Nhạc Cụ Thiêng Của đồng Bào Tây Nguyên - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Nữ nghệ nhân lão thành người dân tộc M’nông Thi K’lut (ngụ tại buôn Bu Prang, xã Dak N’rung, huyện Daksong - tỉnh Đắc Nông) biểu diễn cho du khách nước ngoài và các nhiếp ảnh gia, đài truyền hình… xem một điệu múa mà đến nay chỉ mình bà còn nhớ |
Ngoài việc cầu xin sự trợ giúp của thần linh, lễ hội cũng là nơi thể hiện nghệ thuật âm nhạc dân gian dưới hình thức diễn xướng. Trong các lễ hội, âm nhạc dân gian đảm nhiệm hai chức năng: tạo không khí thiêng liêng, trang trọng khác thường của ngày lễ, đồng thời là phương tiện giúp người thầy cúng chuyển tải được những lời cầu khấn đến các thần linh, nhờ vào các nhạc cụ đặc biệt là dàn cồng chiêng. Vì thế, cồng chiêng đã trở thành loại nhạc cụ có vị trí quan trọng hàng đầu trong sinh hoạt nghi lễ và lễ hội truyền thống.
Chiêng là một đặc trưng văn hóa cổ của đồng bào Tây Nguyên, có mặt ở hầu hết các sinh hoạt văn hóa quan trọng trong đời người, trong tất cả các nghi lễ lớn và nhỏ của gia đình, của buôn làng. Chiêng tham gia vào mọi sinh hoạt, nghi lễ với các ý nghĩa khác nhau, nhằm ứng xử với thế giới bên ngoài con người ở các góc độ khác nhau. Vì thế, chiêng là nhạc cụ trung tâm của sinh hoạt nghi lễ và lễ hội, là loại nhạc cụ “thiêng” có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Chiêng là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ có định âm, nhóm tự thân vang, tức là âm thanh được tạo lên bằng cách tác động trực tiếp lên nhạc cụ. Chiêng có hình vành khăn, được làm bằng chất liệu hợp kim mà thành phần chủ yếu là đồng trộn với vài loại kim loại khác như thiếc, bạc, vàng…
Chiêng ở Tây Nguyên không được sử dụng từng chiếc đơn lẻ, mà kết nối nhau thành dàn, mỗi dàn từ ba chiếc trở lên, có hình dáng và kích thước khác nhau, chiếc nhỏ nhất có đường kính khoảng 10-15cm và đường kính chiếc lớn nhất có thể trên 90cm. Trong một dàn chiêng thì chiêng mẹ là quan trọng nhất.
Có hai loại chiêng thường được sử dụng ở Tây Nguyên là chiêng có núm, còn gọi là cồng, và chiêng dẹt. Việc sử dụng chiêng có núm hay chiêng dẹt không chỉ đơn giản do hình thức của chiêng, mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa văn hóa, thẩm mỹ khác nhau.
Tất cả các dân tộc ở Tây Nguyên không dùng riêng một loại chiêng dẹt hay chiêng có núm, mà luôn kết hợp chúng nhau, trong đó chiêng có núm - tức là cồng - đánh bè trầm, còn chiêng dẹt thể hiện giai điệu.
Trong các dịp nghi lễ, các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu, hoặc giai điệu một bè, mà còn hòa tấu đa âm. Cồng, chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có người còn áp dụng các kỹ thuật khác như chặn tiếng bằng tay trái, hoặc tạo giai điệu riêng trên một chiếc chiêng…
Phóng to |
Một già làng Gia Rai đang thực hiện nghi thức “cúng Giàng”, bao gồm những đấu gạo đầu tiên của vụ mùa mới, heo sữa quay, rau quả tươi… và tất nhiên không thể thiếu rượu cần tinh khiết |
Đồng bào Tây Nguyên có nhiều cách đánh cồng chiêng rất phong phú: Người Ba Na và người Gia Rai có phương pháp đánh chỉ điệu (một bài trầm đánh trên vài giai điệu), người Êđê đánh theo cách thức từng chùm, người M’Nông, người Chu ru, người K’Ho... đều có những cách đánh khác nhau. Cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại vào ngày 25/11/2005.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện ngày càng nhiều nền văn hóa hiện đại Tây phương cùng với những thay đổi trong nếp sinh hoạt thường ngày đã làm cho sự quan tâm đến cồng chiêng dần bị phai nhạt. Những nghệ nhân đánh cồng chiêng tuổi ngày càng lớn mà lực lượng kế thừa thì gần như không đáng kể, do đó số lượng dàn cồng chiêng đã suy giảm đến mức nghiêm trọng.
Để chống lại nạn chảy máu cồng chiêng, các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều chính sách cho những gia đình, những người gìn giữ dàn cồng chiêng, những nghệ nhân đánh chiêng, chỉnh chiêng. Đã có nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho lớp trẻ học tập kỹ thuật đánh chiêng và chỉnh chiêng, với sự hướng dẫn của những nghệ nhân có trình độ cao, nhằm góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa cồng chiêng.
Việc Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc tổ chức Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2007 - ngày hội của các dân tộc Tây Nguyên (từ 21 đến 24/11) - một cách bài bản để tôn vinh văn hóa cồng chiêng là một điều rất đáng mừng. Hình ảnh trên bài báo này phản ánh phần nào không khí lễ hội ở Buôn Ma Thuột những ngày festival.
Phóng to | |
Thanh niên, thiếu nữ dân tộc Gia Rai (tỉnh Gia Rai) trong điệu múa “Mừng nhà rông mới” | Một nghệ nhân người dân tộc Mạ (tỉnh Đắc Nông) với máy quay phim kỹ thuật số Panasonic và đồng hồ Seiko trên tay đang chăm chú theo dõi một tiết mục trên sân khấu lớn. Ngày nay, khi lớp trẻ người dân tộc thiểu số thích đi xe gắn máy, chơi game online thì việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống là điều rất cần thiết |
Phóng to | |
Chương trình “Lễ hội đường phố” kết thúc bằng nghi thức “cúng voi”, sau đó những thớt voi khổng lồ này - theo lệnh các quản tượng - đã bái chào từ biệt quan khách… | Ông James Henri Houiller, một du khách Pháp, chụp ảnh lưu niệm cho người bạn cùng đi trong đoàn là bà Jeanin Tramoni đang thích thú gõ thử một trong số 30 dàn cồng chiêng được huy động để phục vụ lễ hội |
Phóng to | |
Rượu cần, nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên, được đem ra mời khách quý ngay trong “Lễ hội đường phố” | Hàng chục thớt voi, hình ảnh đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, đã dẫn đầu đoàn diễu hành trong suốt chương trình “Lễ hội đường phố” sáng 22/11. Sau khi đi qua những trục đường chính của Buôn Ma Thuột, hàng trăm diễn viên phần lớn là người Gia Rai, Kơ Tu, M’Nông, Ba Na, Mạ… đã tụ về Quảng trường TP để lần lượt biểu diễn những tiết mục đặc sắc nhất của dân tộc mình |
Phóng to |
Rời Buôn Ma Thuột, du khách được mời đến thăm khu du lịch sinh thái của Công ty Cao su Đắc Lắc ở Bản Đôn - cách Buôn Ma Thuột 50 cây số. Đây là nơi các lễ hội của những dân tộc Tây Nguyên được tái hiện trong đúng “không gian” buôn làng. Trong ảnh là những cô gái, chàng trai người Gia Rai đang múa vòng tròn quanh cột nêu để “mừng lúa mới” |
Từ khóa » Nhạc Cụ Dân Gian Tây Nguyên
-
Các Nhạc Cụ đặc Trưng Dân Tộc Tây Nguyên
-
Nhạc Cụ Truyền Thống Của Các Dân Tộc Tây Nguyên : Sự Quyến Rũ ...
-
Tìm Hiểu 3 Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Tây Nguyên –
-
Bảo Tồn âm Nhạc Dân Gian Tây Nguyên | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Nhạc Cụ Dân Tộc Tây Nguyên Hay Nhất - YouTube
-
Ðộc đáo Nhạc Cụ Dân Gian Tây Nguyên Từ Tre Nứa - Báo Đắk Lắk
-
Âm Nhạc Dân Gian Tây Nguyên Trong đời Sống âm Nhạc Hiện Nay
-
Đàn đá, âm Hưởng độc đáo Của Các Dân Tộc Tây Nguyên
-
Những Giá Trị Về Lịch Sử, Văn Hóa Và Khoa Học Của âm Nhạc Dân Gian ...
-
Bảo Tồn Âm Nhạc Dân Gian Tây Nguyên - Báo Văn Hóa
-
Nhạc Cụ Tây Nguyên Cung Cấp Nhạc Cụ Dân Tộc
-
Âm Nhạc Trong đời Sống Cộng đồng Tây Nguyên
-
“Nhạc đường Bá Phổ” Kho Báu Nhạc Cụ Truyền Thống Việt Nam
-
Cảm Hứng âm Nhạc Dân Gian Tây Nguyên Vẫn Luôn Cháy Bỏng…