Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Tiêu | Đọt Chuối Non
Có thể bạn quan tâm
Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.
Chào các bạn,
Phần giới thiệu của mình đến các bạn một nhạc cụ khác nằm trong bộ hơi hôm nay là Tiêu.
Tiêu là một loại nhạc cụ thổi dọc trung âm của dân tộc Việt.
Tiêu cũng thông dụng ở Đông Á (được thế giới biết đến như Xiao [Tiêu] của người Trung Hoa). Tiêu thường có dạng ống trụ tròn như Sáo Trúc, nhưng khi sử dụng lại để theo phương dọc và thổi dọc theo thân ống. Tiêu thường to và dài hơn Sáo, do đó âm thanh của nó trầm hơn.
Đôi khi Sáo Dọc bị lầm với Tiêu vì cùng thổi dọc. Nhưng điểm khác biệt cơ bản giữa Sáo Dọc và Tiêu là ở kích thước, chiều dài, đầu thổi, số lỗ thổi và vị trí các lỗ bấm (các bạn xem thêm bài chi tiết “Sự khác nhau giữa Sáo và Tiêu” bên dưới). Tuy nhiên, lưu ý các bạn cũng có những trường hợp ngoại lệ là ống tuy to nhưng vẫn là Sáo, còn ống tuy ngắn, nhỏ nhưng vẫn là Tiêu; và các bạn có thể phân biệt hai loại nhạc cụ này thông qua hình thể các đầu thổi.
Cũng như Sáo, Tiêu cũng được làm từ tre, trúc, nằm trong nhóm Ty Trúc của thiết chế Bát Âm. Sáo thổi ngang nhưng Tiêu là nhạc cụ thổi dọc. Tiêu đã có ở Việt Nam hàng nghìn năm, trên hình chạm ở bệ cột đá chùa Phật Tích từ thế kỷ XI ta thấy hình người thổi tiêu.
Tiêu làm bằng ống nứa rỗng hai đầu, đường kính khoảng 2cm, dài khoảng 45cm. Nghệ nhân khoét hai bên gờ miệng ống một lỗ hình bán nguyệt để thổi. Trong trường hợp này phải tì đầu ống Tiêu có lỗ thổi vào cằm để bịt đầu ống. Có nơi làm bằng ống nứa một đầu có mấu, để không phải tì cằm. Tiêu có 6 lỗ bấm hình tròn nằm dọc theo lỗ thổi và một lỗ bên dưới được khoét các lỗ theo thang âm bảy cung chia đều.
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chú thích: “Tiêu: Cái tiêu xưa làm bằng trúc, hạng lớn: 23 ống, hạng nhỏ: 16 ống, khác với cái tiêu ngày nay chỉ có một ống” (theo Từ nguyên, trang 1141) thì có thể đây là Bài Tiêu.
Âm thanh của Tiêu trầm ấm, du dương, trữ tình phù hợp với tình cảm sâu lắng, êm dịu. Tiếng Tiêu nghe gần tưởng như nhỏ, nhưng thật ra vang rất xa. Tầm âm Tiêu rộng hai quãng tám: từ đô1 đến đô3 (c1-c3).
Trước đây người ta thường chế tạo Tiêu bằng ống nứa ống rùng hoặc gỗ, hiếm khi làm bằng ống trúc vì trúc đốt ngắn, không thể đẹp hơn nứa hoặc trùng. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều thay đổi trong quan điểm chế tạo, rất nhiều loại trúc, nứa hoặc thuộc họ tre trúc đã được thử nghiệm để làm Tiêu, có thể nói mỗi loại vật liệu đểu cho ra những âm sắc đa dạng khác nhau.
Lỗ âm cơ bản và lỗ treo nếu có thì thường nằm ở cuối ống Tiêu. Tiêu gồm có 6 lỗ bấm, 5 lỗ khoét thẳng hàng với lỗ thổi, còn 1 lỗ nằm ở mặt sau cho ngón cái của tay trái sử dụng. Sở dĩ phải khoét 2 lỗ bấm ở phía sau vì ống tiêu dài, đường kính rộng, muốn đạt được các âm theo yêu cầu, các lỗ bấm phải khoét cách xa nhau, nếu 6 lỗ đều khoét trên một hàng thẳng, các ngón tay không đủ sức giang ra để bấm.
Âm thanh của Tiêu nghe trầm, ấm. Tiêu cũng có nhiều loại giọng như Sáo Ngang, có âm sắc trang nhã, mộc mạc, phù hợp để diễn tả những giai điệu trữ tình, những tình cảm sâu sắc. Hai loại Tiêu phổ biến nhất là C và D (tức tiêu ĐÔ và tiêu RÊ), các loại Tiêu trầm hơn thường không phổ biến bằng vì khó sử dụng hơn: lỗ bấm cách nhau xa hơn, thổi tốn nhiều hơi…
Tiêu có âm vực khoảng 2 quãng tám. Để viết nhạc cho Tiêu các nhạc sĩ có thể viết ở khóa Sol hoặc Fa, nhưng thường thì ở khóa Sol. Tuy nhiên âm vực thực của Tiêu là thấp hơn nốt nhạc được ghi 1 quãng tám. Tuy vậy, một số loại Tiêu ngày nay đã được cải tiến, âm vực có thể lên tới 3 quãng tám hoặc hơn. Đặc biệt những loại Tiêu của Việt Nam có thể chạy đủ 3 quãng tám Chromatic và thêm 2 nốt ở quãng 4 là C4 và C4# (chạy quãng chromatic ở đây được hiểu là thổi liền hơi 1 mạch đủ 12 nốt của quãng).
Khi thổi người ta cầm dọc ống Tiêu và tỳ cằm vào gần lỗ thổi để tạo ra âm thanh. Kỹ thuật diễn giống như sáo ngang, tuy nhiên không thích hợp khi dùng ngón phi, ngón lướt, ngón đánh lưỡi hay ngón vuốt hơi… Âm bội cũng hiếm khi được thực hiện. Tuy nhiên từ khi được cải tiến để chạy đủ 3 quãng tám Chromatic và thêm 2 nốt quãng 4 là C4, C4#, thì Tiêu ngày càng áp dụng nhiều kỹ thuật lướt ngón nhanh của Flute.
Tiêu tham gia trong Dàn Nhạc Tài Tử, Ban Nhạc Tang Lễ, Phường Bát Âm, Dàn Nhạc Sân Khấu Chèo, Tuồng – hoặc đơn thuần là độc tấu để giải trí hằng ngày. Ngày nay, Tiêu đã được đưa vào Dàn Nhạc Dân Tộc Tổng Hợp hòa tấu.
Dưới đây mình có các bài:
– Sự khác nhau giữa Sáo và Tiêu – Lịch sử cây Động Tiêu – Tiêu – Hệ Thống Phân Loại Nhạc Cụ Trung Quốc – Tiêu – Sáo của Nhật Bổn
Cùng với 20 clips tổng thể nghệ thuật diễn tấu Tiêu để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia & Viện Âm Nhạc VN)
Sự khác nhau giữa Sáo và Tiêu
Đối với 2 loại nhạc cụ bộ hơi này thì có rất nhiều người cho rằng: “thấy thổi dọc thì gọi là tiêu, thổi ngang thì gọi là sáo”.
Quan niệm này là chưa đúng bởi có 1 loại sáo cũng thổi dọc (gọi là sáo dọc) rất dễ bị nhầm là tiêu.
Để phân biệt rõ 2 loại nhạc cụ này, mời các bạn tham khảo những ý sau:
1. Hình dáng và vị trí thổi
Tiêu thường dài hơn sáo nhiều (khoảng gấp đôi sáo thường).
Vị trí đặt môi của sáo và tiêu khác nhau hoàn toàn:
– Sáo ngang thì lỗ đặt môi nằm cách đầu sáo một khoảng xấp xỉ 10 cm.
– Sáo dọc thì người ta tạo khe bằng cách vót chéo đầu sáo rồi chèn một miếng gỗ cũng được gọt chéo vào, tạo thành chỗ để người dùng ngậm miệng vào thổi.
– Đối với tiêu thì đầu được cắt ngang, ở viền được khoét một lỗ hình bán nguyệt, người dùng đặt môi dưới lên mặt cắt ngang của đầu tiêu, để thổi hơi vào lỗ ở viền ấy.
2. Về âm thanh
Tiếng của tiêu trầm ấm hơn, chứ không ví von một cách “tự nhiên” như tiếng sáo. Tuy nhiên một khi nó đã ví von thì âm thanh ấy rất kì diệu.
Đầu thổi ở tiêu là huyệt khẩu thì hình chữ U hoặc V hoặc lai giữa U và V, tì cằm để thổi.
Đầu thổi ở sáo dọc phức tạp hơn gồm 1 đầu để ngậm và 1 lỗ sát ngay dưới để luồng hơi từ đầu thổi tới gặp cạnh dưới của lỗ (hơi sắc) sẽ tạo ra sự chênh áp, từ đó làm dao động cột không khí trong lòng sáo rồi từ đó tạo ra âm thanh.
Tiêu sáo đều có chung nguyên lý này, nhưng tiêu và sáo ngang thì điều chỉnh được góc độ của luồng hơi, còn sáo dọc thì không (vì chỉ ngậm chết một chỗ).
Cũng có loại sáo dọc để nguyên đầu thổi là hình trụ tròn chứ không cưa vát như cây trong hình. Thường để trụ tròn cho những ống trúc nhỏ và cưa vát trong trường hợp ống trúc có đường kính lớn.
Lịch sử cây Động Tiêu
(NS Nguyễn Đình Nghĩa)
Người Ai Cập gọi là “Sebi”, có 3 lỗ bấm, thổi dọc có chiều dài khá dài, còn người Á Rập gọi là “Nay”. “Nay” có nghĩa là ống sậy, ống “Nay” không thổi như ống tiêu bởi vì theo cách sắp xếp nhạc cụ theo phương Tây.
Có 3 loại sáo: loại sáo ngang, sáo đứng và sáo xéo (Flute oblique), không thổi như ống tiêu , và mỗi dân tộc thổi cách khác, người Thổ Nhĩ Kỳ thổi khác, người Ba Tư thổi khác, nhưng chung qui họ thổi bằng cách ngậm ống sáo trong răng, cho hơi đi vào, dùng lưỡi búng để tạo âm thanh và vì vậy có ống sáo mà 1 ống thổi note thật trầm và thổi đươc cao. Ống sáo chia 6 lổ theo vị trí của các lổ bấm theo toán học.
Ống “Nay”, ngày xưa và ngày nay cũng thay đổi, người Thổ Nhỉ Kỳ 1 đầu ống bịt, không chỉ đơn thuần là ống sậy. Người Ba Tư thổi bằng ống sậy, ngày nay thì họ bịt 1 đầu ống bằng đồng, đôi khi bằng ngà. Sau đó Alexander the Great du nhập về hướng đông của Ấn Độ biến hình dạng 4 lổ mặt trên, 1 lổ mặt sau của ống (thổi ở cuối đầu và thổi theo cách mím môi như cách thổi sáo). Sau đó ống được các nhà tu thiền đạo phật dùng vào nhạc lễ.
Fuki sect branch of Zen hình thành của tu thiền du truyền, ban đầu dùng làm vũ khí tự vệ, như loại côn, khi du nhập qua Tàu biến thành có 5 lổ trên 1 lổ dưới, hình dạng ngắn đi và để tấu chung với đàn dây và nhạc cụ bộ hơi trong dàn nhạc. Khi du nhập qua Nhật, thời Nara periode khoảng 560 – 600 AD, (vào khoảng thời T’ ANG dinasty (thời nhà Đường). Có truyền thuyết các nhà tu thiền lập thành đền thờ tại thành phố Kamakura cách thành phố Edo 20-25 miles (Edo tức là Tokyo ngày nay). Hiện nay có 2 trường âm nhạc ở Nhật chuyên dạy Tiêu, Kin Ko và Tozan.
Cây Tiêu Việt Nam không thông dụng trong dàn nhạc, hầu hết các nghệ sĩ không xử dụng trong khi tiếng Tiêu âm thanh rất đẹp, sở dĩ như vậy hẳn có nguyên do.
Giai thoại, có vài người bạn nghệ sĩ trong các đoàn cải lương đến gặp nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa và than phiền họ không thể làm hoặc kiếm ra ống tiêu có cao độ có thể thổi được những nốt cao. Là một nghệ sĩ có thể làm nhạc cụ, ông đã tìm ra nguyên nhân cây Tiêu Việt Nam bị quên lãng.
Thông thường, ngươi chơi sáo, hoặc tiêu, không rõ xuất xứ nhạc cụ mình xử dụng, có người gọi là cây “Thiều”, người gọi là cây “Quyển”, có người gọi là “Động Tiêu”.
Âm vực của cây tiêu hẹp, không phát ra được những nốt cao, trong khi âm nhạc việt Nam với những luyến láy, những làn hơi, làn điệu phong phú, cần có những nốt nhạc cao, cây tiêu Việt nam không đủ âm vực để người nghệ sĩ diễn tả âm nhạc.
Người Nhật đã phục hồi được cây Tiêu để có thể thổi được nốt cao và có trường lớn chuyên dạy về Động tiêu, 2 loại Động tiêu là Shakuhachi và Hitoyogiri.
Hitoyogiri lối thổi mím như sáo
Shakuhachi nghĩa là 8 foot, vạt ngang, xéo xuống, khi vạt ngang xuống tạo đường kính tròn có đường khuyết, đường khuyết thổi vào đó để có thể lấp thêm loại sừng trâu (để khi thổi có âm sắc mới, thí dụ như bài Hạc Vũ) Cây Tiêu Trung Quốc (cách đây 200 năm) không thổi được note cao.
Hình vẽ dẫn chứng – Cây Tiêu trong hình khoét theo tone D.
Vì là nhà chế tạo và cải tiến nhạc cụ, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa đã tìm ra nguyên nhân cây tiêu không thổi lên được nốt cao.
Bố cục cấu tạo:
Chiều dài 550mm, từ đầu ống tiêu đến đuôi ống.
Nhìn bên ngoài ống thân trên nhỏ, thân dưới của ống to, nghĩ là lổ phát âm to và cột hơi to và phía thân trên ống nhỏ.
Khi chặt cây, dùng cây dưới gốc (tại sao không dùng chính giữa cây? Vì khi cây mọc dưới gốc và phải lấy 3 ngấn rể), chung quanh có 3 ngấn rễ. Tại sao không lấy 4, 5, 6? Là vì đường kính thiên nhiên bên trong độ 3 ngấn rễ là độ đẹp nhất. Người làm tiêu tính theo cách cắt từ trên xuống dưới có 3 cái ngấn, cắt từ đó rồi đo lên 550mm. Đường kính từ gốc mọc lên thân cây, khi mọc lên thì đường kính bên trong to rồi nhỏ theo chiều dài thân cây, rồi lại to lên và to dần, to dần lên thân cây cao. Thành ra cột hơi đi ngược trở lại, ống thì thấy dưới to, nhưng thật sự bên trong thì nhỏ, mà bên trên thì nhỏ, mà đường kính trong thì to.Vì như vậy nên cây Tiêu khi khoét đường kính dưới gốc 17,2mm thì trên đầu miệng để thổi thì phải 20 mm. Đoạn giữa ống là 17,5mm.
Có 1 điều lý thú là với đường kính bên trong như vậy, cũng không giải quyết được những note cao. Lý do là vì khi thổi những note cao, luồng hơi thổi phải bắn ra rất mạnh, hơi thổi bắn ra ngoài ống không dội ngược lại lên trên bụng, hơi thoát bên trên thành ra phải bẻ cây cong để đường kính bên trong nhỏ lại nữa còn lại 16mm hoặc 16.5mm.
Phải bẻ cách nào? Bẻ từ dưới gốc cây lên 100mm để đường kính bên trong được 16 – 16.5mm. Rồi từ chổ bẻ thêm 10mm, thì chổ đó sẻ là phát âm của note F,… Lấy 1 note, note F làm chuẩn để khoét.
Riêng cây Tiêu Nhật Bổn cũng có vấn đề như cây Tiêu Việt Nam: vì cột hơi của cây Tiêu không đi vòng tròn được, cây Tiêu Nhật bổn khoét thêm 1 lỗ phía sau, một loại Tiêu cải tiến: 4 lổ trên và 1 lổ dưới, nên Tiêu: D Eb F G A Hb C D
Tiêu
(Th.S. Võ Thanh Tùng)
I. Giới thiệu sơ lược:
Tiêu là nhạc khí thổi dọc trung âm không đáy của Dân tộc Việt và một số Dân tộc Mường (Ống ối), Thái (Píthiu), Êđê (Ðinh klia), Vân Kiều (Cơlui). Riêng người Khơ mú(Cam rưng) có các ống đáy kín (theo nguyên tắc Sáo Nai của Rumani và Sáo Tomarong của thổ dân da đỏ- theo GSTS. Tô Ngọc Thanh). Tiêu đã có ở Việt Nam hàng nghìn năm nay, trên hình chạm ở bệ cột đá Chùa Phật Tích từ thế kỷ XI ta thấy hình người thổi Tiêu với các nghệ nhân khác cùng diễn tấu.
II. Xếp loại:
Tiêu là nhạc khí hơi lỗ thổi phổ biến tại Việt Nam, đồng thời một số nước khác ở Châu Á cũng có. Tiêu được nhập và Việt Nam và trở thành nhạc khí Việt Nam.
III. Hình thức cấu tạo:
Tiêu làm bằng ống nứa rỗng hai đầu, đường kính khoảng 2cm, dài khoảng 45cm. Người ta khoét hai bên gờ miệng ống một lỗ hình bán nguyệt để thổi. Trong trường hợp nầy phải tì đầu ống Tiêu có lỗ thổi vào cằm để bịt đầu ống. Có nơi làm bằng ống nứa một đầu có mấu, để không phải tì cằm. Tiêu có 6 lỗ bấm hình tròn nằm dọc theo lỗ thổi và một lỗ bên dưới. Ngày xưa Tiêu được khoét các lỗ theo thang âm bảy cung chia đều, nay khoét theo thang âm bình quân luật. Có nhiều loại Tiêu mà tên gọi căn cứ vào âm thấp nhất: Tiêu Ðô; Tiêu Rê; Tiêu Mi… để sử dụng tùy theo giọng của từng bản nhạc. IV.Màu âm, Tầm âm:
Màu âm của Tiêu trầm ấm, du dương, trữ tình phù hợp với tình cảm sâu lắng, êm dịu. Tiếng Tiêu nghe gần tưởng như nhỏ, nhưng thật ra vang rất xa. Tầm âm Tiêu rộng hai quãng tám: từ Ðô1 đến Ðô3 (c1 đến c3).
Ví dụ: (314-1)
Ví dụ: (315-17)
Ví dụ: (316-9)
Ví dụ: (317-10)
Ví dụ: (318-11)
Ví dụ: (319-12)
Ví dụ: (320-13)
Ví dụ: (321-14)
Ví dụ: (322-15)
Ví dụ: (322-16)
V. Kỹ thuật diễn tấu:
Tiêu có các kỹ thuật thổi: rung, luyến hơi; các kỹ thuật bấm: ngón vuốt, ngón láy…
Vuốt: là đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh lã lướt.
Ví dụ: (323-4)
Láy: láy tức là thổi phớt qua thật mau một âm phụ mà không bị lạt âm chính.
Ví dụ: (324-3)
Ngân và rung: có nhiều lối diễn tả theo mỗi cách khác nhau, trong khi thổi có thể dùng nhiều lối ngân và rung để khỏi nhàm tai khi phải nghe một hơi rao hoặc một câu dài.
Ví dụ: (325-18)
Láy rền: bằng cách đập ngón tay trên lỗ sáo nhiều lần và thật mau, cao gọi là “ngón mổ nhồi”.
Ví dụ: (326-8)
Rung: rung có nghĩa là hơi thổi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ và từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng.
Ví dụ: (327-2)
Phi lưỡi: reo còn gọi là Phi lưỡi có nghĩa là giữ cao độ của nốt nhạc đó kép dài và lưỡi cứ rung hoài ở chữ “R” kéo dài.
Ví dụ: (328-7)
Ðánh lưỡi:
Ví dụ: (329-5)
Ví dụ: (330-6)
VI. Vị trí Tiêu trong các Dàn nhạc:
Tiêu tham gia trong Dàn nhạc Tài tử, Ban nhạc Tang lễ, Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Tuồng, Cải lương. Ngày nay Tiêu đã được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu, giữ phần hòa âm hoặc độc tấu các giai điệu đẹp và trữ tình. Tiêu cũng được sử dụng độc tấu. Tiêu cải tiến bằng cách khoét thêm một số lỗ đễ thổi được bán âm.
VII. Những nhạc khí tương tự ở Ðông Nam Á và các nước:
Tương tự Tiêu, ở Nhật bản có Shakuhachi làm bằng đoạn gốc cây trúc không có lỗ phím.
Hệ Thống Phân Loại Nhạc Cụ Trung Quốc
(Vương Trung Hiếu)
Có nhiều phương pháp phân loại nhạc cụ khác nhau, tất cả tùy thuộc vào thời kỳ và nền văn hóa sử dụng chúng. Nhạc cụ được phân loại thành nhóm theo đặc điểm chung của chúng. Cách phân loại có thể dựa trên chất liệu chế tác nhạc cụ, tiếng nhạc phát ra từ nhạc cụ, âm vực của nhạc cụ và vị trí của nhạc cụ trong dàn nhạc. Trung Quốc là quốc gia có hệ thống phân loại nhạc cụ lâu đời nhất (xuất hiện khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên). Hệ thống này chia nhạc cụ thành 8 nhóm dựa vào chất liệu chế tác, bao gồm Kim (kim loại), Thạch (đá), Thổ (đất nung), Ti (tơ), Mộc (gỗ), Trúc (tre, trúc), Bào (quả bầu) và Cách (da). Những nhóm này tạo nên 8 loại âm sắc cho dàn nhạc, gọi là “bát âm” (八音).
Nhạc cụ Trung Quốc dùng để độc tấu hoặc chơi chung trong những dàn nhạc lớn (thí dụ trong cung đình ngày xưa) hoặc trong những dàn nhạc nhỏ (phòng trà hoặc nơi công cộng). Thông thường, nhạc truyền thống Trung Quốc không có nhạc trưởng hay bất kỳ bản tổng phổ nhạc nào và cũng không có ký hiệu loại nhạc cụ khi biểu diễn. Nhìn chung, nhạc được học bằng cách nghe và nhớ từ những nhạc sĩ tiền bối rồi chơi lại và không có sự giúp đỡ. Từ thế kỷ 20, những bảng tổng phổ nhạc trở nên phổ biến hơn và trong những dàn nhạc lớn đã có người chỉ huy (nhạc trưởng).
Hệ thống phân loại nhạc cụ Trung Quốc có liên quan đến Phật giáo và quan niệm về Âm – Dương, Bát quái (Càn, Khảm, Cung, Ly, Cấn, Chấn, Khôn, Đoài). Dưới đây là tám nhóm nhạc cụ:
1. Kim (金) – nhạc cụ bằng kim loại:
– Bạt (鈸, Latin hóa: bo), còn gọi là chazi (镲子): một loại chũm chọe.
– Biên chung (phồn thể: 編鐘, giản thể: 编钟, bính âm: biān zhōng, Latin hóa: bianzhong): loại nhạc cụ cổ xưa bao gồm một bộ chuông đồng thiếc, dùng để chơi giai điệu. Bộ chuông chùm này được dùng như nhạc cụ đa âm. Một số Biên chung có niên đại từ 2000 đến 3600 năm qua. Chúng được treo trên một cái khung gỗ và gõ bằng một cái dùi. Biên chung và Biên khánh là hai nhạc cụ quan trọng trong nhạc cung đình và nghi lễ của Trung Quốc thời xưa. Một số bộ Biên chung được nhập khẩu vào cung điện Hàn Quốc trong triều đại nhà Tống (宋朝) và người Hàn gọi nó là pyeongyeong. Ngày nay, nhạc cụ này vẫn được dùng trong nhạc lễ và nhạc cung đình Hàn Quốc. Riêng tại Nhật Bản, có một nhạc cụ tương tự Biên chung và người ta gọi nó là hensho. Biên chung chưa được khám phá và hiểu rõ cho tới năm 1978, lúc đó người ta tìm thấy một bộ 65 chuông trong hầm mộ hầu tước Tăng Hầu Ất (曾侯乙), người đã chết vào năm430 trước Công nguyên. Biên chung có một đoạn hình thấu kính chứ không phải hình tròn, miệng chuông có mặt nghiêng cho thấy rõ cấu trúc bên trong, còn bề mặt ngoài của những cái chuông lớn có 36 núm hoặc bướu, đặt đối xứng thành 4 nhóm (mỗi nhóm 9 núm) quanh thân chuông. Hình dáng đặc biệt này giúp chuông có khả năng sản xuất hai giọng nhạc khác nhau, tùy thuộc vào cách gõ vào chúng. Khoảng cách giữa những nốt trên mỗi chuông là quãng ba thứ hoặc trưởng, tương đương khoảng cách 4 hoặc 5 nốt trên đàn piano.
– Bình la (平锣, Latin hóa: pingluo): một loại chiêng bằng.
– Bính linh (碰铃; bính âm: pènglíng, Latin hóa: pengling): một cặp chũm chọe nhỏ, đeo ngón tay, có hình cái bát hoặc những cái chuông nối bằng đoạn dây thừng nhỏ. Khi chơi người ta gõ chúng vào nhau.
– Đại bạt (大鈸, latin hóa: dabo): chũm chọe lớn.
– Đại khánh (大磬, Latin hóa: daqing): một loại chuông lớn.
– Đại la (大锣,Latin hóa: daluo): một loại chiêng phẳng, cao độ âm thanh giảm khi gõ bằng dùi bịt đầu.
– Dẫn khánh (引磬, Latin hóa: dianqing ): loại chuông nhỏ đảo ngược, đóng vào một đầu của tay cầm nhỏ bằng gỗ.
– Đang tử (铛子, Latin hóa: dangzi ), còn gọi là Đang đang (铛铛, Latin hóa: dangdang): một loại chiêng phẳng, tròn, nhỏ, định âm, treo lơ lửng bằng cách cột dây tơ quanh khung kim loại tròn, nằm trên một cán gỗ.
– Đồng cổ (铜鼓): trống đồng.
– Duy thuần (帷錞, Latin hóa: weichun): chuông treo cổ xưa.
– Khai lộ la (开路锣, Latin hóa: Kailuluo): một loại chiêng.
– Khánh (磬, Latin hóa: qing): một loại chuông hình cái bát, sử dụng trong nhạc Phật giáo và những nghi lễ khác.
– Kinh bạt (京鈸, Latin hóa: jingbo ): một loại chũm chọe.
– Kính la (镜锣, Latin hóa: jingluo): một loại chiêng bằng nhỏ sử dụng trong nhạc truyền thống của tỉnh Phúc Kiến.
– La (phồn thể: 鑼, giản thể: 锣, Latin hóa: luo, bính âm: luó): có nghĩa là cồng chiêng, một loại nhạc cụ ở Đông Á và Đông Nam Á. Loại có núm thường được gọi là “cồng”, còn loại không núm gọi là chiêng (hay chiêng bằng). Cồng chiêng có ba loại chính: 1. Loại treo: là những đĩa kim loại tròn, bằng phẳng nhiều hay ít, được treo bằng dây thừng thẳng đứng qua những lỗ nhỏ gần đỉnh mép; 2. Loại có núm hay bướu: có núm lồi ở phần giữa và thường được treo, gõ theo chiều ngang; 3. Loại bát: có hình dạng cái bát, tựa trên những cái đệm, có vẻ giống chuông hơn là cồng chiêng. Cồng chiêng được làm chủ yếu bằng đồng thiếc hoặc đồng thau, nhưng có nhiều hợp kim khác cũng được sử dụng. Nhạc cụ này phát ra hai loại âm thanh riêng. Về cơ bản, một cái chiêng có bề mặt bằng sẽ rung ngân theo nhiều kiểu, cho giọng “thô” hơn là chiêng định âm. Loại chiêng này đôi khi được gọi là tam-tam để phân biệt với cồng định âm. Trong những dàn nhạc gõ ở Indonesia, một số cồng được chế tạo một cách có chủ ý để thêm vào nốt đập từ 1 đến 5 Hz.
– Lạt bá (喇叭, Latin hóa: laba): một loại kèn trumpet bằng đồng thau, dài, thẳng, không có van bấm.
– Nao (nạo) (鐃): có thể ám chỉ một loại chuông cổ hoặc những cái chũm chọe lớn. Trong loại này còn có Thương nao (商鐃).
– Nguyệt la (月锣, Latin hóa: yueluo): một cái chiêng nhỏ không bằng phẳng, giữ bằng dây trong lòng bàn tay và gõ bằng dùi nhỏ, sử dụng trong nhạc Triều Châu.
– Phong la (风锣, Latin hóa: fengluo): chiêng gió, một loại chiêng bằng lớn, gõ bằng dùi bịt đầu.
– Phương hưởng (phồn thể: 方響; giản thể: 方响; bính âm: fāngxiǎng; Latin hóa: fang hsiang): một bộ thanh kim loại định âm (metallophone) cổ xưa. Nhạc cụ này bao gồm 16 thanh hình chữ nhật bằng sắt, định âm, nằm trong một cái khung và được xếp thành hai dãy. Những thanh này được gõ bằng một cái búa để phát ra giai điệu âm thanh. Các thanh có chiều dài và rộng bằng nhau nhưng độ dầy thì tăng dần. Những thanh mỏng hơn phát ra giọng trầm hơn, còn những thanh dầy thì phát ra nốt cao hơn.
Vào thời xưa, Phương hưởng là nhạc cụ phổ biến trong nhạc cung đình Trung Quốc. Nó được đưa vào Hàn Quốc, nơi đây gọi nó là Banghyang (tiếng Hàn: 방향). Ở Nhật Bản có một nhạc cụ tương tự gọi là Hōkyō (kanji: 方響 – kanji là chữ Nhật, viết với gốc từ Hán).
– Thâm ba (深波, Latin hóa: shenbo): một loại chiêng bằng và sâu, sử dụng trong nhạc Triều Châu; còn gọi là Cao biên đại la (高边大锣, Latin hóa: Gaobian daluo).
– Thập diện la (十面锣, Latin hóa: shimianluo): 10 cái chiêng nhỏ định âm trong một cái khung.
– Thuần (錞; la tin hóa: chun, bính âm: chún): chuông cổ xưa.
– Thương nao (商鐃, Latin hóa: shangnao): một loại chuông cổ xưa.
– Thủy bạt (水鈸, Latin hóa: shuibo): những cái chũm chọe nước.
– Tiểu bạt (小鈸, Latin hóa: xiaobo): những cái chũm chọe nhỏ.
– Tiểu la (小锣, Latin hóa: xiaoluo): một cái chiêng bằng nhỏ có độ cao âm thanh nâng lên khi gõ bằng cạnh của cái dùi gỗ bằng.
– Trung bạt (中鈸, Latin hóa: zhongbo): những cái chũm chọe có kích cỡ trung bình; còn gọi là Nao bạt (鐃鈸, Latin hóa: naobo hay zhongcuo).
– Vân la (phồn thể: 雲鑼, giản thể: 云锣, bính âm: yúnluó, Latin hóa: yunluo): nghĩa là “chiêng mây”, một nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc. Thời xưa, người ta còn gọi nó là Vân ngao (雲璈).Vân la là một bộ 10 cái chiêng định âm nhỏ gắn trong một khung gỗ. Mỗi chiêng có đường kính khoảng 9-12 cm, chiều cao của khung khoảng 52 cm. Nhìn chung, các chiêng Vân La có đường kính tương đương nhau nhưng khác nhau về độ dầy. Chiêng dầy hơn phát ra giọng cao hơn. Người ta thường sử dụng Vân la trong dàn nhạc gõ và hơi ở miền bắc Trung Quốc. Những hình vẽ xưa cũng miêu tả loại Vân la nhỏ hơn chỉ có 5 chiêng, những cái này có cán, được giữ trong một bàn tay và gõ bằng tay khác. Loại Vân la hiện đại hóa đã phát triển từ loại Vân la truyền thống để sử dụng trong dàn nhạc lớn, hiện đại của Trung Quốc. Nó lớn hơn và có 29 chiêng trở lên với đường kính khác nhau. Loại hiện đại cao khoảng 2m, kể cả một giá đỡ có hai chân chống trên sàn (riêng khung chỉ cao khoảng 1m). Chiều rộng của khung khoảng 1,4m. Đôi khi loại Vân la truyền thống được gọi là Thập diện la (十面锣), tức chiêng 10 mặt, để phân biệt với loại Vân la hiện đại.Có một nhạc cụ tương tự gọi là ulla (tiếng Hàn: 운라), cái này có nguồn gốc từ Vân la, được dùng trong nhạc Hàn Quốc. Nhã nhạc Việt Nam sử dụng một nhạc cụ tương tự gồm ba cái chiêng, gọi là tam âm la.
– Vân tranh (云铮, Latin hóa: yunzheng): một cái chiêng bằng nhỏ sử dụng trong nhạc truyền thống ở tỉnh Phúc Kiến.
2. Thạch (石)- bằng đá:
– Biên khánh (giản thể: 编磬, chính thể: 編磬, bính âm: biānqìng, Latin hóa: bianqing): loại nhạc cụ cổ xưa bao gồm một bộ chuông đá hình chữ L treo bằng dây trên khung gỗ và được gõ bằng một cái dùi để phát ra giai điệu âm thanh. Biên khánh và Biên chung là hai nhạc cụ quan trọng trong nhạc cung đình và nghi lễ của Trung Quốc thời xưa. Ở Hàn Quốc có một nhạc cụ nhập khẩu tương tự như Biên khánh, gọi là pyeongyeong. Nhạc cụ này vẫn được dùng trong nhạc lễ và nhạc cung đình Hàn Quốc.
– Đặc chung (特鐘, Latin hóa: Teqing): một phiến đá lớn duy nhất treo bằng dây trong khung gỗ và được gõ bằng dùi.
3. Thổ (土) – bằng đất nung:
– Huân (phồn thể: 塤, giản thể: 埙, bính âm: xūn, Latin hóa: xun): một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất của Trung Quốc. Huân là nhạc cụ giống như sáo, hình quả trứng, làm bằng đất nung hoặc gốm, tương tự như ocarina nhưng không có miệng thổi chốt bằng gỗ. Huân có một số kích cỡ khác nhau. Nó có một lỗ thổi ở phần trên và nhìn chung có 8 lỗ bấm (3 lỗ cho mỗi ngón trỏ, giữa và áp út của hai bàn tay, 1 lỗ cho mỗi ngón cái). Ở Hàn Quốc, có một nhạc cụ tương tự gọi là hun (tiếng Hàn: 훈), còn ở Nhật Bản có một nhạc cụ giống hệt gọi là tsuchibue (chữ thuần Nhật: つちぶえ ; chữ Nhật viết với gốc từ Hán: 土笛), có nghĩa là sáo bằng đất nung.
– Phẫu (缶 hoặc缻; bính âm: fǒu, Latin hóa: fou): loại trống cổ xưa bao gồm một bình gốm hoặc một bình, lọ, chậu bằng hợp kim pha đồng đỏ, cái này được gõ bằng que. Phẫu có niên đại từ thời nhà Hạ hoặc nhà Thương, thời đó nó được dùng trong nhạc lễ. Về sau, Phẫu trở thành nhạc cụ chuẩn trong những dàn nhạc Nho giáo. Phẫu là nhạc cụ chưa được xác định cho tới khi người ta khám phá gần 500 nhạc cụ trong những hầm mộ của giới quí tộc ở Việt Quốc (越國) thuộc thành phố Vô Tích (無錫), tỉnh Giang Tô (江蘇). Trước lúc khai mạc Olimpic mùa hè ở Bắc Kinh năm 2008, người ta đã biểu diễn loại Phẫu hiện đại để chào mừng. Khoảng 2.008 nghệ sĩ trống và diễn viên múa cùng đồng diễn, đánh loại Phẫu lớn hình vuông bằng những cái dùi đỏ. Những cái Phẫu này được bố trí i-ốt phát sáng màu trắng, tạo thành hình vuông chung quanh, cho phép chúng phát ra âm thanh và cả việc phơi bày làm kinh ngạc, trong đó có những mẫu tự Trung Quốc và những hình dáng khác. Trong nhạc lễ Nho giáo Hàn Quốc, người ta chơi một nhạc cụ làm từ bình đất sét, gọi làbu (tiếng Hàn: 부), loại này có nguồn gốc từ trống Phẫu Trung Quốc.
4. Ti (絲) – bằng tơ:
Ngày xưa người Trung Quốc thường dùng tơ để làm dây đàn, còn ngày nay thường dùng dây kim loại hoặc nylon. Nhóm này bao gồm hầu hết các nhạc cụ dây và được phân chi như sau:
A. Chi gảy:
– Cổ cầm (chữ Hán: 古琴; bính âm: gǔqín, Latin hóa:guqin): đàn zither 7 dây, có âm vực rộng khoảng 4 quãng tám. Các dây của loại đàn này được chỉnh giọng theo quãng âm trầm. Âm trầm nhất của dây thấp hơn nốt Đô trung khoảng 2 quãng tám hoặc bằng nốt thấp nhất trên đàn cello.
– Cổ tranh (古箏, Latin hóa: guzheng): đàn zither 16 đến 26 dây với những ngựa đàn có thể di chuyển. Nhạc cụ này khá giống nhiều loại đàn châu Á, thí dụ như koto Nhật Bản, yatga Mông Cổ, gayageum Hàn quốc và đàn tranh Việt Nam. Người ta dễ nhầm lẫn giữa nhạc cụ này với Cổ cầm (loại zither ít dây hơn và không có ngựa đàn).
– Độc huyền cầm (phồn thể: 獨弦琴, giản thể: 独弦琴, bính âm: dúxiánqín,Latin hóa: duxianqin); còn gọi là Nhất huyền cầm (一弦琴, Latin hóa:yixianqin). Độc huyền cầm là loại đàn 1 dây; độ căng của dây thay đổi tùy theo cách sử dụng vòi đàn mềm dẻo bằng bàn tay trái. Nhạc cụ này rất giống đàn bầu Việt Nam.
– Không hầu: Konghou (箜 guzheng 篌): loại đàn harp cổ xưa. Trong triều đại nhà Minh (1368-1644), nhạc cụ này đã có lúc mai một, đến thế kỷ 20 mới phục hồi trở lại. Phiên bản hiện đại của loại đàn này không giống như loại cổ xưa. Đặc điểm chính phân biệt loại Không hầu đương đại với loại đàn harp dàn nhạc phương Tây nằm ở chỗ: những dây đàn được xếp thành hai hàng để người chơi có thể sử dụng các kỹ thuật nâng cao nhưrung (vibrato) và biến âm (bending tones). Hai hàng dây còn tạo thuận lợi để chơi những nhịp điệu nhanh và âm bội.
– Liễu cầm (柳琴, Latin hóa: liuqin): đàn lute nhỏ, 4 dây, cần đàn có ngăn phím, thân đàn hình quả lê. Các dây đàn được mắc cao trên ngựa đàn, còn mặt đàn hướng âm có hai lỗ thoát âm dễ nhận ra. Phần lớn Liễu cầm là phiên bản thu nhỏ của đàn Tỳ bà nhưng có âm vực cao hơn Tỳ bà. Nhạc cụ này có vị trí đặc biệt trong nhạc Trung Quốc, dù là nhạc đại hòa tấu hay độc tấu. Khi chơi Liễu cầm người ta giữ nó thấp hơn đàn Tỳ bà, giữ ở tư thế chéo giống như đàn Nguyễn và Nguyệt cầm. Họ dùng miếng gảy để gảy dây và sử dụng kỹ thuật tương tự cách chơi đàn Nguyễn và Nguyệt cầm, ngược lại Tỳ bà được chơi bằng những ngón tay. Ngày xưa, người ta thường làm nhạc cụ này bằng gỗ liễu, còn ngày nay, nghệ sĩ chuyên nghiệp thường dùng phiên bản làm bằng gỗ đàn hương đỏ hoặc gỗ hồng sắc. Loại Liễu cầm hiện đại có mặt đàn hướng âm làm bằng đồng mộc (桐木), còn mặt lưng là gỗ đàn hương đỏ.
– Nguyễn (chữ Hán: 阮; bính âm: ruǎn, Latin hóa: ruan): đàn lute có thân đàn hình mặt trăng. Nhạc cụ này có 5 kích cỡ: gaoyin-, xiao-, zhong-, da- và diyin-; đôi khi gọi là Nguyễn cầm (阮琴, Latin hóa: ruanqin).
– Nguyệt cầm (月琴, bính âm: yuèqín, Latin hóa: yueqin), còn được đánh vần là yue qin hay yueh-ch’in và gọi là moon guitar, moon-zither, gekkin, la ch’in, hay laqin. Nguyệt cầm là loại đàn lute có thân đàn gỗ rỗng ruột, hình tròn (đôi khi có hình bát giác); cần đàn ngắn có ngăn phím, 4 dây chỉnh thành 2 cặp (mỗi cặp có giọng giống nhau). Nhìn chung, chỉnh dây cách nhau một quãng năm đúng. Theo truyền thuyết, Nguyệt cầm được phát minh vào đời nhà Tần. Nó là nhạc cụ quan trọng trong dàn nhạc kịch Bắc Kinh, thường giữ vai trò chơi giai điệu chính thay cho nhóm đàn dây cung kéo. Cái tên Nguyệt cầm ứng dụng cho tất cả nhạc cụ có thân đàn tròn, kể cả đàn Lạp nguyễn, tuy nhiên, hiện nay Nguyệt cầm được xếp vào nhóm riêng, chứ không thuộc họ Lạp nguyễn.
– Sắt (chữ Hán: 瑟; bính âm: sè, Latin hóa: se): đàn zither 25 dây, có âm vực rộng tới 5 quãng tám. Nhạc cụ này có các ngựa đàn di chuyển được (tài liệu cổ cho biết loại đàn này có 13, 25 hoặc 50 dây). Đàn Sắt có thể là tổ tiên của nhiều loại đàn zither ở châu Á, kể cả đàn Cổ Tranh Trung Quốc và đàn koto Nhật Bản.
– Tam huyền (三弦, La tin hóa: sanxian): loại đàn lute 3 dây, có cần đàn dài, không ngăn phím. Theo truyền thống, thân đàn có hình chữ nhật được làm hơi tròn, phần trên bọc da rắn. Người ta chế tạo nhạc cụ này có nhiều kích cỡ, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Trong thế kỷ 20, phiên bản 4 dây khá phát triển. Nhìn chung, loại Tam huyền ở miền bắc Trung Quốc lớn hơn, dài khoảng 122 cm, trong khi đó loại ở miền nam thường dài khoảng 95 cm. Tam huyền có giọng khô, phát ra âm thanh lớn như đàn banjo. Loại Tam huyền lớn có âm vực rộng 3 quãng tám. Theo truyền thống, nhạc cụ này được chơi bằng một miếng gảy cứng và mỏng, làm bằng sừng thú, nhưng ngày ngay phần lớn người chơi đều sử dụng miếng gảy bằng chất dẻo (tương tự miếng gảy đàn guitar) hoặc dùng những móng tay để gảy, đặc biệt là trong kỹ thuật vê (tremolo). Ngoài ra, người ta còn sử dụng kỹ thuật khác như tạo hòa âm hay đánh vào lớp da của nhạc cụ bằng miếng gảy hoặc móng tay (có thể sánh với kỹ thuật chơi đàntsugaru-jamisen ở miền bắc Nhật Bản).
– Tần cầm (秦琴, bính âm: qínqín, Latin hóa: qinqin): loại đàn lute gảy dây có thân đàn gỗ, cần đàn mảnh khảnh có ngăn phím; thân đàn hình tròn hoặc lục giác (đã làm tròn các cạnh). Thông thường Tần cầm chỉ có 2 dây đàn, được dùng trong những dàn nhạc địa phương chơi nhạc cụ tre và dây tơ. Tần cầm còn được gọi là Mai hoa cầm (梅花琴, Latin hóa: meihuaqin) – thân đàn có hình hoa mai. Tần cầm rất phổ biến ở miền nam Trung Quốc, kể cả Quảng Đông, Hồng Kông và Macau. Tần cầm khá giống với đàn sến Việt Nam.
– Tỳ bà (琵琶, bính âm: pípá, Latin hóa: pipa ): loại đàn lute có 4 hoặc 5 dây, đôi khi còn được gọi là đàn lute Trung Quốc. Nhạc cụ này có thân đàn gỗ, hình quả lê với số ngăn phím từ 12 đến 26 ngăn. Tỳ bà xuất hiện vào đời nhà Tần (221 – 206 trước CN) và phát triển mạnh trong triều đại nhà Hán. Nó là một trong những nhạc cụ Trung Quốc phổ biến nhất, được chơi gần 2000 năm qua tại đất nước này. Một số nhạc cụ tương tự khác ở Đông Á và Đông Nam Á có nguồn gốc từ loại Tỳ bà này, bao gồm đàn biwa Nhật Bản, bipa Hàn quốc và Tỳ bà Việt Nam.
B. Chi kéo:
– Bà cầm(琶琴, Latin hóa: paqin): nhạc cụ cung kéo hiện đại.
– Bản hồ (板胡, bính âm: bǎnhú, Latin hóa: banhu): loại đàn fiddle 2 dây với dây cung kéo chen giữa hai dây. Nhạc cụ này có bộ phận cộng hưởng âm thanh bằng quả dừa, mặt trên bằng gỗ, chủ yếu sử dụng ở miền bắc Trung Quốc. Khi chơi người ta giữ Bản hồ ở tư thế thẳng đứng. Đôi khi loại đàn này còn được gọi là “banghu”, vì nó thường được dùng trong nhạc kịch bangzi ở miền bắc, thí dụ như ở tỉnh Thiểm Tây.
– Cách hồ (革胡, Latin hóa: gehu): loại đàn bass 4 dây, có cung kéo; chỉnh giọng và chơi giống cello. Trong thế kỷ 20 nhạc sĩ Dương Vũ Sâm (杨雨森, 1926-1980) đã phát triển nhạc cụ này. Nó là nhạc cụ hỗn hợp giữa họ đàn Hồ cầm với cello phương Tây. Bốn dây được chỉnh từ thấp đến cao là Đô, Sol, Rê, La – giống hệt cách chỉnh đàn cello. Không giống những nhạc cụ khác trong họ Hồ cầm, Cách hồ có ngựa đàn không tiếp xúc với lớp da rắn. Hiện nay còn có loại Cách hồ giọng contrabass, đóng vai trò là đàndouble bass. Cuối thế kỷ 20 Cách hồ trở thành nhạc cụ hiếm, thậm chí là ở Trung Quốc. Ngày nay, loại đàn này được dùng chủ yếu ở Hồng Kông và Đài Loan, dù cello đang trở thành nhạc cụ thay thế nó khá phổ biến. Thêm vào đó, cũng có những nhạc cụ Trung Quốc khác có khả năng đóng vai trò thay thế âm vực bass của Cách hồ, thí dụ như đàn Lạp nguyễn (nhạc cụ sử dụng cấu trúc và chất acoustic của đàn Nguyễn), kèn lapa (nhạc cụ hơi tương tự oboe, xuất hiện trong thế kỷ 19) và morin khuur(tiếng Mông Cổ: морин хуур), còn gọi là bass matouqin (nhạc cụ dây, cung kéo của Mông Cổ).
– Cao hồ (高胡, Latin hóa: gaohu): loại đàn 2 dây có cung kéo, mặt trên thân đàn bọc da trăn. Nhạc cụ này còn được gọi là Việt hồ (粤胡, Latin hóa: yuehu). Cao hồ thuộc họ Hồ cầm, âm vực cao hơn Nhị hồ (chỉnh cao hơn một quãng bốn, từ Sol 4 đến Rê 5). Năm 1920, nhạc sĩ kiêm nhà soạn nhạc Lữ Văn Thành (吕文成, 1898–1981) đã phát triển nhạc cụ này từ loại Nhị hồ, sử dụng nó trong nhạc và nhạc kịch Quảng Đông. Cao hồ có cấu trúc tương tự Nhị hồ, nhưng có thân đàn nhỏ hơn một chút (thường hình tròn).
– Da hồ (椰胡, bính âm: yēhú, Latin hóa: yehu): loại đàn 2 dây có cung kéo thuộc họ Hồ cầm. Nhạc cụ này có thân đàn làm bằng phần cứng của quả dừa khô, dây đàn thường là dây tơ. Da hồ có nhiều kích cỡ khác nhau. Trong nhạc Triều Châu, nó là nhạc cụ lãnh đạo, được chỉnh giọng khá cao. Trong nhạc Quảng Đông, Da hồ có thể khá lớn và thường được chỉnh giọng tương đối thấp, thấp hơn Nhị hồ (thường dưới một quãng tám so với Cao hồ). Da hồ được dùng để đệm nhạc địa phương và những vở nhạc kịch ở nhiều vùng khác nhau, bao gồm Quảng Đông, Phúc Kiến và Đài Loan. Da hồ là nhạc cụ quan trọng trong nhạc của người Triều Châu và Khách gia nhân (客家人). Ở Đài Loan, nhiều loại Da hồ được dùng trong nhạc kịch Đài Loan được gọi là Xác tử huyền (壳仔弦). Loại chủ yếu ở miền bắc Trung Quốc cũng có thân đàn là hộp cộng hưởng bằng quả dừa và mặt hướng âm gỗ nhưng được chỉnh giọng khá cao và có âm sắc tươi sáng hơn. Có một số nhạc cụ liên quan với Da hồ là đàn gáo Việt Nam,saw u Thái Lan và tro u Campuchia.
– Đại bà cầm (大琶琴, Latin hóa: dapaqin): loại Bà cầm bass.
– Đại đồng (大筒, Latin hóa: datong): loại đàn fiddle 2 dây thuộc họ Hồ cầm. Theo truyền thống, Đại đồng có thân đàn bằng tre (một đầu bịt da rắn), cần đàn làm bằng gỗ cứng. Ngày xưa dây đàn làm bằng tơ, ngày nay thay bằng dây thép. Đại đồng được dùng làm nhạc cụ đệm cho nhạc truyền thống của tỉnh Hồ Nam, chủ yếu là nhạc kịch Hoa cổ hí (花鼓戏). Do đóng vai trò này nên nó còn được gọi là Hoa cổ đại đồng (花鼓大筒). Khi chơi loại đàn này người ta giữ nó thẳng đứng trên vạt áo. Đại đồng dễ bị nhầm lẫn với Đại Nghiễm huyền, một loại đàn sử dụng ở Đài Loan và Phúc Kiến.
– Đại đồng huyền (大筒弦): nhạc cụ cung kéo.
– Đại hồ (大胡, bính âm: dàhú, Latin hóa: dahu); loại đàn lớn có cung kéo, được chơi ở tư thế thẳng đứng. Đại hồ có một hộp cộng hưởng âm thanh lớn bịt da trăn ở một đầu. Giống phần lớn những thành viên khác trong họ Hồ cầm, loại đàn này có 2 dây, âm vực thấp hơn 1 quãng tám so với Nhị hồ nhưng kích cỡ lớn hơn khá nhiều. Ngựa đàn của Đại hồ thường nằm trên phần giữa của lớp da trăn một chút để tránh kéo căng da. Năm 1930, người ta sử dụng Đại hồ trong dàn nhạc và loại đàn này là thành viên tenor trong họ Hồ cầm, nhưng đến cuối thế kỷ 20, nhạc cụ này đã rơi vào quên lãng, một phần của lý do này là vì nó quá cồng kềnh và khó diễu tấu (do cung nằm giữa hai dây đàn nên khó chơi ngón bật (pizzicato). Thay vào đó, người ta sử dụng loại Cách hồ lớn, Đê âm cách hồ và Lạp nguyễn (hoặc cello hay double bass) để giữ giọng trầm hơn trong những dàn nhạc qui mô của Trung Quốc.
– Đại nghiễm huyền (大广弦, bính âm: dàguǎngxián, Latin hóa:daguangxian): đàn fiddle 2 dây sử dụng ở Đài Loan và Phúc Kiến, chủ yếu do người Mâm nam ngữ (閩南語) và Khách gia nhân (客家人) sử dụng. Nhạc cụ này còn gọi là Đại đồng huyền (大筒弦, Latin hóa: datongxian),Nghiễm huyền (广弦, Latin hóa: guangxian) và Đại quản huyền (大管弦, Latin hóa: daguanxian).
– Đê âm cách hồ (低音革胡, bính âm: dīyingehu, Latin hóa: diyingehu), còn gọi là Bội cách hồ (倍革胡, Latin hóa: beigehu) hay digehu: loại đàncontrabass 4 dây, có cung kéo trong họ Hồ cầm. Nó có cách chỉnh dây và chơi giống double bass.
– Đề cầm (提琴, bính âm: tíqín, Latin hóa: tiqin): là tên gọi chung cho một số loại đàn 2 dây, cung kéo trong họ Hồ cầm. Người ta sử dụng nhóm nhạc cụ này trong nhạc Đài Loan, Phúc Kiến, Quảng Đông và Triều Châu …
– Đê hồ (低胡, bính âm: dīhú, Latin hóa: dihu): nhóm nhạc cụ có 2 dây và cung kéo thuộc họ Hồ cầm. Đê hồ có một hộp cộng hưởng lớn bịt da rắn ở một đầu và có ba kích cỡ: 1. Tiểu đê hồ (小低胡, Latin hóa: xiaodihu) – loại đê hồ nhỏ, chỉnh giọng thấp hơn một quãng tám so với erhu. Nó là thành viên giọng tenor trong họ Hồ cầm (Nhị hồ là thành viên giọngsoprano, còn Trung hồ là thành viên giọng alto); 2. Trung đê hồ (中低胡, Latin hóa: zhongdihu): âm vực thấp hơn một quãng tám so với Trung hồ (chỉnh Sol-Rê như hai dây giữa của cello). Nó là thành viên bass trong họ Hồ cầm; 3. Đại đê hồ ((大低胡, Latin hóa: dadihu) – loại đê hồ lớn, chỉnh giọng Rê-La, thấp hơn 2 quãng tám so với Nhị hồ hoặc thấp hơn 1 quãng tám so với Tiểu đê hồ.
– Đê huyền cầm (低絃琴, Latin hóa: dixianqin ): nhạc cụ cung kéo.
– Giác hồ (角胡, bính âm: jiǎohú, Latin hóa: jiaohu): loại đàn 2 dây cung kéo thuộc họ Hồ cầm. Nó có hộp cộng hưởng làm từ sừng bò; một đầu hộp cộng hưởng đển trống, đầu còn lại bịt da rắn. Nhạc cụ này chủ yếu do tộc người Mèo (Miêu -苗), Đồng tộc (侗族) và Ngật lão tộc (仡佬族) ở vùng Guangxi sử dụng.
– Hề cầm (奚琴, bính âm: xīqín, Latin hóa: xiqin): loại đàn 1 dây có cung kéo. Thời xưa, nhạc cụ này của người Xi ở vùng Trung Á. Vào đời nhà Đường (618-907), lần đầu tiên nhạc cụ này xuất hiện ở Trung Quốc, khi ấy người ta dùng thanh tre để kéo dây đàn. Đến triều đại nhà Tống (960-1279), loại đàn này phát triển mạnh, thanh tre được thay bằng cung lông đuôi ngựa. Người ta cho rằng Hề cầm là nhạc cụ nguyên thủy của họ Hồ cầm Trung Quốc và những nhạc cụ dây cung kéo của Mông Cổ.
– Hồ cầm (胡琴, bính âm: húqín, Latin hóa: huqin): họ của các loại đàn dây cung kéo để dọc; bao gồm những nhạc cụ có cần đàn thẳng nối với thân đàn tròn, lục giác hoặc bát giác. Chúng thường có 2 dây đàn (ngoại trừ đàn Tứ hồ có 4 dây chỉnh thành 2 cặp), thân đàn bọc da rắn trên mặt hướng âm (phần lớn là da trăn) hoặc gỗ mỏng. Chúng có chốt chỉnh cho từng dây riêng, phần lớn đều có dây cung đuôi ngựa nằm giữa các dây. Loại Hồ cầm phổ biến nhất là Nhị hồ (chỉnh giọng ở âm vực trung), Trung hồ (chỉnh giọng thấp hơn) và Cao hồ (chỉnh giọng ở âm vực cao). Người ta thường dùng các nhạc cụ thuộc họ Hồ cầm trong nhạc Quảng Đông. Những loại đàn này được tin là có nguồn gốc từ nhạc cụ gọi là Hề cầm (奚琴, Latin hóa: xiquin)- loại đàn do người du mục Xi ở vùng Trung Á sử dụng.
Trong thế kỷ 20, loại Hồ cầm lớn, giọng bass, thí dụ như Đại hồ, Cách hồ và Đê âm cách hồ tương tự như đàn double basse phương Tây, nhưng được thiết kế để có âm sắc hòa hợp với họ Hồ cầm truyền thống. Nhìn chung, những nhạc cụ này có 4 dây và bàn phím, được chơi giống như cách chơi đàn cello và double basse, rất khác biệt so với họ Hồ cầm truyền thống.
– Hồ lô cầm (葫芦琴, Latin hóa: huluqin): đàn fiddle 2 dây có thân đàn quả bầu do tộc người Naxi ở Vân Nam sử dụng.
– Hồ lô hồ (http://en.wikipedia.org/wiki/Traditional_Chinese_charactersphồn thể: 葫盧胡, giản thể: 葫芦胡, bính âm: húlúhú, Latin hóa: huluhu): loại đàn fiddle 2 dây, cung kéo, thuộc họ Hồ cầm. Nó có thân đàn quả bầu với một mặt làm bằng gỗ mỏng. Nhạc cụ này chủ yếu do tộc người Zhuang (tiếng Thái Lan: ผู้จ้วง ) sống ở vùng tự trị Guangxi (miền nam Trung Quốc) sử dụng.
– Hòa huyền (和弦, Latin hóa: hexian): đàn fiddle lớn sử dụng chủ yếu ở Hakka, Đài Loan.
– Kinh hồ (京胡, bính âm: jīnghú, Latin hóa: jinghu): loại đàn fiddle 2 dây, chỉnh giọng cách nhau một quãng năm, dây cung kéo nằm giữa hai dây đàn không thể tách ra được. Ngày xưa, dây đàn làm bằng tơ, nhưng ngày nay thay bằng dây thép hoặc nilon. Không giống như những nhạc cụ khác trong họ Hồ cầm (Nhị hồ, Cao hồ và Kinh hồ…), loại đàn này được làm bằng tre. Nó có thân đàn hình trụ, mặt trên bọc da rắn giống như cái màng căng, phía trên là ngựa đàn. Kinh hồ có ngoại hình nhỏ nhất và có âm vực cao nhất trong họ Hồ cầm, chủ yếu sử dụng trong nhạc kịch Bắc Kinh.
– Kinh nhị hồ (京二胡, bính âm: jīng èrhú, Latin hóa: jing erhu): loại đàn thuộc họ Hồ cầm, rất giống Nhị hồ. Nhạc cụ này có âm vực thấp hơn Kinh hồ, giữ nhiệm vụ hỗ trợ Kinh hồ trong dàn nhạc kịch Bắc Kinh. Kinh nhị hồ có thân và cần đàn bằng gỗ với hai dây đàn (giữa hai dây là lông đuôi ngựa của cung kéo). Trước đây người ta dùng dây tơ, nhưng từ năm 1960 họ thường dùng dây thép. Khi chơi nghệ nhân giữ đàn thẳng đứng, cho thân đàn tựa vào đùi trái. Năm 1920, nhạc sĩ Vương Thiếu Khanh (王少卿) đã phổ biến Kinh nhị hồ khắp nơi, khởi đầu từ đoàn hát Mai Lan Phương (梅兰芳).
– Lạp nguyễn (拉阮, Latin hóa: laruan): loại đàn lute 4 dây với cần đàn có ngăn phím, thân đàn tròn. Ngày xưa, dây đàn làm bằng tơ, nhưng từ thế kỷ 20, dây đàn được làm bằng thép. Đàn Lạp nguyễn hiện đại có 24 ngăn phím với 12 nốt nửa cung trên mỗi dây, giúp mở rộng âm vực hơn so với loại 13 ngăn phím trước kia. Những ngăn phím thường được làm bằng ngà. Thời gian gần đây, người ta dùng thanh kim loại gắn trên gỗ để làm ngăn phím. Loại thanh này giúp giọng sáng hơn so với loại bằng ngà. Đôi khi người ta còn gọi Lạp nguyễn là Nguyễn cầm ((阮琴), đặc biệt là ở Đài Loan.
– Lôi cầm (雷琴, Latin hóa: leiqin): loại đàn 2 dây có cung kéo. Nó có một hộp cộng hưởng bằng kim loại bịt da rắn và một bàn phím dài không ngăn phím. Hai dây đàn đi qua trên một ngựa đàn nhỏ nằm trên da rắn, gần mép trên. Khi diễn tấu, người chơi ngồi trên ghế, tựa thân đàn vào vạt áo rồi giữ đàn theo tư thế thẳng đứng hoặc gần thẳng. Không giống Nhị hồ và những nhạc cụ khác trong họ Hồ cầm, các dây đàn của Lôi cầm được ép chạm vào bàn phím theo cách chơi đàn Tam huyền.
– Lục giác huyền (六角弦, Latin hóa: liujiaoxian): đàn fiddle 2 dây có thân đàn hình lục giác, tương tự như đàn jing erhu; sử dụng chủ yếu ở Đài Loan.
– Mã cốt hồ (giản thể: 马骨胡, chính thể: 馬骨胡, bính âm: mǎgǔhú, Latin hóa: maguhu): loại đàn 2 dây cung kéo thuộc họ Hồ cầm. Nhạc cụ này có thân đàn làm bằng xương đùi ngựa (hoặc bò cái hay la). Đầu trước thân đàn (hộp cộng hưởng âm thanh) bọc da rắn (hoặc da cá mập hay da ếch); đầu cần đàn chạm khắc hình đầu ngựa, do người Zhuang và Buyei ở vùng Guangxi (miền nam Trung Quốc) sử dụng.
– Mã đầu cầm (馬頭琴, Latin hóa: Matouqin, Mông Cổ: morin khuur): loại đàn 2 dây có cung kéo, xuất phát từ Mông Cổ. Nó là nhạc cụ truyền thống quan trọng nhất của người Mông Cổ, được công nhận là biểu tượng quốc gia của đất nước này. Tên gốc của Mã đầu cầm là morin khuur (tiếng Mông Cổ: морин хуур), đọc đầy đủ là morin-u toloγai tai quγur. Mã đầu cầm có hộp cộng hưởng hình thang, đầu cần đàn chạm khắc hình đầu ngựa. Dây đàn làm bằng đuôi ngựa, mắc song song và chạy trên một ngựa đàn gỗ gắn trên thân đàn (hộp cộng hưởng) rồi đến hai chốt chỉnh dây trên đầu cần đàn dài. Khi diễn tấu người ta giữ đàn gần như thẳng đứng, đặt hộp cộng hưởng trên vạt áo hoặc giữa hai chân.
– Ngải tiệp khắc (艾捷克, Latin hóa: aijieke): nhạc cụ cung kéo 4 dây, sử dụng ở Tân Cương, khu vực đông nam Trung Quốc, tương tự như đànkamancheh.
– Ngưu thối cầm hay Ngưu ba thối (牛腿琴 hay 牛巴腿, Latin hóa:niutuiqin hay niubatui): đàn fiddle 2 dây do người Dong ở tỉnh Quí Châu sử dụng.
– Nhị hồ (二胡, bính âm: èrhú, Latin hóa: erhu), còn gọi là Nam hồ (南胡, Latin hóa: nanhu), đôi khi phương Tây gọi là đàn violin Trung Quốc hoặc đàn fiddle 2 dây Trung Quốc: Nhị hồ là nhạc cụ 2 dây, sử dụng độc tấu cũng như hoà tấu trong ban nhạc hoặc dàn nhạc lớn. Nhị hồ là nhạc cụ linh hoạt, phổ biến nhất trong họ Hồ cầm. Người ta sử dụng Nhị hồ trong nhạc truyền thống và nhạc đương đại.
– Nhị huyền (二弦, bính âm: èrxián, Latin hóa: erxian): đàn fiddle 2 dây, thuộc họ Hồ cầm, sử dụng trong nhạc Triều Châu, Nam Quan Khu (Phúc Kiến) và Quảng Đông. Phần lớn cần đàn của loại Nhị huyền làm bằng gỗ cứng (thường là toan chi (酸枝) – gỗ hồng sắc hoặc tử đàn (紫檀) – gỗ hồng sắc hay đàn hương). Khoang âm thanh được làm từ một đoạn tre lớn với một vòng gỗ cứng hình vòm dán keo vào phần đầu trước. Phần sau của khoang âm thanh không bọc lưới mắt cáo như đàn Nhị hồ hay Cao hồ. Hiện nay người ta sử dụng Nhị huyền để đệm cho tiếng hát của nhân vật Đại hầu (大喉) trong nhạc kịch Quảng Đông cũng như tất cả vai trong Cổ khang việt kịch (古腔粵劇). Nhị huyền trong thời kỳ đầu có hai hình thức: loại đóng vai đàn Bang tử (梆子), chỉnh giọng La-Mi và loại lớn hơn một chút, đóng vai đàn Nhị hoàng (二黃), chỉnh giọng Sol-Rê.
– Tam hồ (三胡, bính âm: sānhú, Latin hóa: sanhu): loại đàn 3 dây, trong đó có 1 dây bass truyền thống. Tam hồ là phiên bản của đàn Nhị hồ, phát triển từ năm 1970. Người Di (彝族) ở tỉnh Vân Nam sử dụng nhạc cụ truyền thống cũng có 3 dây và cung kéo giống như đàn Tam hồ, gọi là đànYizu sanhu (người ta cho rằng nhạc cụ này phát triển từ loại Hề cầm vào đầu triều đại nhà Thanh).
– Tát tha nhĩ (萨它尔, Latin hóa: sataer): loại đàn lute cần dài sử dụng ở Tân Cương.
– Thiết huyền tử (鐵弦仔, Latin hóa: tiexianzai): đàn fiddle 2 dây có còi khuếch đại âm thanh bằng kim loại, sử dụng ở Đài Loan. Nhạc cụ này còn gọi là Cổ xuy (xúy) huyền (鼓吹弦, Latin hóa: guchuixian).
– Thổ hồ (土胡, bính âm: tǔhú, Latin hóa: tuhu): loại đàn 2 dây cung kéo thuộc họ Hồ cầm. Nhạc cụ này có hộp cộng hưởng làm bằng quả bầu nậm; hai dây đàn chỉnh giọng cách nhau môt quãng năm; âm vực thấp hơn Mã cốt hồ. Loại đàn này chủ yếu do những tộc người ở miền nam Trung Quốc sử dụng, đặc biệt là tộc người Zhuang ở vùng tự trị Guangxi sử dụng trong dàn nhạc Bát âm của họ. Thổ hồ còn được dùng ở tỉnh VânNam. Khi chơi người ta giữ đàn thẳng đứng.
– Tranh ni (筝尼, Latin hóa: zhengni): đàn zither cung kéo, do người Zhuang ở Guangxi sử dụng.
– Trung hồ (中胡, bính âm: zhōnghú, Latin hóa: zhonghu): loại đàn fiddle 2 dây, âm vực thấp hơn Nhị hồ. Trung hồ là thành viên giọng alto trong họ Hồ cầm (tương tự như đàn viola châu Âu được dùng trong dàn nhạc truyền thống Trung Quốc). Trung hồ khá giống Nhị hồ, nhưng lớn hơn một chút, 2 dây được chỉnh cách nhau một quãng năm, từ La đến Mi hoặc từ Sol đến Rê (cách chỉnh sau tương đương với 2 dây thấp nhất của violin).
– Trụy cầm (phồn thể: 墜琴, giản thể: 坠琴, bính âm: Latin hóa: zhuiqin): đàn fiddle 2 dây có bàn phím.
– Trụy hồ (phồn thể: 墜胡, giản thể: 坠胡, bính âm: zhùihú, Latin hóa: zhuihu) còn gọi là zhuiqin hay zhuizixian: Loại đàn 2 dây có cung kéo. Trụy hồ có cấu trúc tương tự đàn Tam huyền, có khả năng tiến hóa từ loại đàn này. Không giống những nhạc cụ trong họ Hồ cầm (thí dụ như Nhị huyền), Trụy hồ có bàn phím không ngăn phím. Khi diễn tấu dây đàn thường chạm vào bàn phím. Người ta sử dụng Trụy hồ để đệm cho thể loại hát kể. Phiên bản hiện đại hơn của nhạc cụ này gọi là Lôi cầm, phát triển ở Trung Quốc trong thế kỷ 20. Ở Nhật Bản có một nhạc cụ liên quan với Trụy cầm được gọi là kohyu.
– Tứ hồ (四胡, bính âm: sìhú, Latin hóa: sihu): loại đàn 4 dây cung kéo thuộc họ Hồ cầm. Nó có hộp cộng hưởng âm thanh và cần đàn làm bằng gỗ cứng; một đầu hộp cộng hưởng bịt da trăn, bò hoặc da cừu. Bốn dây đàn được chỉnh thành 2 cặp có cao độ giống nhau. Tứ hồ có một số kích cỡ: loại có giọng thấp nhất chỉnh Đô, Đô, Sol, Sol; loại có kích cỡ trung bình chỉnh giọng Sol, Sol, Rê, Rê; loại có kích cỡ nhỏ nhất chỉnh Rê, Rê, La, La. Khi chơi người ta giữ nhạc cụ này thẳng đứng, đặt hộp cộng hưởng trên vạt áo. Tứ hồ có liên quan với nền văn hóa Mông Cổ. Ngoài người Mông Cổ sử dụng, Tứ hồ còn được người Nội Mông Cổ (内蒙古) sống ở vùng tự trị tại Trung Quốc sử dụng. Tứ hồ còn được dùng như nhạc cụ truyền thống ở tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang. Người ta còn sử dụng Tứ hồ làm nhạc cụ đệm cho thể văn kể chuyện ở Bắc Kinh và nhiều nơi khác. Có vài loại đàn tương tự Tứ Hồ, thí dụ như đàndörvön chikhtei khuur Mông Cổ và đàn byzaanchy của người Tuvan sống ở miền nam Siberi. Ở Trung Quốc, dörbön chikhtei khuu được xem là bí danh của đàn Tứ hồ, người Trung Quốc gọi nó là Hồ ngột nhĩ (胡兀尔) hay Đô nhật bôn tề hòa hồ nhĩ (都日奔齐和胡尔).
– Xác tử huyền (壳仔弦, Latin hóa: kezaixian): đàn fiddle 2 dây có thân đàn bằng quả dừa, sử dụng trong nhạc kịch Đài Loan.
– Yết tranh (phồn thể: 軋箏, giản thể: 轧筝, bính âm: yàzhēng, Latin hóa:yazheng): loại đàn zither dài, tương tự như Cổ Tranh nhưng kéo đàn bằng cách dùng một cọng lúa miến tẩm nhựa thông, một que tre hoặc một đoạn gỗ cây đầu xuân. Yết tranh phổ biến trong triều đại nhà Đường, nhưng ngày nay ít được sử dụng, ngoại trừ trong nhạc dân gian ở một số nơi thuộc miền bắc Trung Quốc, nơi mà người ta gọi nó là Yết cầm (phồn thể:軋琴, giản thể: 轧琴, Latin hóa: yaqin).
C. Chi gõ:
– Dương cầm (揚琴, Latin hóa: yangqin): loại đàn dulcimer hình thang, gõ bằng búa, có nguồn gốc từ Trung Á (ngày nay là Iran). Nhạc cụ này có nhiều kiểu khác nhau, rất phổ biến không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Đông Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Pakistan. Đôi khi, người ta còn gọi nó là đàn santur và cimbalom. Theo truyền thống, loại đàn này gắn những dây đồng thiếc (dù những nhạc cụ dây xưa hơn của Trung Quốc sử dụng dây tơ, do đó, có thể người ta gắn dây tơ cho Dương cầm, vì nó được phân loại là nhạc cụ dây tơ). Kể từ năm 1950, loại đàn này còn được gắn dây hợp kim (thép pha đồng đỏ) để giúp nó có âm sắc sáng hơn và giọng lớn hơn. Loại Dương cầm hiện đại có thể có 5 nguồn ngựa đàn và có thể bố trí dây theo thang âm nửa cung. Loại Dương cầm truyền thống chỉ có 3 hoặc 4 nguồn ngựa đàn và vẫn được sử dụng rộng rải. Khi diễn tấu, người ta dùng hai dùi tre nhẹ bịt đầu cao su (còn gọi là búa) gõ vào các dây đàn để tạo giai điệu âm thanh. Nhạc sĩ chuyên nghiệp thường mang theo một số bộ dùi, mỗi bộ sẽ tạo giọng khác biệt đôi chút cho loại đàn này. Nhìn chung, Dương cầm là nhạc cụ độc tấu lẫn hòa tấu.
– Tiêu vĩ cầm (焦尾琴, Latin hóa: jiaoweiqin): nhạc cụ gõ.
– Trúc (筑, bính âm: zhú Latin hóa: zhu): loại zither cổ xưa, gõ hoặc gảy bằng một que. Dù hiện nay không còn nữa, song vẫn còn những mẫu vật rất cổ được bảo quản. Loại đàn này có 5 dây, niên đại xấp xỉ khoảng năm 433 trước Công nguyên, được phát hiện trong lăng mộ của hầu tước Tăng Hầu Ất (曾侯乙) ở Tùy Châu, tỉnh Hồ Nam,Trung Quốc. Nhạc cụ này trở nên phổ biến trong thời Chiến quốc, khi người chơi nhạc cụ này nổi tiếng nhất là Cao Tiệm Li (高漸離), đã thu hút sự chú ý khi biểu diễn cho Tần Thủy Hoàng (秦始皇, 259-210 trước CN) thưởng thức. Loại đàn này vẫn còn phổ biến qua triều đại nhà Tùy và nhà Đường, nhưng sau đó mai một trong triều đại nhà Tống. Rất ít thông tin về nhạc cụ này, song người ta tin rằng nó là loại đàn zither có thân đàn gỗ hình chữ nhật với các dây đàn bằng tơ hoặc dây ruột thú, được chơi bằng một que mỏng. Mặc dù một số tài liệu cổ cho biết cách chơi loại đàn này là gõ (ý muốn nói rằng que nẩy lên trên dây đàn theo cách gõ đàn dulcimer để tạo ra âm thanh), nhưng có khả năng người ta gảy nó bằng que theo cách chơi đàn komungo Hàn Quốc.
5. Mộc (木) – bằng gỗ:
– Bang tử (梆子, Latin hóa: bangzi): một loại mõ (woodblock) nhỏ, có âm vực cao; còn gọi là Xao tử (敲子, Latin hóa: qiaozi) hay Xao tử bản (敲子板, Latin hóa: qiaoziban) ở Đài Loan. Có 4 loại bang tử: Nam bang tử (南梆子, Latin hóa: nan bangzi), Hà Bắc bang tử (河北梆子, Latin hóa: hebeibangzi), Trụy bang tử (墜梆子, La tin hóa: zhui bangzi) và Tần bang tử (秦梆子, Latin hóa: qin bangzi).
– Chúc (柷; bính âm: zhù, Latin hóa: zhu): Nhạc cụ gõ sử dụng trong nhạc lễ cung đình Nho giáo cổ xưa. Nó gồm có một hộp gỗ (thường sơn đỏ hoặc trang trí). Hộp này vuốt thon từ phần đỉnh xuống đáy, được chơi bằng một que gỗ thẳng gõ vào mặt đáy. Nhạc cụ này được sử dụng trong giai đoạn đầu của tiết mục nhạc nghi thức cổ xưa, gọi là Nhã nhạc (雅樂). Ngày nay người ta hiếm khi sử dụng Chúc. Nhạc cụ này chỉ còn là những mẫu vật trưng bày trong bảo tàng Trung Quốc, tuy nhiên, ở Đài Loan, nó vẫn được dùng để chơi nhạc lễ Nho giáo trong Đài Loan Khổng miếu (台灣孔廟). Chúc và nhạc cụ gõ khác gọi là Ngữ (敔), được đề cập trong biên niên sử đời nhà Tần và quyển Thư kinh (書經). Ở Hàn Quốc, có nhạc cụchuk (tiếng Hàn: 축) giống hệt như Chúc. Nhạc cụ này có nguồn gốc từ Chúc, hiện nay vẫn còn được dùng trong nhạc lễ cung đình Nho giáo Hàn Quốc.
– Mộc ngư (giản thể: 木鱼, chính thể: 木魚, bính âm: mùyú, Latin hóa: muyu): loại mõ tròn chạm khắc hình con cá, gõ bằng que gỗ. Những thầy tu và người thế tục sử dụng loại mõ này trong tín ngưỡng Phật giáo. Mộc ngư thường được để tụng kinh sutra (tiếng Phạn: सूत्र), mantra (मन्त्र) và những kinh Phật khác. Nhìn chung, nhạc cụ này ở những nước có đạo Phật như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và những nước khác ở Đông Nam Á. Giới tăng lữ đạo Lão cũng sử dụng loại mõ này trong nghi lễ của họ. Ở Việt Nam, loại mõ này cũng được gọi là Mộc ngư, còn ở Nhật Bản gọi là mokugyo (tiếng Nhật: 木魚?), Hàn Quốc gọi là Moktak (tiếng Hàn:목탁), Tây Tạng gọi là Shingnya (tiếng Tây Tạng: ཤིང་ཉ).
– Ngữ (chữ Hán: 敔; bính âm: yǔ, Latin hóa: yu): nhạc cụ gõ bằng gỗ chạm khắc hình con cọp với phần lưng gồm có 27 răng cưa, được dùng trong nhạc lễ cung đình Nho giáo Trung Quốc thời xưa. Người ta dùng một que có phần đầu khoảng 15 thanh tre đánh vào đầu cọp ba lần rồi kéo trượt theo phần lưng răng cưa một lần để kết thúc nhạc. Ngữ và Chúc là hai nhạc cụ được đề cập trong biên niên sử đời nhà Tần và quyển Thư kinh (書經).
– Phách bản (拍板, bính âm: pāibǎn, Latin hóa: paiban): loại clapper làm từ một số khúc gỗ cứng hay tre phẳng. Nhạc cụ này được sử dụng trong nhiều hình thức nhạc khác nhau của Trung Quốc. Có nhiều loại Phách bản, thí dụ như Bản (板, bính âm: băn), Đàn bản (檀板, bính âm: tánbǎn),Mộc bản (木板, bính âm: mùbǎn), hay Thư bản (书板, bính âm: shūbǎn). Một số vật liệu đặc trưng để làm nhạc cụ này là Tử đàn (紫檀, gỗ hồng sắc hoặc đàn hương đỏ), Hồng mộc (红木) hoặc Hoa lê mộc (花梨木, gỗ hồng sắc) hay tre. Những thanh gỗ cột lỏng vào nhau bằng dây. Khi chơi người ta giữ một thanh thẳng đứng trong một bàn tay rồi dùng thanh còn lại gõ vào thanh thẳng đứng để tạo ra âm thanh lách cách khô sắc.
Khi sử dụng Phách bản chung với một cái trống nhỏ (chỉ một người chơi, họ cầm Phách bản trong bàn tay này và dùng que gõ vào trống ở trong bàn tay còn lại). Hai nhạc cụ này được gọi chung là Cổ bản (鼓板, Latin hóa: guban).
– Trúc bản (竹板, Latin hóa: zhuban): một clapper làm từ hai miếng tre.
– Xích bản (尺板, Latin hóa: chiban): một loại clapper.
6. Trúc (竹) – bằng tre, trúc:
Những nhạc cụ làm bằng tre, trúc chủ yếu là nhạc cụ hơi. Chúng gồm có:
A. Sáo (Flutes):
– Bang địch (梆笛, Latin hóa: bangdi): một loại sáo.
– Địch tử (笛子, bính âm: dízi, Latin hóa: dizi): loại sáo ngang làm bằng tre có màng. Đôi khi người ta còn gọi nó là Địch (笛) hay Hoành địch (橫笛). Loại sáo này khá đa dạng, bao gồm cả Bang địch (梆笛); Khúc địch (曲笛),Đồng địch (侗笛); Khẩu địch (口笛) và Mang đồng (芒筒). Những tên này có nhiều cách đánh vần theo tiếng Latin, tùy theo cách chuyển tự thường dùng để chuyển tên từ tiếng Trung Quốc. Địch tử là nhạc cụ chính của Trung Quốc, được dùng rộng rải trong nhiều thể loại nhạc dân gian cũng như nhạc kịch và dàn nhạc hiện đại của Trung Quốc. Phần lớn Địch tử được làm bằng tre. Loại Địch tử miền bắc Trung Quốc được làm từ tre màu tím hoặc tía, trong khi đó Địch tử ở Tô Châu và Hàng Châu được làm từ tre màu trắng. Địch tử ở những vùng miền nam Trung Quốc, thí dụ như Triều Châu, thường làm bằng tre màu nhạt, trọng lượng nhẹ và rất mảnh khảnh. Tuy tre là vật liệu phổ biến để làm loại sáo này, nhưng người ta có thể tìm thấy loại Địch tử làm từ những loại gỗ khác, thậm chí là bằng đá. Loại Địch tử ngọc bích (yudi) rất được những nhà sưu tập và nhạc sĩ chuyên nghiệp ưa thích vì vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên, ngọc bích không phải là vật liệu tốt nhất để làm Địch tử. Giống như kim loại, ngọc bích không thể tạo độ vang tốt như tre.
– Tiêu (giản thể: 箫; truyền thống: 簫; bính âm: xiāo, Latin hóa: xiao): loại sáo dọc, thổi đầu ống. Nó được làm bằng tre màu nâu sậm (tre tía ở Trung Quốc). Đôi khi người ta còn gọi nó là Đỗng (động) tiêu (giản thể: 洞箫; truyền thống: 洞簫, Latin hóa: dongxiao). Tiêu phát triển từ loại sáo đơn, thổi đầu ống của tộc người Khương (羌族) ở miền nam Trung Quốc. Phần lớn loại tiêu truyền thống có 6 lỗ, trong khi đó loại hiện đại có 8 lỗ. Loại 6 lỗ có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644). Chiều dài của Tiêu từ 45cm đến trên 1,25m, nhưng thường vào khoảng 75-85cm. Loại Tiêu ngắn hơn khó chơi vì cần kiểm soát hơi thở chính xác hơn. Khi thổi, người ta cầm Tiêu xéo một góc khoảng 45 độ so với cơ thể. Có nhiều loại Tiêu, trong đó có hai loại chính: 1.Cầm tiêu (phồn thể: 琴簫, giản thể: 琴箫) hayTử trúc tiêu (紫竹箫), có 8 lỗ bấm, dùng để đệm cho Cổ cầm. Nó là nhạc cụ dài nhất trong các loại Tiêu, lên tới 1,25m; 2. Nam tiêu (phồn thể: 南簫, giản thể: 南箫) hay Đỗng (động) tiêu (洞箫), đôi khi còn gọi là Xích bát (尺八): loại Tiêu ngắn thường thổi đầu ống trong nhạc kịch địa phương ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến.
– Bài tiêu (giản thể: 排箫; truyền thống: 排簫; bính âm: páixiāo, Latin hóa: paixiao): một loại sáo bè cổ xưa. Nhạc cụ này đã mai một từ thời xưa, đến thế kỷ 20 người ta mới tái cấu trúc lại. Điểm khác biệt chính giữa Bài tiêu và những loại sáo bè châu Âu và Nam Mỹ là: phần đỉnh của những lỗ ống Bài tiêu được cắt góc hoặc vết khía chữ V. Điều này cho phép thay đổi cao độ âm thanh để Bài tiêu phát ra những nốt nửa cung mà không làm mất đi âm sắc, ngay cả những ống được chỉnh giọng diatonic. Nhạc sĩ Cao Minh (高明) đã sử dụng một phiên bản Bài tiêu gọi là paidi để chơi loại nhạc đời nhà Đường trong dàn nhạc của ông ở Tây An từ năm 1982.Ở Hàn Quốc, có một nhạc cụ gọi là so (tiếng Hàn: 소, nghĩa là tiêu (簫)trong tiếng Trung Quốc). Loại sáo này có nguồn gốc từ Bài tiêu và được dùng trong nhạc nghi lễ.
– Trì (篪; bính âm: chí, Latin hóa: chi); một loại sáo ngang làm bằng tre.
– Thược (籥; bính âm: yuè, Latin hóa: yue): một loại sáo dọc làm bằng tre, có 3 lỗ bấm; sử dụng trong nhạc nghi lễ Nho giáo và múa.
– Tân địch (新笛, Latin hóa: xindi): loại sáo ngang hiện đại có 21 lỗ xuất hiện trong thế kỷ 20, sao chép từ loại Địch tử cổ xưa. Tân địch sử dụng thang âm hoàn toàn nửa cung, nhưng không có màng như Địch tử.
– Đồng địch (侗笛, Latin hóa: dongdi): nhạc cụ hơi của người Đồng ở miền nam Trung Quốc.
– Khẩu địch (口笛; bính âm: kǒudí, Latin hóa: koudi): một loại sáo ngang rất nhỏ, làm bằng tre. Nhạc cụ này do nghệ nhân Du Tốn Phát (俞逊发) chế tạo năm 1971. Khẩu địch có hai kích cỡ. Loại nhỏ hơn gọi là gaoyin koudi, dài 5–6 cm, chỉ có những lỗ ở cạnh, nơi mà hai ngón tay cái có thể kiểm soát hoàn toàn cao độ âm thanh bằng cách mở thêm các lỗ. Loại lớn hơn thường gọi là zhongyin koudi, dài 8-9 cm, có 2-4 lỗ truyền thống ở phía trước (chơi bằng những ngón tay, những lỗ này cho độ chính xác hơn một chút khi thay đổi cao độ âm thanh). Có một nhạc cụ liên quan ở tỉnh Hồ Nam Tân (浑南新) gọi là tuliang, được thổi ở phần giữa và có một đầu mở nhưng lớn hơn (khoảng kích cỡ Địch tử).
B. Kèn (Oboes):
– Quản (管; bính âm: guǎn, Latin hóa: guan): loại nhạc cụ hơi, hình trụ có lưỡi gà đôi, giọng giống kèn clarinet. Nhạc cụ này làm từ loại gỗ cứng ở miền bắc Trung Quốc hoặc bằng tre Quảng Đông. Loại ở miền bắc còn được gọi là Quản tử (管子, Latin hóa: guanzi) hay Tất lật (truyền thống: 篳篥; giản thể: 筚篥, Latin hóa: bili); phiên bản ở Quảng Đông gọi là Hầu quản (喉管, Latin hóa: houguan), phiên bản ở Đài loan gọi là Áp mẫu địch (鴨母笛), hay Đài Loan quản (台湾管). Kèn Quản phát triển trong đời nhà Đường, có khả năng nó là nhạc cụ theo đoàn người du mục Trung Á du nhập vào Trung Quốc và trở thành nhạc cụ lãnh đạo quan trọng trong nhạc cung đình và nhạc lễ. Ngày nay kèn Quản phổ biến trong những dàn nhạc dân gian, dàn nhạc hơi ở miền bắc Trung Quốc và một số vùng khác. Trong dàn nhạc kịch Bắc Kinh, người ta sử dụng loại kèn này để miêu tả cảnh quân đội cùng với kèn Tỏa nột và những nhạc cụ gõ khác.
– Tỏa nột (phồn thể: 嗩吶, giản thể: 唢呐, bính âm: suǒnà, Latin hóa: suona) còn được gọi là Hải địch (海笛) hay Lạt bá (喇叭). Loại kèn này có âm thanh cao, nghe lớn và rõ, thường dùng trong nhạc truyền thống Trung Quốc, đặc biệt là chơi ngoài trời. Tỏa nột có thân hình trụ, bằng gỗ, tương tự kèn oboe châu Âu, nhưng sử dụng miệng kèn ống bằng đồng thau hoặc đồng thiếc (có lưỡi gà đôi nhỏ bên trong) và có loa kim loại ở đầu nhạc cụ (có thể tháo ra được). Tỏa nột có một số kích cỡ. Từ giữa thế kỷ 20, các phiên bản Tỏa nột phát triển mạnh tại Trung Quốc. Những nhạc cụ này có phím bấm như kèn oboe, cho phép chơi những nốt nửa cung.
Tỏa nột là nhạc cụ quan trọng trong nhạc dân gian ở miền bắc Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Sơn Đông và Hà Nam, nơi mà nó được dùng cho lễ hội và mục đích quân sự. Trong đám cưới và đám đưa tang, người ta sử dụng Tỏa nột cùng với cồng chiêng, trống, khèn Sanh và đôi khi cả những nhạc cụ khác.
Loại ống lưỡi gà tự do (free reed pipes)
– Ba ô (giản thể: 巴乌; chính thể: 巴烏; bính âm: bāwū, Latin hóa: bawu hay ba wu): loại nhạc cụ hơi. Mặc dù có hình dáng giống như sáo, nhưng trên thực tế Ba ô là nhạc cụ có lưỡi gà tự do – lưỡi đơn hình tam giác bằng tre hoặc kim loại. Ba ô có thân bằng tre, 1 đầu mở ở phần thấp hơn (phía tay phải), đầu còn lại ở phần cao hơn (bên tay trái) thì đóng kín. Chỗ đầu mở là miệng kèn hình chữ nhật, nơi lưỡi gà được gắn vào bằng sáp ong. Trên thân kèn có 8 lỗ bấm, 7 lỗ phía trước và 1 lỗ phía sau. Vài kiểu ba ô có thêm 2 đến 4 lỗ ở phần đầu thấp hơn. Nhạc cụ này có 2 hình thức: loại thân đơn và loại thân đôi. Những cây bawu có thân dài và lớn được chơi ở tư thế ngang, còn những cây thân ngắn và hẹp chơi ở tư thể thẳng (dọc). Loại ba ô thông thường dài từ 30 đến 60 cm. Ba ô giọng soprano, alto và bass có âm vực theo thứ tự từ F1 đến G2 , B đến C2 và F đến G1. Loại ba ô có âm sắc giống kèn clarinet, được chơi ở tư thế ngang. Ba ô có khả năng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, một vùng ở tây nam Trung Quốc, nơi mà người ta tin rằng các cô thiếu nữ sử dụng nó để gọi dân làng cứu họ thoát khỏi ma quỉ trên núi. Ba ô là nhạc cụ hơi phổ biến trong những bộ tộc ở tỉnh Vân Nam và Quí Châu, thí dụ như bộ tộc Di (彝族), Ha Ni (哈尼), Thái (傣), Oa (倭), Bố Lãng (布朗) và Miêu (苗). Hiện nay ba ô đã trở thành nhạc cụ chuẩn, được chơi rộng khắp tại Trung Quốc. Các dàn nhạc truyền thống Trung Quốc thường sử dụng ba ô trong những tác phẩm cổ điển và hiện đại. Ba ô còn là nhạc cụ độc tấu, thường được dùng trong nhạc phim. Đôi khi người ta còn nghe ba ô trong đĩa nhạc pop. Thời gian gần đây, ở châu Âu, một số nhà soạn nhạc và biểu diễn cũng đã viết nhạc và trình diễn loại nhạc cụ này.
– Mang đồng (芒筒; bính âm: mángtǒng, Latin hóa: mangtong): loại nhạc cụ hơi, bao gồm một ống tre có lưỡi gà tự do, không có lỗ bấm và được thổi đầu ống. Ống thổi đặt bên trong bộ phận cộng hưởng bằng tre có đường kính lớn hơn. Mang đồng có một số kích cỡ khác nhau, ống lớn nhất dài lên tới 2m. Mang đồng chỉ phát ra một độ cao âm thanh duy nhất, một số nhạc cụ này được chơi chung với nhau bằng kỹ thuật hocket (sử dụng sự luân phiên những nốt, cao độ âm thanh và hợp âm). Mang đồng còn được chơi chung trong dàn nhạc mouth organ có lưỡi gà tự do gọi làHồ lô sanh và giữ nhiệm vụ bè trầm trong dàn nhạc. Mang đồng chủ yếu do tộc người Miêu và người Đồng (侗族) ở tỉnh Quí Châu và vùng tự trịGuangxi sử dụng, tuy nhiên, đôi khi dàn nhạc truyền thống Trung Quốc cũng sử dụng nó trong những tác phẩm đương đại.
Loại ống lưỡi gà đơn (single reed pipes)
– Mã bố (马布, Latin hóa: mabu): loại ống tre lưỡi gà đơn do người Di sử dụng.
7. Bào (匏) – bằng quả bầu:
– Bão sanh (抱笙, Latin hóa: baosheng): phiên bản lớn của khèn Sanh.
– Hồ lô sanh (phồn thể: 葫蘆笙, giản thể: 葫芦笙, bính âm: húlúshēng, Latin hóa: hulusheng): loại khèn có lưỡi gà tự do với một ống gió bằng quả bầu nậm khô. Hồ lô sanh thường có 5 ống làm bằng tre, còn những lưỡi gà thì có thể làm bằng tre hay kim loại. Nó là nhạc cụ dân gian được một số bộ tộc sử dụng, thí dụ như người Lạp Hỗ (拉祜族), Nạp Tây (纳西),Lisu và Akha. Những bộ tộc này gọi Hồ lô sanh bằng những tên khác nhau theo ngôn ngữ riêng của họ. Tùy theo bộ tộc, nhạc cụ này khác nhau về cấu trúc và kỹ thuật chơi. Hồ lô sanh phổ biến ở tỉnh Vân Nam và một số tỉnh khác ở miền nam Trung Quốc. Người ta còn tìm thấy chúng trong nhiều quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á. Ở Thái Lan, người Lahu (Lạp Hỗ) gọi Hồ lô sanh là naw, còn người Akha gọi là lachi, người Lisu gọi là fulu). Riêng tại Việt Nam, nó được gọi là đing năm hoặc m’buot.
– Hồ lô ti (phồn thể: 葫蘆絲; giản thể: 葫芦丝; bính âm: húlúsī, Latin hóa: hulusi), còn gọi là sáo bầu: loại nhạc cụ hơi có lưỡi gà tự do, bao gồm 3 ống tre đi qua một hòm hơi bằng quả bầu, trong đó một ống có những lỗ bấm, hai ống còn lại là ống drone. Ống drone có một lỗ bấm cho phép nó ngưng lại. Loại nâng cao có những lỗ bấm có phím, tương tự như kèn clarinet hoặc oboe, giúp mở rộng âm vực của Hồ lô ti lên một số quãng tám. Trước đây, nhạc cụ này chủ yếu do người Thái (傣族) và một số bộ tộc khác ở tỉnh Vân Nam sử dụng, tuy nhiên hiện nay nó được chơi khắp nơi ở Trung Quốc. Một số thành phố ở miền bắc, thí dụ như Thiên Tân (天津) đã chế tạo loại nhạc cụ này. Giống như Ba ô, Hồ lô ti có âm thanh trong trẻo như kèn clarinet. Tuy nhạc cụ này chủ yếu được chơi ở Trung Quốc, song những năm gần đây, nhiều nhà soạn nhạc và nghệ sĩ châu Âu cũng sử dụng.
– Hòa (和; bính âm: he): loại khèn cổ có lưỡi gà tự do, tương tự như Sanhnhưng nhỏ hơn.
– Sanh (笙; bính âm: shēng, Latin hóa: sheng): loại khèn có lưỡi gà tự do, bao gồm nhiều ống tre có kích cỡ khác nhau cài trong một khoang kim loại có những lỗ bấm. Theo truyền thống, Sanh được dùng để đệm cho kèn Tỏa nột hay Địch tử. Nó là một trong những nhạc cụ chính trong thể loại Côn khúc (崑曲) và những hình thức nhạc kịch khác của Trung Quốc. Những dàn nhạc nhỏ ở miền bắc Trung Quốc, thí dụ như dàn nhạc gõ và hơi, cũng sử dụng Sanh. Trong dàn nhạc qui mô hiện đại, người ta dùng Sanh để đệm hoặc chơi giai điệu. Có thể chia loại khèn này thành hai loại:
(1). Sanh truyền thống (传统笙; bính âm: chuántǒng shēng), được dùng trong nhạc lễ ở miền bắc Trung Quốc, thường có khoảng 17 ống, nhưng chỉ có khoảng 13 hoặc 14 ống dò (sounding pipes). Thang âm của nó chủ yếu là diatonic. Thí dụ loại Sanh 17 ống (4 ống câm), sử dụng trong nhạcJiangnan sizhu (nhạc hòa tấu ở Giang Nam) được chỉnh giọng: a′ b′ c″ c♯″ d″ e″ (2 ống), f♯″ g″ a″ b″ c♯″′ d″′ hay A4, B4, C5, C♯5, D5, E5 (2 ống), F♯5, G5, A5, B5, C♯6, D6.
(2). Sanh có phím bấm, tức Kiện sanh (键笙; bính âm: jiàn shēng): loại có 24 ống nửa cung và 26 ống có phím bấm phổ biến trong giữa thế kỷ 20, nhưng các kiểu hiện đại thường có 36 ống. Hiện nay, có 4 loại Sanh có phím bấm chính, nằm trong nhóm giọng soprano, alto, tenor và bass. Tất cả thanh âm đều chia nửa cung, chỉnh bằng nhau:
– Cao âm Sanh (高音笙, bính âm: Gāoyīn Shēng, Latin hóa: Gaoyin sheng): có 36 ống với âm vực soprano từ G3 đến F#6 (lấy C trung = C4). Sử dụng khóa treble.
– Trung âm Sanh (中音笙, bính âm: Zhōngyīn Shēng, Latin hóa: Zhongyin sheng): có 36 ống với âm vực alto từ C3 đến B5. Thấp hơn 1 quãng năm đúng so với Cao âm Sanh. Nó có một dãy 12 phím màu đen, những phím này khi ấn xuống chơi tất cả 3 ống tương ứng đều cùng một nốt trong những quãng tám khác nhau. Thí dụ, ấn phím “C” đen sẽ tạo ra nốt C3, C4 và C5 phát ra cùng lúc. Sử dụng khóa treble và alto.
– Thứ trung âm Sanh (次中音笙, bính âm: Cìzhōngyīn Shēng, Latin hóa:Cizhongyin sheng): có 36 ống với âm vực tenor từ G2 đến F#5. Thấp hơn 1 quãng tám so với Cao âm Sanh. Sử dụng khóa alto hoặc treble chuyển dịch xuống 1 quãng tám. Loại Sanh này có thể sử dụng như Đê âm Sanh.
– Đê âm Sanh (低音笙, bính âm: Dīyīn Shēng, Latin hóa: Diyin sheng): có 32 ống với âm vực bass từ C2 đến G4. Sử dụng khóa bass.
Loại Sanh có phím bấm chỉ phát triển trong thế kỷ 20, khoảng năm 1950 về trước. Sự khác nhau giữa hai loại Sanh này nằm ở bộ phận máy của chúng. Loại truyền thống có những lỗ trên các ống bấm được ép trực tiếp bằng những ngón tay của người chơi, còn loại phím bấm có các lỗ đóng và mở bằng phím bấm hoặc đòn bẩy.
Một số người tin rằng nhạc sĩ Johann Wilde (Đức) và nhà truyền giáo Pere Amiot (Pháp) đến Trung Quốc, sau đó họ mang những cây khèn Sanh đầu tiên trở về châu Âu, lần lượt vào năm 1740 và 1777, dù có bằng chứng cho rằng những nhạc cụ hơi tương tự như Sanh được biết ở châu Âu trước đấy một thế kỷ.
– Vu (竽; bính âm: yú, Latin hóa: yu): một loại khèn cổ có lưỡi gà tự do, giống như Sanh, nhưng lớn hơn. Nhạc cụ này bao gồm nhiều ống tre nối vào một bộ ống gió (có thể làm bằng tre, gỗ hoặc quả bầu). Mỗi ống chứa một lưỡi gà tự do, làm bằng tre. Nếu Sanh được dùng để cung cấp hòa âm (trong những quãng bốn và năm) thì ngược lại, Vu được dùng để chơi giai điệu. Người ta thường sử dụng Vu với số lượng lớn trong những dàn nhạc cung đình ở Trung Quốc thời xưa (và còn nhập khẩu vào Hàn Quốc và Nhật Bản), nhưng Vu không được sử dụng lâu dài hơn.
8. Cách (革) – bằng da:
– Bác phụ (搏拊, Latin hóa: bofu): trống cổ, sử dụng để bố trí nhịp điệu. Đôi khi nhạc cụ này còn được ám chỉ là Bác Bàn (伯盘), con trai của vua Chu U Vương (周幽王) trong triều đại nhà Chu và tì thiếp của ông là Bao Tự (褒姒). Sau khi Bao Tự tiến cung, nhà vua truất phế Thân Hậu (申后) và thái tử Nghi Cữu (宜臼), con trai của Thân Hậu, thay thế họ bằng Bao Tự và Bác Bàn. Năm 771, nhà vua và Bác Bàn bị giết bởi nhóm người du mục Khuyển Nhung (犬戎) ở Li Sơn, gần Tây An – Thiểm Tây ngày nay. Một nguồn khác nói rằng Bác Bàn sống và chiếu đấu giành ngai vàng với con trai của Thân Hậu, tức vua Chu Bình Vương (周平王).
– Bài cổ (排鼓, bính âm: páigǔ, Latin hóa: paigu): bộ trống có từ 3 đến 7 trống định âm (loại 5 trống thường được sử dụng). Theo truyền thống, những cái trống này làm bằng gỗ với mặt trống bịt da thú. Khi diễn, người ta dùng những chiếc dùi gõ vào mặt trống (đôi khi gõ vào thân trống). Phần lớn trống đều có 2 mặt, có thể chỉnh âm, nhưng chỉnh khác nhau.
– Bản cổ (板鼓, Latin hóa: bangu), gọi đơn giản là Cổ: một loại trống khung nhỏ, có đường kính khoảng 25 cm, sâu 10 cm. Khung trống làm bằng những cái nêm gỗ cứng, dán chặt lại bằng keo hồ để thành một vòng tròn. Da trống được căng trên những cái nêm, được bảo vệ bằng một cái đai kim loại. Bản cổ được treo trên một giá đỡ có 4 vòng sắt. Một số phiên bản chỉ có 3 vòng và 3 chân trụ. Loại có thể mang đi, còn giá đỡ thì xếp lại được.
Bản cổ được gõ bằng một hoặc hai dùi tre, phát ra âm thanh khô và sắc, cần thiết cho nhạc kịch Trung Quốc. Tùy vị trí gõ trên mặt trống, âm thanh phát ra sẽ khác nhau. Bản cổ còn được dùng trong nhiều dàn nhạc thính phòng ở Trung Quốc. Người chơi Bản cổ là giám đốc hoặc nhạc trưởng của dàn nhạc.
– Bát giác cổ (八角鼓, Latin hóa: bajiao gu): loại tambourine 8 cạnh, chủ yếu sử dụng trong thể loại hát kể ở miền bắc Trung Quốc.
– Bát lãng cổ (拨浪鼓;bính âm: bo lang gu, Latin hóa: bolang gu): loại đồ chơi và là trống viên truyền thống của Trung Quốc.
– Biển cổ (扁鼓, Latin hóa: biangu): trống bằng, chơi bằng dùi.
– Bột tề cổ (荸荠鼓, Latin hóa: biqigu): trống rất nhỏ, chơi bằng một que, sử dụng trong Jiangnan sizhu (loại nhạc hòa tấu truyền thống ở vùng Giang Nam, Trung Quốc).
– Chiến cổ (战鼓 hay 戰鼓, Latin hóa: zhangu): hay trống chiến, chơi bằng hai dùi: nhạc cụ này có ngoại hình tương tự như Đường cổ, nhưng âm vực thấp hơn. Giống như Biển cổ, Chiến cổ được dùng trong nhạc lễ và còn phổ biến trong những ban nhạc đám cưới truyền thống.
– Đào (鼗; bính âm: táo, Latin hóa: tao) hay Đào cổ (鼗鼓, Latin hóa: taogu): loại trống viên (pellet drum) sử dụng trong nhạc nghi lễ.
– Đại cổ (大鼓, Latin hóa: dagu): loại trống lớn chơi bằng hai dùi.
– Điểm cổ (点鼓, Latin hóa: diangu); còn gọi là Hoài cổ (怀鼓, Latin hóa: huaigu) – một loại trống khung hai đầu, chơi bằng một que gỗ duy nhất; sử dụng trong dàn nhạc Shifangu ở tỉnh Giang Tô và đệm trong vở nhạc kịch kunqu.
– Đường cổ (堂鼓, bính âm: tánggǔ, Latin hóa: tanggu): loại trống thùng truyền thống của Trung Quốc từ thế kỷ 19. Nó có kích cỡ trung bình với hai đầu bịt da thú và chơi bằng hai dùi. Đường cổ được treo bằng 4 vòng trên giá đỡ bằng gỗ. Người ta còn gọi trống này là Đồng cổ (同鼓, Latin hóa: tonggu) hay Tiểu cổ (小鼓, Latin hóa: xiaogu).
– Hải loa (海螺, Latin hóa: hailuo): nhạc cụ hơi làm bằng vỏ ốc xà cừ.
– Hổ tọa đại cổ (虎座大鼓, Latin hóa: huzuo dagu).
– Hổ tọa điểu giá cổ (虎座鳥架鼓, Latin hóa: huzuo wujia gu).
– Hoa bồn cổ (花盆鼓, Latin hóa: Huapengu): loại trống lớn hình chậu cảnh, chơi bằng hai dùi; còn gọi là Hang cổ (缸鼓, Latin hóa: ganggu).
– Hoa cổ (花鼓, Latin hóa: huagu): trống hoa.
– Kiến cổ (建鼓, Latin hóa: jian’gu).
– Thái bình cổ (太平鼓, Latin hóa: taipinggu): loại trống bằng có cán; còn gọi là Đan cổ (单鼓, Latin hóa: dangu).
– Ương ca cổ (秧歌鼓, Latin hóa: yanggegu): trống xạ lúa.
– Yết cổ (羯鼓, bính âm: jiégǔ, Latin hóa: jiegu), còn được viết là Hạt Cổ (鞨鼓): loại trống hình đồng hồ cát, chơi bằng hai dùi gỗ. Trong triều đại nhà Đường, Yết Cổ du nhập vào Trung Quốc từ vùng Khố Xa (庫車) ở Trung Á. Sau đó nhạc cụ này trở nên phổ biến trong khiêu vũ, đặc biệt là trong giới quí tộc. Hoàng đế Đường Huyền Tông (唐玄宗, 712-756) là người từng chơi nhạc cụ này. Một nhạc cụ của Hàn Quốc có nguồn gốc từ Yết Cổ gọi là galgo, thỉnh thoảng vẫn được sử dụng ở đất nước này. Tại Nhật Bản, trống kakko (羯鼓 ) cũng có nguồn gốc từ Yết Cổ và vẫn được dùng trong nhạc gagaku (雅楽).
Những nhạc cụ khác
Ngoài 8 nhóm trên, Trung Quốc còn một số nhạc cụ khác không được xếp loại trong hệ thống. Thí dụ:
– Cốt địch (骨笛, Latin hóa: gudi): loại sáo làm bằng xương, còn gọi là Cổ hồ cốt địch (贾湖骨笛). Đây là nhạc cụ cổ xưa nhất ở Trung Quốc, có niên đại khoảng 6000 năm trước Công nguyên. Bằng chứng là vào năm 1986, một số sáo xương được khai quật trong một hầm mộ đầu thời kỳ đồ đá mới ở Cổ Hồ (賈湖) thuộc tỉnh Hà Nam, giới khảo cổ nhận địnhh là chúng có niên đại khoảng 6000 năm trước Công nguyên. Loại sáo xương có kích cỡ trung bình khoảng 20 × 1.1 cm và được làm từ đôi cánh của loài sếu đầu đỏ. Chúng có số lượng lỗ bấm khác nhau, khoảng từ 1 đến 8 lỗ. Phiên bản 8 lỗ có 7 lỗ phía trước và 1 lỗ cho ngón cái phía sau. Cốt địch ngắn hơn loại sáo thông thường, dài từ 5,7 đến 10.5 cm và chỉ có một cặp lỗ. Số lỗ và khoảng cách các lỗ xác định âm vực và thang âm của sáo tùy theo mục đích sử dụng.
– Hải loa (海螺, Latin hóa: hailuo): nhạc cụ hơi làm bằng vỏ ốc xà cừ.
– Kèn Lilie (唎咧): nhạc cụ có nòng hình nón, do người Li ở tỉnh Hải Namsử dụng.
– Khẩu huyền (口弦, bính âm: Latin hóa: kouxian): một loại đàn môi, làm bằng tre hoặc kim loại. Có khả năng Khẩu huyền có nguồn gốc ở châu Á, được dùng rộng rải tại Trung Quốc, đặc biệt phổ biến trong những bộ tộc ở vùng tây nam Trung Quốc (bao gồm tỉnh Vân Nam, Quý Châu và khu tự trị Guangxi). Mỗi nhóm sắc tộc có tên riêng cho nhạc cụ này theo ngôn ngữ của họ. Có nhiều loại Khẩu huyền, từ 1 đến 5 lá đồng thau. Mỗi lá được gảy ở phía trước miệng (sử dụng khoang miệng như bộ phận cộng hưởng âm thanh). Mỗi lá phát ra cao độ âm thanh khác nhau khi gảy. Âm thanh tùy thuộc vào sự thay đổi âm lượng và hình dạng của khoang miệng. Những lá này có thể được gảy cùng lúc hoặc từng chiếc một để tạo ra giai điệu giống như thiết bị synthesizer.
– Lô sanh (phồn thể: 蘆笙, giản thể: 芦笙, bính âm: lúshēng, Latin hóa: lusheng): loại khèn (mouth organ) đa âm, có 5 hoặc 6 ống giọng khác nhau, mỗi ống có một lưỡi gà tự do (lưỡi gà gắn vào ống thổi dài làm bằng gỗ cứng). Kích cỡ ống thay đổi từ rất nhỏ đến ống dài trên 1 m. Lô sanh chủ yếu do một số bộ tộc ở vùng nông thôn, tây nam Trung Quốc sử dụng, thí dụ như ở Quí Châu,vùng tự trị Guangxi và Vân Nam). Nhạc cụ này còn được sử dụng ở những quốc gia lân cận như Lào và Việt Nam(do dân tộc thiểu số sử dụng, thí dụ như Hmong và Dong). Khi chơi Lô sanh người ta thường nhảy múa và đu đưa nhạc cụ này. Từ cuối thế kỷ 20, loại phiên bản Lô sanh hiện đại xuất hiện, được dùng trong dàn nhạc truyền thống của Trung Quốc.
– Mộc diệp (木叶, Latin hóa: muye): lá cây được dùng như một nhạc cụ hơi.
– Yêu cổ (腰鼓, Latin hóa: yaogu): loại trống thắt eo.
(Tổng hợp từ Wikipedia [tiếng Anh, tiếng Hoa] và tài liệu khác)
Tiêu – Sáo của Nhật Bổn
(NS Nguyễn Đình Nghĩa)
Bài sau đây viết về các loại Sáo Tiêu – Nhật bổn, vì sự liên đới với các loại sáo của Á Châu. Loại sáo ngắn 6 lỗ bấm, thường gọi Kagura – fuye, hoặc có tên “Sáo cho âm nhạc của tâm linh”. Và thường để đệm cho thể loại múa Shinto shrines. Đàn Koto bây giờ, xưa thường dùng để chơi các loại âm nhạc cổ truyền và đệm cho sáo Kagura.
1. Hình thể và thang âm của sáo Kagura-fuye, sáo Kagura:
Sáo Kagura – blue Sáo Oteki Koma- blue
2. Tiêu 7 lỗ Hichiriki, tấu chung với Biwa (1 loại nhạc cụ Pipa của Trung Hoa, xuất xứ từ Ấn độ) và Koto.
Âm nhạc Nhật Bổn phần nhiều liên quan đến nhạc đạo của Phật giáo.. Các điệu nhạc về múa của Ấn Độ được biết đến năm 736 Công Nguyên. Một trong những nhạc cụ có từ nguồn gốc của đạo Phật là cây Shakuhachi, mà du nhập từ Ai Cập. Ai Cập cổ xưa với loại Tiêu thẳng gọi là Sebi, dài 4 feet làm bằng thân nhỏ của loại lau sậy, đầu miệng thổi cắt hình tam giác xéo, nhạc cụ nầy được tìm thấy trên đường đến Ả Rập, nơi đây người địa phương có thói quen ngồi xếp để làm khi thổi có thể thổi hướng nghiêng làm ngắn lại chiều dài của ống. Người Ả Rập gọi tên khác là cây “Nay”. Trong cuộc thám hiểm của Alexander the Great đến vùng hướng Đông, cây Tiêu được du nhập sang miền Tây Ấn Độ và vùng trung tâm Á Châu, nơi mà loại Tiêu thổi dọc làm bằng tre trúc có lưởi gà (dăm kèn) xuất hiện lần đầu tiên.
Và loại Tiêu được làm ở Nhật Bổn có hình thức giống nhau, gọi là Shakuhachi . Tại Ấn Độ, loại Tiêu rất được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi bởi các nhà tu thiền Phật giáo, các vị tăng lữ đã tìm thấy loại Tiêu nầy trên đường du hoằng sang Trung Hoa. Trong khi các nước ở phương Tây thì Tiêu chỉ có 3 lỗ bấm, thì tại Ấn Độ số lỗ bấm được tăng lên thành 4-5 ở trên mặt Tiêu phía trước , phía sau mặt Tiêu có 1 lỗ bấm.
– Tại Trung Hoa, số lượng lỗ bấm tăng lên thành 6 lỗ bấm; gồm 5 lỗ ở mặt trên và 1 lỗ phía sau Tiêu, nhac cụ nầy chơi trong giàn nhạc cho phần nhạc cụ bộ hơi và tấu chung với bộ đàn dây.
– Kích thước của cây Tiêu thay đổi, từ 1 shaku và 8 sun để cho cao độ hợp với hoang – tchoung ( yellow bell), thích hợp cao độ (fundamental pitch) cơ bản của note nhạc thấp nhất của hợp âm trong thang âm của người Trung Hoa. Tên gọi Shakuhachi (Foot-eigth) tên thay cho kích thước mới thích hợp với người Trung Hoa. Khác với, Tiêu của tăng lữ Trung Hoa, cây Tiêu tại Ấn Độ không thay đổi phong cách, vẫn giữ nguyên thủy 5 lỗ bấm.
– Các loại sáo, Tiêu được tìm thấy tại Nhật Bổn vào khoãng năm 590 Công Nguyên, khi Đông Cung Thái Tử Shotoku Taischi là phật tử thuần thành tuyệt đối. Trong thời đại Nara( periode), âm nhạc dành cho Tiêu Shakuhachi được phát triển rộng rãi, thịnh hành, được chứng minh rằng với số lượng âm nhạc dành cho Tiêu Shakuhachi trong thời gian đó được gìn giữ trong Shosoin , nơi lưu trữ tài liệu cho thời đại Nara. Nhạc cụ tuy được thông dụng vào thời điểm đó nhưng sau đó vì kích thước quá nhỏ và âm thanh yếu, nên từ từ đã không còn được chuộng trong giàn nhạc. Sau đó trở nên thành nhạc cụ tấu riêng rẽ, hoặc được đệm cho 1 nhạc cụ khác độc tấu. Giai đoạn về sau, cây Tiêu dùng để đệm cho các tăng lữ tụng kinh. Do đó âm nhạc của cây Tiêu Shakuhachi qua nhiều thay đổi, từ dùng để tấu cho các tăng lữ tụng niệm.
– Trong thời đại Kamakura và Ashikaga (periods ), khoãng 1250 Công Nguyên, Ngài Kakushin đã đem theo cây Tiêu đến Trung Hoa trên con đường hoằng đạo, Shakuhachi đã tồn tại lâu hơn cây Hitoyogiri trong Phật giáo ở vùng Nam Trung Hoa.
– Thời cổ đại Trung Hoa, cách đo khác và ngắn hơn thời đương đại, theo họ 1 shaku và 8 sun, trong cách đo nầy là bằng nhau tương đương chỉ có 1 shaku và 1 sun trong lối đo cũa Nhật Bổn thời bây giờ. Tuy nhiên, trong thời gian của Đại Đức Kakushin, cách đo đếm của người Trung Hoa gần như giống với cách đo của Nhật Bổn ngày nay, 1 shaku và 8 sun tương đương khoãng 54.5 centimeters .
Chiều dài nầy là chiều dài của cây động tiêu Nhật Bổn Shakuhachi ngày nay.
– Cây Động Tiêu Shakuhachi được Ngài Kakushin mang theo trên đường du hoằng, dùng để truyền bá giáo phái của mình. Fuke (một nhánh tu thiền) (đi du hoằng đạo pháp) đã dùng Shakuhachi tấu và trở thành một biểu tượng gọi là Komuso. Và trên con đường du hoằng, các vị tăng lữ đã dùng cây Tiêu như vũ khí phòng thân, tự vệ, cho nên cây Tiêu đã được làm bằng loại trúc rất cứng, dầy với nhiều mắt mấu tre gần, giống như 1hợp chất cứng, để có thể đập mạnh, va chạm. Tương phản lại với cây Hitoyogiri, chỉ làm bằng tre một mấu.
– Âm nhạc của Shakuhachi du nhập qua Trung Hoa bởi Ngài Kakushin, là một thể loại nhạc cao quí của Nhật Bổn được gọi Koden-Kyoku, một thể loại sáng tác theo phong cách xưa. Trong khi đó, thể nhạc nỗi tiếng là Shinkyorei, mang 3 tính cách của Trung Hoa, mang biểu tượng “Chân thật – Bầu trời – Chuông” được Changpai sáng tác, một nhà soạn nhạc thời nhà Đường với lòng sự tôn kính phái Fuke. Sáng tác mang ý nghĩa của âm thanh huyền dịu của chuông chùa vang vang đến trong tâm thức ông trong không gian.
-Những bậc thầy âm nhạc trong nghệ thuật tấu Tiêu Hitoyogiri được gọi là Sosa trong những năm cuối triều đại Ashikaga (1335-1573 ). Theo như những biên sọan cũa các nghệ sĩ theo phong cách cổ truyền, thì có sự cải tiến mới xuất hiện theo phong cách Omori- Sokun, một loại âm nhạc đương thời của Oda-Nobunaga (Generalissimo, người đã lật đỗ vương triều Ashikaga Shogunate). Mặt khác, triều đại Sokun, tiêu Hitoyogiri được cải cách tiến bộ một cách phi thường không những về kỷ thuật mà còn về phương diện sáng tác. Kỷ thuật của ông ảnh hưởng âm nhạc Komuso rất nhiều, cho nên sau nầy cũng tác động đến lối sáng tác nhạc cho Tiêu Shakuhachi.
– Trong thời Vương triều Tokugawa (Tokugawa period ) những nghệ sĩ tấu thể nhạc Komuso đã được cho một ân điển đặc biệt là với kết quả của sự phát triển nghệ thuật âm nhạc của Tiêu Shakuhachi đã có phong cách tấu rất thoải mái, thưởng thức và rất thành công trong khi đó Tiêu Hittoyogiri lại từ từ suy sụp. Giữa thời kỳ của triều đại Tokugawa, Shakuhachi phát triển cực điểm với KinKoKurosawa, trường KinKo đã sáng tác thể loại 36 tấu khúc cho loại nhạc cụ nầy.
– Vào thời điểm Phục Hưng (1868 ), những ưu đãi đặc biệt cho Tiêu Shakuhachi trước kia được dành cho vào thời điểm thể loại Komuso đã bị trì hoãn, và âm nhạc giành cho Shakuhachi đột nhiên giảm dần. Ngày nay, sự khôi phục lại nhờ vào nổ lực, phấn đấu lớn lao của Itcho Yoshida và Kodo Araki, người đã duy trì và gìn giữ văn hóa cổ truyền tại thủ đô ToKyo cho đến hết thời kỳ sa sút đó. Cuối cùng, những nghệ sĩ tấu Tiêu chú ý đến chiều hướng sáng tác mới từ thể nhạc cổ truyền của gaikyoku (thể nhạc được sáng tác thêm) cho tam tấu với đàn shamisen và Koto, cũng từ đó cho đến ngày nay Tiêu Shakuhachi không thể thiếu được trong giàn nhạc tam tấu.
– Cho đến hết cuối thời của Tokugawa (Tokugawa periode ), Soetsu Kondo, một công dân của Nagasaki, người nghệ sĩ trước tiên chơi nhạc cụ charamela (một loại nhạc cụ giống Oboe của Trung Hoa) và sau chuyển qua Shakuhachi. Trong những năm cuối đời, ông đã cống hiến nhiều sáng tác cho Shakuhachi tại Kyoto và Osaka. Ông là một nghệ sĩ xuất sắc trong nghệ thuật, ông có tác động và ảnh hưởng rộng lớn ở Kansai, và trường âm nhạc của ông đào tạo nhiều nghệ sĩ nỗi tiếng thủ Shakuhachi, gần như và hầu hết, bên cạnh đó Tozan Nakao, người thành lập ra trường âm nhạc Tozan, cũng là giáo sư nỗi danh âm nhạc ở Kansai. Kinko và Tozan là 2 trường âm nhạc nỗi tiếng giảng dạy cho bộ môn Tiêu Shakuhachi.
(Bài viết dựa theo tài liệu “Japanese music” của Hisao Tanabe [Professor of Tokyo University of Art, Musical Department] – nhà xuất bản Kokusai Bunka Shinkokai –1959, The Society for International Cultural Relations)
oOo
Độc tấu Tuyết Hoa Thần Kiếm (雪花神剑) – Tiêu bát khổng – Lý Văn Vệ: https://www.youtube.com/watch?v=aW6JW7n8p9o
Độc tấu Nữ Nhi Tình (女儿情) – Tiêu bát khổng – Lý Văn Vệ: https://www.youtube.com/watch?v=rSRdyzlCk40
Độc tấu Trùng hồi Hán đường (重回汉唐) – Lý văn Vệ: https://www.youtube.com/watch?v=Z6E9xn2Z0jo
Song tấu Động Tiêu 8 lỗ Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=jz8e7K9SlzQ
Độc tấu Động Tiêu 8 lỗ Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=ITWhwF8TGhw
Độc tấu Xiao (Tiêu) – Zhang Weiliang:
Độc tấu Xiao (Tiêu) – “At the Dressing Table” by Zhang Weiliang:
Chen Yue – Three Variations on Plum Blossom:
Chen Yue – Lục Dã Tiên Tung: https://www.youtube.com/watch?v=4SoLYFFow0I
Chen Yue and Lars Hannibal plays Ge Xi Me Ling:
Chenyue, Michala Petriand, Lars Hannibal play Autumn Piece:
Theme song Tiếu Ngạo Giang Hồ: https://www.youtube.com/watch?v=wGdM1YYREtg
Độc tấu Shakuhachi:
Độc tấu Shakuhachi – Masayuki Koga:
The best of Hoshun, Koto, and Shakuhachi: https://www.youtube.com/watch?v=E8PatMko-j0
Sebi in Ancient Egyptian Music Performance:
Nay Taqasim at the Spring 2014 UCSB Middle East Ensemble Concert:
Africa/Middle East – Nay Solo:
Tiêu Hitoyogiri 一節切 – Princess Mononoke Theme Song:
Tiêu Hitoyogiri 一節切:
Share this:
- More
Related
Từ khóa » Tiêu Khác Gì Sáo
-
Sự Khác Nhau Giữa Sáo Và Tiêu- Cái Nào Dễ Thổi Hơn? - Sol.G
-
Cách Phân Biệt Sáo Và Tiêu - Kèn Harmonicar
-
Tiêu (nhạc Cụ) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Khác Nhau Giữa Sáo Và Tiêu 2022 - Âm Nhạc
-
Học Thổi Sáo Và Tiêu Có Khó Không? Đôi điều Cần Biết để Học Thổi Sáo
-
Cách Phân Biệt Tiêu Và Sáo - Đam San .Net
-
Người Mới Chơi Nên Chơi Sáo Hay Tiêu - Tapatalk
-
Phân Biệt Động Tiêu Và Sáo Dọc - Bảo Hiếu
-
Những Tiêu Chí để Phân Loại Sáo
-
Nên Chọn Mua Tiêu Bát Khổng Hay Tiêu Trúc Hệ Khác
-
Tone Sáo Là Gì – Sáo đô, Sol, La, Si, Rê, Mi, Fa Là Gì?
-
Nên Chọn Mua Sáo Dizi Tone Gì?
-
Nên Chọn Sáo Tàu Dizi Hay Sáo Ngang Việt Nam - Sáo Trúc Bùi Gia
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Sáo Phổ Biến Hiện Nay