.
Ngày nay, khu B2 tái hiện lại hình ảnh nhà tù Phú Quốc (Nguồn: anna_le._)
Khi đến thăm nhà lao Phú Quốc, du khách sẽ được nghe thuyết minh về cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Đó là cuộc đấu tranh hào hùng, đau thương với đầy màu, nước mắt, thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng của người chiến sĩ Việt Nam.
Ngày nay, phân khu B2 được sử dụng làm nơi tái hiện lại hình ảnh nhà tù Phú Quốc.
Đến đây, du khách sẽ được thuật lại những hình thức tra tấn man rợ mà chính quyền Pháp - Mỹ thực hiện như nhốt tù nhân trong chuồng cọp có kẽm gai phía trên, cát nóng phía dưới. Tàn bạo hơn, chúng còn đóng đinh vào đầu gối, vào trán, soi đèn điện áp cao làm hư ngươi và nhiều hình thức dã man khác.
Các hình thức tra tấn dã man được mô tả tại di tích nhà tù Phú Quốc (Nguồn: anna_le._)
Thế nhưng những đòn tra tấn tàn bạo ấy không bào mòn lòng kiên trung của người chiến sĩ. Bằng tinh thần bất khuất và sự mưu trí, các tù nhân đã áp dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để phân hóa hàng ngũ quân địch.
Kỳ tích nhất là cuộc tẩu thoát của 21 chiến sĩ qua đường hầm tự đào (dài 120m, rộng 60cm) bằng muỗng, cọc sắt, cà mên,... trong 6 tháng ròng rã.
Ngày nay, tham quan nhà tù Phú Quốc là hoạt động thu hút nhiều du khách. Đây cũng là nơi nhiều cựu chiến binh chiến đấu về thăm lại chiến trường xưa, thắp nén nhang để tưởng nhớ những đồng chí đã cùng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc.
4. Ý nghĩa lịch sử của di tích nhà tù Phú Quốc
Di tích nhà tù Phú Quốc được gọi là “địa ngục trần gian”, là nơi diễn ra biết bao nỗi đau kinh hoàng khi dân tộc bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đây là trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam lớn nhất, giam giữ đến 40.000 binh sĩ, tù binh và có khoảng 4.000 người bị giết bởi những nhục hình dã man.
Vào năm 1995, nhà tù được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Theo thời gian, nơi đây trở thành điểm đến tham quan được nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng.
(Nguồn: thanhvannt2002)
5. Các trải nghiệm không nên bỏ lỡ ở khu di tích nhà tù Phú Quốc
5.1. Tận mắt chứng kiến cảnh tra tấn ở phân khu 2 được tái hiện
Đây là địa điểm phục dựng chân thực những cảnh tra tấn tàn khốc và dã man tại nhà tù. Những câu chuyện thời chiến được kể lại bằng chính hình nộm của các binh lính và tù nhân. Du khách khi chứng kiến tái hiện phân cảnh tàn khốc trong thời kỳ dân ta đấu tranh giành độc lập chắc chắn sẽ không khỏi cảm thấy xót xa.
Những hình ảnh bị đánh đập dã man được tái hiện (Nguồn: thanhvannt2002)
(Nguồn: thanhvannt2002)
5.2. Tham quan phòng biệt giam và tra tấn tại nhà tù Phú Quốc
(Nguồn: vuonglam0000)
Phòng biệt giam và tra tấn là nỗi ám ảnh với nhiều chiến sĩ cách mạng thời đó. Bởi tại chính nơi đây, đế quốc thực dân độc ác đã dùng những hình thức tra tấn dã man lên những anh hùng, chiến sĩ của dân tộc ta.
(Nguồn: nhichupanh)
5.3. Tham quan, tìm hiểu các loại hình tra tấn của đế quốc thực dân
Các cựu tù nhân đã kể lại một số nhục hình có ở nhà tù Phú Quốc như:
Chuồng cọp kẽm gai
Nhiều chuồng cọp kẽm gai có kích thước khác nhau để bọn đế quốc thực dân nhốt chiến sĩ của ta. Có loại chuồng cho tù nhân nằm trên đất, có loại khác cho tù nhân nằm trên dây kẽm gai, có loại chuồng mà tù nhân chỉ có thể ngồi khom lưng,... Tất cả tù nhân bị buộc phải cởi trần, dầm mưa dãi nắng suốt nhiều ngày tháng.
Chuồng cọp kẽm gai nhốt tù nhân (Nguồn: alinakuptsova77)
Đóng đinh
Để tra tấn tinh thần và thể xác của tù nhân, bọn binh lính độc ác đã đóng loại đinh 3 phân hoặc 7 phân vào các bộ phận trên cơ thể của tù nhân như đầu gối, đầu, cổ,...
Bẻ răng
Các tù nhân bị bọn binh lính đục răng, bẻ răng bằng búa.
(Nguồn: dunganbi99)
Chảo dầu
Một nhục hình tàn ác khác mà các tù nhân phải chịu là bị bỏ vào bao tải rồi thả vào chảo dầu sôi.
Giặc ngoại xâm áp dụng những hình thức tra tấn man rợ tại nhà tù Phú Quốc (Nguồn: anna_le._)
6. Thông tin tham quan nhà tù Phú Quốc
♦ Địa chỉ: 350 Nguyễn Văn Cừ, xã An Thới, huyện Phú Quốc
♦ Thời gian mở cửa: 8:00 đến 11:30 sáng và 13:30 - 17:00 hằng ngày.
♦ Giá vé: miễn phí, nếu du khách muốn tìm hiểu thêm thông tin về nhà tù thì có thể thuê hướng dẫn viên
♦ Thời gian nên đi: tháng 11 đến tháng 6 là thích hợp vì khí hậu Phú Quốc mùa này mát mẻ và ít mưa
7. Một số lưu ý khi đến tham quan di tích nhà tù Phú Quốc
♦ Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc là nơi diễn ra biết bao đau thương của dân tộc. Nơi này là chốn linh thiêng, trang trọng và rất tôn nghiêm. Du khách đến đây cần mặc đồ lịch sự, kín đáo. Tránh ăn mặc gây ảnh hưởng đến mọi người và không khí trang nghiêm nơi này
♦ Khi tham quan nhà tù, bạn không được tự ý sờ vào hoặc làm ảnh hưởng đến các hiện vật được trưng bày, các đồ đạc có liên quan trong nhà tù.
♦ Du khách có thể mang theo đồ ăn, nước uống. Tuy nhiên cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định, tránh làm ảnh hưởng đến vệ sinh chung của di tích lịch sử.
♦ Ở đây có cửa hàng ăn vặt và một cửa hàng quà tặng. Nếu bạn muốn mua quà kỷ niệm hoặc làm quà tặng cho người thân, bạn bè thì hãy ghé qua
♦ Thông thường, du khách sẽ mất từ 1 - 2 giờ để khám phá nhà tù, bạn nên cân nhắc để sắp xếp lịch trình phù hợp
Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc là nơi lưu lại nỗi đau của ông cha ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Vì thế khi du lịch Phú Quốc, bạn nên dành ít thời gian để ghé thăm nơi này, để hiểu hơn về cái giá mà thế hệ cha ông đã hy sinh để giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc.
Từ khóa » Hình ảnh Nhà Tù
-
NHÀ TÙ PHÚ QUỐC VÀ 5 ĐIỀU LẦM TƯỞNG KHỦNG KHIẾP MÀ ...
-
Nhà Tù Phú Quốc: Tham Quan Di Tích Lịch Sử Hào Hùng ông Cha
-
Nhà Tù Phú Quốc: “địa Ngục Trần Gian” Nên đến 1 Lần Trong đời
-
Nỗi ám ảnh Mang Tên “địa Ngục Trần Gian” ở Phú Quốc - Báo Lao Động
-
Nhà Tù Phú Quốc, Kiên Giang
-
Những Hình ảnh Xúc động Tại Các Nhà Tù ở Côn Đảo
-
Nhà Tù Phú Quốc, Di Tích Lịch Sử Ấn Tượng Tại Đảo Ngọc - Klook
-
Nhà Tù Hỏa Lò - Ghi Dấu Năm Tháng Chiến Tranh Việt Nam - Klook
-
Nhà Tù Phú Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhà Tù Côn Đảo - Chứng Tích 'địa Ngục Trần Gian' - Tiền Phong
-
Nhà Tù Phú Quốc Và Bí Mật Lịch Sử Không Phải Ai Cũng Biết - Go2Joy
-
Di Tích Nhà Tù Hỏa Lò đưa Lịch Sử đến Gần Hơn Với Công Chúng
-
Nhà Tù Phú Lợi – Wikipedia Tiếng Việt