Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Đàn Nguyệt | Đọt Chuối Non
Có thể bạn quan tâm
Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.
Chào các bạn,
Tiếp theo Đàn Đáy, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn Đàn Nguyệt của dân tộc Việt Nam.
Đàn Nguyệt (Nguyệt Cầm), trong miền Nam còn gọi là Đờn Kìm, Vọng Nguyệt Cầm, hay Quân Tử Cầm là nhạc cụ dây gảy của dân tộc Việt. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng được gọi là “Đàn Nguyệt”. Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.
Đàn Nguyệt là cây đàn rất phổ biến dùng để độc tấu, hòa tấu với nhiều ngón chơi độc đáo như ngón nhấn, ngón vê, ngón luyến… Màu âm đàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc. Đàn Nguyệt được sử dụng trong hát Chèo, Chầu Văn, Ca Huế, Đờn Ca Tài Tử và Cải Lương…
Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau:
– Bầu vang: Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.
– Cần đàn (hay Dọc đàn): làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8-11 phím đàn, trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím). Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.
– Đầu đàn: hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.
– Dây đàn: có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ). Cách chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng. Có khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc quãng bảy hay quãng tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng. Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu văn, tài tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác.
Nhìn chung đàn nguyệt có âm sắc trong sáng, ở khoảng âm thấp thì hơi đục. Nó có thể diễn đạt nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng.
Ngày xưa người biểu diễn nuôi móng tay dài để khảy đàn nguyệt, ngày nay miếng khảy đàn đã giữ nhiệm vụ này. Một số kỹ thuật sử dụng tay phải trong đàn nguyệt như sau:
– Ngón phi: lối đánh cổ truyền, không dùng miếng khảy mà sử dụng những ngón tay vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiện quả âm thanh gần giống như ngón vê. Ngón phi có hai cách diễn:
+ Phi lên: thường sử dụng trên một dây đàn, bắt đầu từ ngón út rồi lần lượt những ngón khác hất vào dây đàn.
+ Phi xuống: sử dụng trên cả 1 dây đàn hoặc trên cả 2 dây. Phi xuống là vẫy nhanh các ngón tay vào dây đàn, bắt đầu từ ngón út (có khi bắt đầu từ ngón trỏ) rồi lần lượt những ngón khác khảy dây đàn.
Khi biểu diễn ngón phi người ta dùng 4 ngón tay (không sử dụng ngón tay cái). Nếu đánh bằng miếng khảy đàn họ chỉ sử dụng 3 ngón vì ngón cái và ngón trỏ phải giữ miếng khảy.
– Ngón vê: khảy liên tiếp trên dây đàn. Kỹ thuật này thường dùng trong nhạc hát văn. Cách vê có thể bằng móng tay hay miếng khảy, vê 1 dây hoặc 2 dây đều được.
– Ngón gõ: dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn, mục đích để báo hiệu cho hát, cho các nhạc khí khác hòa tấu hoặc điểm giữa những nhạc cụ, đoạn nhạc hay những lúc các nhạc cụ khác ngưng hoạt động.
– Bịt: làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột. Kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn nguyệt gồm có 12 cách: ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, nhấn luyến, ngón láy, ngón láy rền và ngón láy giật. Trước đây người ta ít sử dụng ngón vuốt, nhưng ngày nay có thể xem nó là kỹ thuật số 9 của tay trái. Kế tiếp là ngón bật dây, âm bội và đánh chồng âm (hợp âm).
Đàn nguyệt được dùng để biểu diễn các thể loại nhạc dân ca của Việt Nam. Trong ban nhạc “Ngũ tuyệt” của nhạc thính phòng cổ truyền thì đàn nguyệt đóng vai trò điều khiển. Bốn nhạc cụ kia trong dàn nhạc gồm có đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam và ống sáo.
Đàn nguyệt cũng giữ vai trò tối trọng yếu trong nhạc chầu văn.
Dân tộc Khmer có Ðàn Chạpet tương tự như Đàn Nguyệt của dân tộc Việt Nam, nhưng cách đánh của họ không có nhấn luyến.
Bài thơ “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh, Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần. Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm! Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh; Lung linh bóng sáng bỗng rung mình Vì nghe nương tử trong câu hát Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời, Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi… Long lanh tiếng sỏi vang vang hận: Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê. Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề Sương bạc làm thinh, khuya nín thở Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
Dưới đây mình có các bài:
– ĐÀN NGUYỆT, nhạc cụ dây của dân tộc Việt – Đàn Nguyệt (Thang âm)
Cùng với 10 clips độc tấu Đàn Nguyệt do những nghệ sĩ ưu tú diễn tấu để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia)
ĐÀN NGUYỆT, nhạc cụ dây của dân tộc Việt
(Theo Giai điệu xanh)
Đàn nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt, xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt. Đàn nguyệt có hai dây, thuộc bộ dây chi gảy của dân tộc Việt. Ngoài tên gọi đàn nguyệt còn có các tên gọi khác là đàn kìm, quân tử cầm, vọng nguyệt cầm. Tên gọi đàn nguyệt do có mặt đàn hình tròn như mặt trăng.
– Đáy đàn và mặt đàn để mộc được làm bằng gỗ nhẹ, xốp, có đường kính khoảng 30 cm.
Trên mặt đàn có gắn ngựa đàn (hay yếm đàn) để mắc dây. Thành đàn (hay còn gọi là hông đàn) làm bằng gỗ cứng thấp khoảng 5 cm – 6 cm, có thể để trơn hay khảm trai. Hộp đàn kín hoàn toàn, không có lỗ thoát âm như đa số các loại đàn dầy gảy khác.
– Cần đàn được làm bằng gỗ cứng (có thể để trơn hay khảm trai), dài khoảng 1m trên có gắn các phím đàn bằng tre với khoảng cách không đều nhau theo thang 5 âm.
– Dây đàn được làm bằng tơ se hay dây nilon. Đàn có hai dây, dây cao (còn gọi là dây ngoài hay dây tang) nhỏ hơn dây trầm (còn gọi là dây trong hay dây tồn).
– Trục lên dây được làm bằng gỗ cứng xuyên qua hai lỗ phía đầu cần đàn.
– Móng gảy đàn thường bằng miếng nhựa hay đồi mồi.
– Đàn nguyệt có nhiều kiểu lên dây khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của tính chất âm nhạc mà quyết định kiểu lên dây nào thích hợp.
Có 3 kiểu lên dây chính:
Dây Bắc: Dây trầm cách dây cao một quãng 5 đúng (Fà-Đô). Dây bắc thích hợp với âm nhạc vui tươi, hùng tráng.
Dây Oán: Dây trầm cách dây cao một quãng 6 đúng (Mì-Đô). Dây oán thích hợp với âm nhạc nghiêm trang, sâu lắng.
Dây Tố Lan: Dây trầm cách dây cao một quãng 7 thứ (Rề-Đô). Dây tố lan thích hợp với âm nhạc dịu dàng, mềm mại.
Âm thanh Ðàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng rất thuận lợi để diễn tả tình cảm sâu lắng. Ðàn Nguyệt có tầm âm rộng hơn hai quãng 8 từ: Ðô1 đến Rê3 (C1 đến D3) nếu dùng ngón nhấn sẽ có thêm hai âm nữa. Tầm âm có thể chia ra 3 khoảng âm với đặc điểm như sau:
– Khoảng âm dưới: tiếng đàn ấm áp, mềm mại, biểu hiện tình cảm trầm lặng, sâu sắc.
– Khoảng âm giữa: là khoảng âm tốt nhất của Ðàn Nguyệt, tiếng đàn thanh thót, vang đều, diễn tả tình cảm vui tươi, linh hoạt.
– Khoảng âm cao: tiếng đàn trong sáng nhưng ít vang.
Tư thế cầm đàn và gẩy đàn
Tư thế ngồi: Có 3 kiểu
+ Ngồi xếp chân trên chiếu + Ngồi vắt chéo chân trên ghế + Ngồi tì gót chân phải vào thang ghế
Cả ba tư thế ngồi trên đều phải tự nhiên, thoải mái, thành đàn phía dưới tì lên đùi phải. Lưng đàn áp sát vào cạnh sườn, nách tì nhẹ lên thành đàn trên. Tay trái đỡ cần đàn, đầu đàn chếch lên phía trên sao cho cao hơn vai một chút.
Tư thế đứng: Tư thế đứng ít dùng hơn tư thế ngồi, thường dùng để vừa đi vừa đàn. Nếu đánh đàn ở tư thế này phải đeo đàn bằng một sợi dây. Cánh tay phải đè vào mặt đàn giữ cho mặt đàn áp sát vào người, tay trái nâng cần đàn chếch lên phía trên.
Cách cầm móng gẩy: Khi đánh đàn, ngón cái và ngón trỏ của tay phải cầm móng gảy, các ngón khác khum lại tự nhiên, nên tránh ngón út duỗi thẳng và tì vào mặt đàn. Khi gẩy không nên đặt móng hờ trên dây vì như vậy tiếng đàn sẽ yếu, tuy vậy cũng không nên để móng quá sâu xuống dây vì tiếng đàn sẽ thô, không gọn và làm mất sự linh hoạt của cổ tay.
Các vị trí gẩy đàn:
+ Nếu vị trí gẩy đàn cách ngựa đàn từ 3 đến 4 cm âm thanh phát ra sẽ có tiếng đanh, sắc nhưng ít vang.
+ Nếu vị trí gẩy đàn cách ngựa đàn từ 8 đến 9 cm tiếng đàn sẽ chắc, đầy đặn và vang.
+ Nếu vị trí gẩy đàn cách ngựa đàn từ 15 đến 17 cm âm thanh phát ra sẽ mềm mại ấm áp nhưng hơi yếu và kém vang.
Cách cầm đàn và bấm dây trên cung đàn: Cây đàn được giữ chắc nhờ kẹp đàn bằng cánh tay phải, tay trái đỡ cần chỉ giúp cho đàn được thăng bằng khi gẩy.
– Đốt thứ nhất của ngón cái dựa vào sống cần đàn, tránh để cần đàn dựa sát vào kẽ tay (giữa ngón cái và ngón trỏ) vì như vậy làm việc di chuyển lên xuống của tay trái gặp trở ngại, không linh hoạt.
– Cánh tay trái để tự nhiên, không áp sát vào cạnh sườn nhưng cũng không để khửu tay khuỳnh ra phía ngoài.
– Ngón tay bấm trên cung đàn phải để khum tự nhiên. Các đầu ngón tay bấm dây xuống cung đàn với mức độ vừa phải. Nếu bầm quá nặng sẽ làm dây căng, tiếng đàn bị chênh cao. Nếu bấm hờ, dây đàn vừa chạm vào vào phím chưa đủ mức, tiếng đàn sẽ rè và yếu.
– Các ngón bấm móng tay phải được cắt ngắn, khi bấm luôn khum tròn và chụm, không để kẽ tay doãng hở làm yếu gân ngón bấm, nhất là khi cần rung và nhấn. Khi gẩy từng tiếng trên dây, ngón bấm không duỗi thẳng vì vậy dễ chạm dây bên cạnh làm trở ngại lúc đánh với tốc độ nhanh. Khi cần chặn hai dây trên cung đàn mới được phép duỗi thẳng ngón để bấm.
Kỹ thuật tay phải
Ngón vê: Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm móng gẩy, các ngón khác khum tròn, cổ tay kết hợp với ngón tay điều khiển móng gẩy đánh xuống, hất lên đều đặn, liên tục trên dây đàn.
Khi vê, đầu móng gẩy không nên dặt quá sâu xuống dây đàn vì như vậy sẽ làm dây đàn đứt quãng không vê được nhanh. Cũng không nên để móng gẩy quá hờ trên dây tiếng đàn phát ra sẽ yếu không vang.
Mặt phẳng của móng gẩy phải để thẳng góc với dây đàn, như vậy mới dễ vê mà không tạo ra tiếng rè tạp âm.
Động tác vê phải mềm mại, dùng cổ tay phối hợp với ngón tay lắc nhẹ tạo ra tiếng đàn thật đều đặn, êm ái.
Những nốt cần vê thường là những nốt có độ dài nửa phách trở lên nếu bài ở tốc độ vừa phải, nốt có độ dài một phách trở lên nếu bài ở tốc độ nhanh.
Ngón gõ: Sử dụng các ngón tay phải gõ vào mặt đàn, thường được sử dụng trong lúc tất cả các nhạc khí đều nghỉ (dấu lặng) hoặc báo hiệu cho hát, cho hòa tấu hoặc điểm giữa các câu nhạc hay đoạn nhạc. Ký hiệu ngón gõ được các vạch chéo (như dấu nhân).
Ngón bịt: Ngón bịt làm cho âm thanh vừa vang lên liền tắt một cách đột ngột tạo thay sự thay đổi màu âm, ngón bịt diễn tả sự u buồn, nghẹn ngào hoặc để chấm dứt một đoạn nhạc. Nếu sử dụng liên tiếp ngón bịt lại tạo hiệu quả khác: biểu lộ sự cứng rắn, dứt khoát.
Có hai cách thể hiện:
– Sử dụng bàn tay hoặc ngón tay vừa gảy chặn ngay dây đàn.
– Sử dụng bàn tay, ở ngang thân ngón út chặn ngang ngựa đàn tạo ra một âm tối, đục tương tự như sử dụng hãm tiếng (Sourdine). Ký hiệu ngón bịt được ghi một chấm nhỏ ngay trên nốt nhạc chỉ âm bịt.
Kỹ thuật tay trái
Ðàn Nguyệt có tám thế bấm, các ngón được ký hiệu như sau : ngón trỏ (số 1), ngón giữa (số 2), ngón áp út (số 3) và ngón út (số 4); trong mỗi thế bấm có thể dùng 3 ngón tay (1, 2, 3) để bấm và cả ngón số 4 nữa. Mỗi nốt có thể bấm bằng một ngón, tuy nhiên khoảng cách giữa mỗi phím Ðàn Nguyệt hơi rộng ở đầu đàn nên có thể sử dụng cả hai ngón bấm trên một phím khi thể hiện các kỹ thuật nhấn, nhấn luyến. Khi bấm đàn, ngón tay trái luôn thẳng góc với dây đàn, bấm đầu ngón tay và không gãy ngón.
Ngón rung: Là ngón tạo độ ngân dài của tiếng đàn và làm tiếng đàn mềm đi ở những âm cao, âm thanh đỡ khô khan, tình cảm hơn. Dây buông cũng rung được bằng cách nhấn nhẹ ở đoạn dây sát dưới trục dây (giữa trục dây và sơn khẩu : sơn khẩu là hàng răng để dây đàn chạy luồn qua, đặt ngay ở đầu cần đàn). Ngón rung có thể ghi trên nốt nhạc hoặc không ghi tùy theo sự diễn tấu của nghệ sĩ.
Ngón nhấn: Ngón nhấn là bấm và ấn mạnh trên dây đàn làm cho tiếng đàn cao lên, có nhiều cách thực hiện ngón nhấn.
– Các âm không có trong hệ thống cung phím của Ðàn Nguyệt: muốn có âm đó, nghệ sĩ phải mượn cung phím có âm thấp hơn âm định đánh, nhấn mạnh ngón tay vào cung phím đó làm dây đàn căng lên một độ nhất định, khi tay phải gảy âm muốn có đó. Cung phím ấy gọi là cung mượn.
– Các âm có sẵn trong hệ thống cung phím: để phát huy hiệu quả diễn tấu nghệ sĩ không bấm vào cung phím chính mà bấm vào cung phím thấp hơn, nhấn lên rồi mới gảy.
Ngón nhấn luyến: là ngón độc đáo của Ðàn Nguyệt nên được sử dụng nhiều, Ðàn Nguyệt với phím đàn cao, phím này cách phím kia xa, dây đàn bằng nylông mềm mại và chùng nên dễ dàng sử dụng ngón nhấn luyến. Ngón nhấn luyến tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn luyến tay phải chỉ gảy một lần, ký hiệu ngón nhấn luyến là mũi tên đi vòng lên hay vòng xuống đặt từ nốt nhấn đến nốt được nhấn tới. Có hai cách nhấn luyến
– Nhấn luyến lên: nghệ sĩ bấm một cung phím nào đó, tay phải gảy dây, tiếng đàn ngân lên, ngón tay trái đang bấm cung phím đó lại nhấn xuống cho dây đàn căng lên nhiều hay ít tùy theo ý muốn của nghệ sĩ. Ngón nhấn luyến lên có thể trong vòng từ quãng hai đến quãng bốn. Ðối với những âm ở dưới cần đàn xa đầu đàn quãng âm nhấn luyến càng hẹp hơn.
– Nhấn luyến xuống: nghệ sĩ bấm và nhấn dây ở một phím nào đó rồi mới gảy, vừa gảy ngón tay nới dần ra nhưng không nhấc khỏi cung phím để sau khi nghe âm thứ nhất, còn nghe được âm thanh thứ hai thấp hơn âm thứ nhất. Âm thứ hai không do gảy mà do bấm nhấn luyến xuống, đối với âm luyến lên và âm luyến xuống không nên sử dụng liên tục với nhau vì khó đánh chuẩn xác.
Ngón nhún: Đây là cách nhấn liên tục trên một cung phím nào đó, nhấn nhiều hay ít, nhanh hoặc chậm tùy theo tính chất tình cảm của đoạn nhạc. Nhấn dài hay ngắn tùy theo trường độ của nốt nhạc, nốt nhấn láy làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung) rồi trở lại độ cao cũ nghe như làn sóng. Ký hiệu nốt nhún chữ M hoa trên chùm vòng cung đặt trên nốt nhạc.
Ngón nhún là kỹ thuật thường sử dụng ở Ðàn Nguyệt, ngón nhún làm cho âm thanh mềm hơn, tình cảm hơn. Ở những âm cao tiếng Ðàn Nguyệt hơi đanh, khô nên cần sử dụng kỹ thuật ngón nhún cho những nốt có trường độ vừa phải, không ngân dài, chỉ nên từ một đến hai phách với tốc độ vừa phải.
Ngón vỗ: Thường dùng ngón 1 bấm cung phím, tay phải gảy đàn, khi âm thanh vừa phát lên sử dụng ngón 2 hoặc cả hai ngón 2 và ngón 3 vỗ vào dây trên cùng một cung phím liền bậc ngay ở dưới cần đàn, âm mới sẽ cao hơn âm chính một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung). Âm thanh ngón láy nghe gần như tiếng nấc, diễn tả tình cảm xao xuyến. Ký hiệu ngón láy chữ “M” đặt trên nốt nhạc.
Ngón chụp: Tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao) âm thanh từ cung phím này vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động. Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. Ký hiệu ngón chụp dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc.
Ngón láy rền: Là tăng cường động tác của ngón láy cho nhanh và nhiều hơn với sự phối hợp vê dây của tay phải. Ký hiệu ngón láy rền sử dụng chữ tắt của trille và hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt nhạc (nếu là nốt tròn) hay trên đuôi nốt nhạc.
Ngón giật: Ngón giật là cách nhấn trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất âm thanh khác: âm được nhấn tới vừa vang lên liền bị tắt ngay một cách đột ngột, âm thanh tiếng giật nghe như tiếng nấc, diễn tả tình cảm day dứt, thương nhớ. Ký hiệu là dùng ký hiệu của ngón nhấn luyến nhưng nốt nhạc sau phải viết nhỏ và có gạch chéo trên đuôi.
– Ngón tay trái bấm lên một cung phím, tay phải gảy dây, sau khi phát ra một âm ngón bấm tay trái nhấn mạnh đột ngột làm âm thanh cao lên một độ nào đó.
– Làm như trên, nhưng sau khi ngón tay trái bấm rồi lại nới ra ngay làm cho âm thanh trở lại như cũ.
Ngón vuốt: Ngón vuốt là dùng ngón tay trái vuốt đi lên hay đi xuống theo chiều dọc của dây trong khi tay phải chỉ gảy một lần hay kết hợp với ngón vê hay ngón phi. Ký hiệu của ngón vuốt là dấu gạch nối giữa các nốt nhạc. Có 3 loại vuốt
Vuốt lên: vuốt từ âm thấp lên âm cao.
Vuốt xuống: vuốt từ âm cao xuống một âm thấp.
Vuốt tự do: có 2 cách
* Vuốt từ một âm chỉ định lên bất cứ âm nào (thường không quá quãng 5) * Vuốt từ một âm chỉ định xuống bất cứ âm nào (thường chỉ nên vuốt xuống quãng 4)
Vuốt lên âm thanh nghe rõ hơn vuốt xuống, vuốt nhanh âm thanh nghe rõ hơn vuốt chậm.
Ngón bật dây: Tay trái, ngón trỏ hay ngón giữa bấm vào một cung phím nào đó, kế tiếp dùng tay khác gảy vào dây ở ngay dưới ngón tay đang bấm để phát ra âm thanh.
Bật dây buông: sử dụng bất cứ ngón tay trái nào bật một trong hai dây buông, hay cả hai dây một lúc, ngón bật dây chỉ nên viết trong trường hợp độc tấu, không nên đưa vào bài nhạc có tốc độ nhanh hoặc nốt nhạc ở phách mạnh.
Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó.
Vị trí Ðàn Nguyệt trong các Dàn nhạc
Miền Bắc Ðàn Nguyệt được sử dụng trong Hát Chèo, Hát Chầu Văn, ở miền Trung Ðàn Nguyệt gắn bó với Ca Huế và ở miền Nam Ðàn Nguyệt thường gọi là Ðàn Kìm sử dụng trong các dàn nhạc Tài Tử và Cải Lương. Ðàn Nguyệt còn tham gia nhiều Dàn nhạc Dân tộc khác như Dàn nhạc Bát âm, Dàn nhạc Lễ… khi đệm cho Hát Chầu Văn chỉ cần một cây Ðàn Nguyệt cùng với hai nhạc khí gõ…
BỐN DÂY NGUYỆT CẦM
(Trúc Minh)
Chỉ một đêm ngồi hầu chuyện học được bao nhiêu là thứ hay. Nhân dịp cây đàn Nguyệt 4 dây, mấy anh chỉ cho về xem phim “Mê Thảo, thời vang bóng” có cảnh đàn Nguyệt cầm đệm hát cho ca nương theo kiểu miền Bắc. Tiếng ca chưa dứt, người nghệ sĩ đã tắt hơi mà chết với mấy đầu ngón tay nhỏ máu.
Đàn Nguyệt là loại có phím cao và gắn thưa, bàn tay trái có thể nhấn, luyến, rung từng chữ nhạc. Hiện không ai khẳng định được vì sao khoảng 100 năm nay người ta lại bỏ bớt 2 dây của đàn Nguyệt đi, chỉ có thể đoán chừng đó là một sự cải biên, một chuyện bình thường trong cuộc sống. Xem những hình ảnh trên tranh tố nữ, hoặc các bản vẽ, bản khắc từ xưa vẫn thấy cây đàn tròn như mặt trăng, có 4 dây 4 trục. Hôm rồi Thầy trò có đi lên thư viện Tổng hợp TpHCM chơi, tình cờ thấy bức tranh sơn mài của danh họa Nguyễn Gia Trí, tên là “Hoài niệm xứ Bắc”, cây Nguyệt cầm sơn mài lộng lẫy trong tranh của ông có 4 trục. Đàn Nguyệt cầm mới bây giờ vẫn có 4 trục nhưng chỉ xỏ hai dây, một số tác giả cho rằng 2 trục thừa ra là để đàn “đẹp và cân đối”. Thậm hai trục “trang trí” còn được bỏ đi, hẳn người ta cũng thấy được sự thừa thãi vô lý đó.
Nhưng tại sao cần phải quay trở lại cây đàn Nguyệt cầm 4 dây? Có phải cái gì cổ là tốt? Lý do gì mà người ta bỏ đi 2 dây của đàn Nguyệt? Kỹ thuật của hai thứ đàn có gì khác nhau? Bây giờ còn nghệ nhân nào dạy không?
Có lẽ là duyên phận và vận may, mình đã thử cây Nguyệt cầm 4 dây phục dựng. Chỉ có thể nói cảm giác ban đầu là uy lực của tiếng đàn mạnh mẽ hơn rất nhiều, xứng danh là cây đàn giữ lòng bản khi hoà tấu nhạc cụ dân tộc. Nghe tiếng đàn Nguyệt, hiểu được thế nào là “Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”…
Đàn 4 dây đã có rồi, bây giờ còn phải tìm dây tơ mắc vào cho đúng điệu người xưa chứ không dùng dây nilon nữa. Bữa ngồi hỏi vui Thầy: có khi nào người ta “cải tiến” cây đàn Nguyệt rồi, mà bây giờ thầy trò mình “cải lùi” không. Hỏi xong mới thấy mình dở hơi. Chỉ có một cách để biết mình đi đúng đường hay không, là phải làm đã.
Đàn Nguyệt
I. Giới thiệu sơ lược:
Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy của Dân tộc Việt còn gọi là Ðàn Kìm, Ðàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm vì mặt đàn hình tròn như mặt trăng rằm nên gọi là Ðàn Nguyệt. Ðàn Nguyệt với nhiều ngón kỹ thuật độc đáo như nhấn, luyến, vê… có nhiều khả năng độc tấu và hòa tấu. Ðàn Nguyệt rất phổ biến từ Bắc đến Nam, dễ dàng sử dụng và hợp với tiếng nói của Dân tộc.
II. Xếp loại:
Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn) khác với Ðàn Nguyệt của Trung Quốc ở chỗ Ðàn Nguyệt Việt Nam có dọc đàn dài hơn và hàng phím cao. Ðàn Nguyệt có 8 phím, sau này gắn thêm 2 phím là 10 phím theo hệ thống âm nhạc ngũ cung.
III. Hình thức cấu tạo:
1- Thùng đàn: hình tròn dẹt, đường kính 36cm.
2- Mặt đàn: mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, thành đàn thấp khoảng 6cm làm bằng gỗ cứng, đáy đàn bịt gỗ không có lỗ thoát âm, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn, đồng thời là ngựa đàn còn gọi là cái thú.
3- Dọc đàn (cần đàn): dài 100cm làm bằng gỗ cứng, có gắn 7 phím đàn, còn 3 phím gắn trên mặt đàn. Các phím đàn cao, gắn cách xa nhau với khoảng cách không đều nhau, đầu Ðàn Nguyệt hơi ngã về phía sau.
4- Dây đàn: dây đàn có hai dây bằng tơ se, một to, một nhỏ, nay thay bằng nylông, thường lên dây cách nhau một quãng năm đúng và tùy theo giọng từng bài.
5- Bộ phận lên dây: có 4 trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn của đầu đàn để lên dây, nhưng chỉ dùng hai trục để mắc và lên dây đàn. Sự hiện diện của 4 trục chứng tỏ rằng khởi thủy Ðàn Nguyệt là có hai dây kép (Ðàn Song Vận), về sau do nhấn không thuận tiện nên người ta bỏ bớt hai dây (kép) chỉ để một dây. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.
6- Phím gảy đàn: ngày xưa nghệ nhân gảy đàn bằng móng tay dài của mình, ngày nay đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, phi và đặc biệt là ngón vê…kể cả những âm ngắn tạo không khí rộn ràng sôi nổi.
Vị trí nốt trên dọc (cần đàn) (Thực âm ghi so với thực tế thấp hơn 1 quãng 8)
Ðàn Nguyệt lên Dây Oán (hò tư) là G – C hoặc D – G Dây Bắc
Dây Oán
Dây Tố lan
IV. Màu âm, Tầm âm:
Màu âm Ðàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng rất thuận lợi để diễn tả tình cảm sâu lắng. Ðàn Nguyệt có tầm âm rộng hơn hai quãng 8 từ: Ðô1 đến Rê3 (c1 đến d3) nếu dùng ngón nhấn sẽ có thêm hai âm nữa. Tầm âm có thể chia ra 3 khoảng âm với đặc điểm như sau: Khoảng âm dưới: tiếng đàn ấm áp, mềm mại, biểu hiện tình cảm trầm lặng, sâu sắc. Khoảng âm giữa: là khoảng âm tốt nhất của Ðàn Nguyệt, tiếng đàn thanh thót, vang đều, diễn tả tình cảm vui tươi, linh hoạt. Khoảng âm cao: tiếng đàn trong sáng nhưng ít vang.
Ví dụ: (105-23)
V. Kỹ thuật diễn tấu:
Tư thế ngồi và cách gảy đàn:
Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu Ngồi thẳng: nghệ nhân đàn ngồi trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay, cần nghiêng khoảng 60o với thân người. Ðứng: đàn được đeo vào vai bằng dây, nghệ nhân đàn với tư thế đứng.
Kỹ thuật tay phải
Gảy đàn: Từ thời xưa, các nghệ sĩ biểu diễn thường nuôi móng tay dài để gảy đàn, ngày nay người ta sử dụng miếng gảy (mediato) để đàn. Ðộng tác cơ bản của tay phải là gảy xuống và hất lên được ký hiệu như sau:
a. Gảy xuống: (chữ U ngược trên nốt) b- Hất lên: (chữ V hoa trên nốt). Tuy nhiên thực tế trong các bản nhạc, động tác gảy và hất không nhất thiết phải ghi mà do nghệ sĩ diễn tấu tự xử lý.
Ví dụ: (106-25)
Ngón phi: ngón phi là lối đánh cổ truyền, nghệ nhân không sử dụng miếng gảy mà sử dụng các ngón tay của bàn tay mặt, hiệu quả của ngón phi gần như ngón vê, có hai lối phi:
a- Phi xuống: là lối phi cổ truyền thường đánh trên một dây hoặc hai dây, phi xuống là vẩy nhanh các ngón tay, bắt đầu từ ngón út hoặc ngón trỏ rồi lần lượt đến các ngón tay kế tiếp.
b- Phi lên: thường đánh trên một dây, bắt đầu từ ngón tay út rồi lần lượt đến các ngón kế tiếp hất vào dây đàn. Thông thường ngón phi sử dụng 4 ngón tay của bàn tay mặt, ngón tay cái không sử dụng, nếu nghệ nhân cầm miếng gảy bằng ngón cái và ngón trỏ, thì trong kỹ thuật phi chỉ sử dụng 3 ngón tay còn lại.
Trong trường hợp nét nhạc ở cao trào, để thay đổi sắc thái âm thanh có thể sử dụng ngón phi.
Ví dụ (107-14)
Ngón vê: ngón vê là gảy liên tiếp lên dây đàn, thường được sử dụng trong Hát Chầu văn, có thể vê bằng miếng gảy hoặc bằng ngón tay và vê trên một dây hoặc hai dây. Ngón vê thể hiện tính chất dồn dập, sôi nổi và có thể vê trên nốt ngân dài hoặc ngắn, giống như kỹ thuật Trémolo của đàn Mandoline.
Ký hiệu ngón vê: hai hoặc ba gạch chéo trên hoặc dưới nốt nhạc.
Ví dụ: (108-6)
Ví dụ: (109-5)
Ngón gõ: sử dụng các ngón tay phải gõ vào mặt đàn, thường được sử dụng trong lúc tất cả các nhạc khí đều nghỉ (dấu lặng) hoặc báo hiệu cho hát, cho hòa tấu hoặc điểm giữa các câu nhạc hay đoạn nhạc. Ký hiệu ngón gõ được các vạch chéo (như dấu nhân).
Ví dụ: (110-26)
Ngón bịt: ngón bịt làm cho âm thanh vừa vang lên liền tắt một cách đột ngột tạo thay sự thay đổi màu âm, ngón bịt diễn tả sự u buồn, nghẹn ngào hoặc để chấm dứt một đoạn nhạc. Nếu sử dụng liên tiếp ngón bịt lại tạo hiệu quả khác: biểu lộ sự cứng rắn, dứt khoát.
Có hai cách thể hiện:
a- Sử dụng bàn tay hoặc ngón tay vừa gảy chặn ngay dây đàn.
b- Sử dụng bàn tay, ở ngang thân ngón út chặn ngang ngựa đàn tạo ra một âm tối, đục tương tự như sử dụng hãm tiếng (Sourdine). Ký hiệu ngón bịt được ghi một chấm nhỏ ngay trên nốt nhạc chỉ âm bịt.
Ví dụ (111-15)
KỸ THUẬT TAY TRÁI
Ðàn Nguyệt có tám thế bấm, các ngón được ký hiệu như sau: ngón trỏ: (số 1), ngón giữa: (số 2), ngón áp út: (số 3), và ngón út: (số 4); trong mỗi thế bấm có thể dùng 3 ngón tay (1, 2, 3) để bấm và cả ngón số 4 nữa. Mỗi nốt có thể bấm bằng một ngón, tuy nhiên khoảng cách giữa mỗi phím Ðàn Nguyệt hơi rộng ở đầu đàn nên có thể sử dụng cả hai ngón bấm trên một phím khi thể hiện các kỹ thuật nhấn, nhấn luyến. Khi bấm đàn, ngón tay trái luôn thẳng góc với dây đàn, bấm đầu ngón tay và không gãy ngón.
Ngón rung: là ngón tạo độ ngân dài của tiếng đàn và làm tiếng đàn mềm đi ở những âm cao, âm thanh đỡkhô khan, tình cảm hơn. Dây buông cũng rung được bằng cách nhấn nhẹ ở đoạn dây sát dưới trục dây (giữa trục dây và sơn khẩu: sơn khẩu là hàng răng để dây đàn chạy luồn qua, đặt ngay ở đầu cần đàn). Ngón rung có thể ghi trên nốt nhạc hoặc không ghi tùy theo sự diễn tấu của nghệ nhân.
Ví dụ: (112-7)
Ngón nhấn: ngón nhấn là bấm và ấn mạnh trên dây đàn làm cho tiếng đàn cao lên, có nhiều cách thực hiện ngón nhấn: a-Các âm không có trong hệ thống cung phím của Ðàn Nguyệt: muốn có âm đó, nghệ nhân phải mượn cung phím có âm thấp hơn âm định đánh, nhấn mạnh ngón tay vào cung phím đó làm dây đàn căng lên một độ nhất định, khi tay phải gảy âm muốn có đó. Cung phím ấy gọi là cung mượn.
Ví dụ: (113-27)
b- Các âm có sẵn trong hệ thống cung phím: để phát huy hiệu quả diễn tấu nghệ nhân không bấm vào cung phím chính mà bấm vào cung phím thấp hơn, nhấn lên rồi mới gảy.
Ví dụ: (114-28)
Ngón nhấn luyến: là ngón độc đáo của Ðàn Nguyệt nên được sử dụng nhiều, Ðàn Nguyệt với phím đàn cao, phím nầy cách phím kia xa, dây đàn bằng nylông mềm mại và chùng nên dễ dàng sử dụng ngón nhấn luyến. Ngón nhấn luyến tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn luyến tay phải chỉ gảy một lần, ký hiệu ngón nhấn luyến là mũi tên đi vòng lên hay vòng xuống đặt từ nốt nhấn đến nốt được nhấn tới, có hai cách nhấn luyến:
a- Nhấn luyến lên: nghệ nhân bấm một cung phím nào đó, tay phải gảy dây, tiếng đàn ngân lên, ngón tay trái đang bấm cung phím đó lại nhấn xuống cho dây đàn căng lên nhiều hay ít tùy theo ý muốn của nghệ nhân. Ngón nhấn luyến lên có thể trong vòng từ quãng hai đến quãng bốn. Ðối với những âm ở dưới dọc (cần đàn) xa đầu đàn quãng âm nhấn luyến càng hẹp hơn.
b- Nhấn luyến xuống: nghệ nhân bấm và nhấn dây ở một phím nào đó rồi mới gảy, vừa gảy ngón tay nới dần ra nhưng không nhấc khỏi cung phím để sau khi nghe âm thứ nhất, còn nghe được âm thanh thứ hai thấp hơn âm thứ nhất. Âm thứ hai nầy không do gảy mà do bấm nhấn luyến xuống, đối với âm luyến lên và âm luyến xuống không nên sử dụng liên tục với nhau vì khó đánh chuẩn xác.
Ví dụ: (115-11)
Ngón nhún: đây là cách nhấn liên tục trên một cung phím nào đó, nhấn nhiều hay ít, nhanh hoặc chậm tùy theo tính chất tình cảm của đoạn nhạc. Nhấn dài hay ngắn tùy theo trường độ của nốt nhạc, nốt nhấn láy làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung) rồi trở lại độ cao cũ nghe như làn sóng. Ký hiệu nốt nhún: chữ M hoa trên chùm vòng cung đặt trên nốt nhạc.
Ví dụ (116-29)
Ngón nhún là kỹ thuật thường sử dụng ở Ðàn Nguyệt, ngón nhún làm cho âm thanh mềm hơn, tình cảm hơn. Ở những âm cao tiếng Ðàn Nguyệt hơi đanh, khô nên cần sử dụng kỹ thuật ngón nhún cho những nốt có trường độ vừa phải, không ngân dài, chỉ nên từ một đến hai phách với tốc độ vừa phải.
Ngón vỗ: thường dùng ngón 1 bấm cung phím, tay phải gảy đàn, khi âm thanh vừa phát lên sử dụng ngón 2 hoặc cả hai ngón 2 và ngón 3 vỗ vào dây trên cùng một cung phím liền bậc ngay ở dưới cần đàn, âm mới nầy sẽ cao hơn âm chính một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung). Âm thanh ngón láy nghe gần như tiếng nấc, diễn tả tình cảm xao xuyến. Ký hiệu ngón láy: chữ “M” đặt trên nốt nhạc.
Ví dụ: (117-30) Ngón láy (hò tư)
Ngón chụp: tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động. Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. Ký hiệu ngón chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc.
* lên: là bấm vào cung phím có âm thấp hơn và nhấn lên trên.
Ví dụ: (118-8)
* xuống: là bấm vào cung phím có âm cao hơn nhã ra vào âm thấp.
Ví dụ: (119-9)
Ngón láy rền: là tăng cường động tác của ngón láy cho nhanh và nhiều hơn với sự phối hợp vê dây của tay phải. Ký hiệu ngón láy rền: sử dụng chữ tắt của trille và hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt nhạc (nếu là nốt tròn) hay trên đuôi nốt nhạc.
Ví dụ (120-31)
Ngón giật: là cách nhấn trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất âm thanh khác: âm được nhấn tới vừa vang lên liền bị tắt ngay một cách đột ngột, âm thanh tiếng giật nghe như tiếng nấc, diễn tả tình cảm day dứt, thương nhớ. Ký hiệu là dùng ký hiệu của ngón nhấn luyến nhưng nốt nhạc sau phải viết nhỏ và có gạch chéo trên đuôi.
Ví dụ (121-13)
a) Ngón tay trái bấm lên một cung phím, tay phải gảy dây, sau khi phát ra một âm ngón bấm tay trái nhấn mạnh đột ngột làm âm thanh cao lên một độ nào đó.
b) Làm như trên, nhưng sau khi ngón tay trái bấm rồi lại nới ra ngay làm cho âm thanh trở lại như cũ. Ngón vuốt: ngón vuốt là dùng ngón tay trái vuốt đi lên hay đi xuống theo chiều dọc của dây trong khi tay phải chỉ gảy một lần hay kết hợp với ngón vê hay ngón phi. Ký hiệu của ngón vuốt là dấu gạch nối giữa các nốt nhạc, có 3 loại vuốt:
1. Vuốt lên: vuốt từ âm thấp lên âm cao.
2. Vuốt xuống: vuốt từ âm cao xuống một âm thấp.
Ví dụ: (122-10)
3. Vuốt tự do: có 2 cách:
* Vuốt từ một âm chỉ định lên bất cứ âm nào (thường không quá quãng 5) * Vuốt từ một âm chỉ định xuống bất cứ âm nào (thường chỉ nên vuốt xuống quãng 4)
Vuốt lên âm thanh nghe rõ hơn vuốt xuống, vuốt nhanh âm thanh nghe rõ hơn vuốt chậm.
Ngón bật dây: tay trái, ngón trỏ hay ngón giữa bấm vào một cung phím nào đó, kế tiếp dùng tay khác gảy vào dây ở ngay dưới ngón tay đang bấm để phát ra âm thanh.
Ví dụ: (123-32)
Bật dây buông: sử dụng bất cứ ngón tay trái nào bật một trong hai dây buông, hay cả hai dây một lúc, ngón bật dây chỉ nên viết trong trường hợp độc tấu, không nên đưa vào bài nhạc có tốc độ nhanh hoặc nốt nhạc ở phách mạnh.
Ví dụ: (124-33)
Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó.
Ví dụ (125-16)
Ví dụ (126-17)
Ví dụ (127-18)
Ví dụ (128-19)
Ví dụ (129-20)
Ví dụ (130-21)
Ví dụ (131-22)
VI. Vị trí Ðàn Nguyệt trong các Dàn nhạc:
Ở miền Bắc Ðàn Nguyệt được sử dụng trong Hát Chèo, Hát Chầu Văn, ở miền Trung Ðàn Nguyệt gắn bó với Ca Huế và ở miền Nam Ðàn Nguyệt thường gọi là Ðàn Kìm sử dụng trong các dàn nhạc Tài Tử và Cải Lương. Ðàn Nguyệt còn tham gia nhiều Dàn nhạc Dân tộc khác như : Dàn nhạc Bát âm, Dàn nhạc Lễ… khi đệm cho Hát Chầu Văn chỉ cần một cây Ðàn Nguyệt cùng với hai nhạc khí gõ…
VII. Những nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á:
Tương tự như Ðàn Nguyệt ở Campuchia có Ðàn Chạpet, nhưng cách đánh không có nhấn luyến.
oOo
Độc tấu đàn nguyệt – TRĂNG RẰM – NSUT Cổ Huy Hùng: https://www.youtube.com/watch?v=5PIoozG9z90
Chung một niềm tin – Xuân Khải:
Độc tấu đàn nguyêt – TỨ ĐẠI CẢNH – NSUT Cổ Huy Hùng: https://www.youtube.com/watch?v=3FSEWyOJ7GQ
Độc tấu Đàn Nguyệt – Cảm xúc quê hương – Mai Thanh Sơn:
Độc tấu đàn nguyệt – XÀNG XÊ – NSUT Cổ Huy Hùng: https://www.youtube.com/watch?v=JKxERfoNGR0
Độc tấu Đàn Nguyệt – Tình Quê Hương: https://www.youtube.com/watch?v=7dcX805GRFM
Độc tấu Đàn Nguyệt – Tiếng đàn trên sông:
Độc tấu Đàn Nguyệt – Nắng Chiều:
Hòa Mã – Mở đầu với bài thơ Tống Biệt (Thơ Tản Đà) – NSND Thanh Hoài hát và NSƯT Thao Giang đánh đàn nguyệt, phim “Mê Thảo Thời Vang Bóng”: https://www.youtube.com/watch?v=F6Y-StmYOrU
Nhạc cụ dân tộc – Dàn nhạc nhà hát chèo (độc tấu Đàn Nguyệt bắt đầu ở phút 16:21): https://www.youtube.com/watch?v=knUUuLp1rPg
Mời các bạn vào link dưới đây để thưởng thức:
Điệu Dọc Cờn Xá (Độc Tấu Đàn Nguyệt) – V.A.
Share this:
- More
Related
Từ khóa » đàn Nguyệt Có Mấy Giây
-
Đàn Nguyệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đàn Nguyệt - Wikipedia
-
Tìm Hiểu Về đàn Nguyệt: Nhạc Cụ Dân Tộc
-
Đàn Nguyệt (nguyệt Cầm) - Nhạc Cụ đàn Hương
-
Tổng Quan Về đàn Nguyệt | Mobile - TẠ THÂM
-
ĐÀN NGUYỆT - TRANG CHỦ - Duda
-
Tìm Hiểu đàn Kìm Là Gì? Đàn Kìm Có Mấy Dây? - Mpod
-
Đàn Nguyệt Có Mấy Dây - Nhạc Cụ Dân Tộc
-
Đàn Nguyệt Có Tên Gọi Khác Là Gì
-
Tên Gọi Khác Của đàn Nguyệt
-
Đàn Nguyệt Có Mấy Dây - .vn
-
Đàn Nguyệt Có Mấy Dây - BeeCost