Nhạc Lý Cơ Bản Về Gam. | Guitar Is My Life

GAM – GIỌNG

Gam là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc trong một quãng 8 (từ chủ âm đến chủ âm)

I – II – III – IV – V – VI – VII – (I )

GAM TRƯỞNG – GIỌNG TRƯỞNG

1.Gam trưởng:

Gam trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:

Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (bậc I)

Trong gam Đô trưởng, âm chủ là Đô

2.Giọng trưởng:

Các bậc âm trong gam trưởng dùng để xây dựng giai điệu một bài hát, một bản nhạc thì được gọi là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ.

Ví dụ bài Thật là hay của Hoàng Lân, được xây dựng trên công thức gam trưởng, gồm các âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.

GAM THỨ – GIỌNG THỨ:

1.Gam thứ:

Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung như sau:

Ví dụ: Gam La thứ:

Trong trường hợp này, sử dụng từ Gam hay Giọng đều được!

2.Giọng thứ

Các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát ( hay một bản nhạc ) người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên âm chủ.

Ký hiệu nốt nhạc

Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ). Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên:

Xi : B (có sách kí hiệu là H)

La : A

Son : G

Fa : F

Mi : E

Rê : D

Đô : C

Dấu hoá: là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà

– Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.

– Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung

– Dấu bình : làm các nốt nhạc cho trở về cao độ tự nhiên

– Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ

– Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc

– Quãng : Các nốt nhạc trong âm nhạc hay các nốt giai điêu trong các bài hát quan hệ với nhau bằng các quãng. Định nghĩa : Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số.

VD : quãng 3 , quãng 4 , quãng 5 v.v… Ta có các quãng sau:

+Quãng 2 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q2t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 / 2 cung (nửa cung ) .

VD : Xi => Đô ( B => C ) , Mi => Fa ( E => F ) hay Đô thăng => Rê ( C# => D ) v.v….

+Quãng 2 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q2T ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 cung .

VD : Đô => Rê ( C=>D ) hay mi => Fa thăng ( E => F# ) v.v…

+Quãng 3 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q3t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3/2 cung (1 cung rưỡi ).

VD : mi => Sol ( E=>G ) , Rê => Fa ( D => F ) hay Đô => Rê thăng ( C= > D# v.v…

+Quãng 3 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q3T ) : Là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau đúng 2 cung .

VD : Đô => mi ( C => E ) , Mi => Sol thăng ( E => G# ) v.v…

Ngoài ra còn có các quãng khác như :

+Quãng 4 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 5/2 cung ( tức 2 cung rưỡi ) VD : Đô => Fa ( C => F ) v.v…

+Quãng 5 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3 cung

VD : Đô => Sol ( C => G ) v.v…

+Quãng 6 , quãng 7 v.v..

Tuy nhiên tạm thời ta nên chú ý đến 4 quãng đầu tiên Q2t , Q2T , Q3t , và Q3T , các quãng khác ta sẽ sử dụng đến khi đã được  nâng cao hơn .

Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát.

Để chơi được  1 bài hát ( có bản nhạc ) thì ta phải làm theo tuần tự các bước như sau :

– Xác định Gam của bài nhạc

– Lập bộ hợp âm cho gam đó

– Đặt hợp âm vào giai điệu

Trong bài  này sẽ giải quyết khâu đầu tiên trong tiến trình trên .

Trước hết , Gam là một tập hợp gồm 7 nốt nhạc . Có 2 loại gam , là gam trưởng và gam thứ

Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :

Ta sẽ tìm hiểu về gam trưởng trước :

Trước hết ta quy ước như sau : Q2T ký hiệu a , Q2t ký hiệu b

Công thức lập gam trưởng sẽ là a a b a a a b

Giải thích :

7 nốt nhạc của gam được  tựng trưng bởi các ký tự a và b đó . Tính từ nốt gốc của gam ta có các nốt còn lại .

VD : Gam Đô trưởng ( C )

với nốt gốc là C , dựa vào công thức a a b a a a b ta suy ra các nốt còn lại là :

D ( cách C 1 a ) ,

E ( cách D 1 a ) ,

F ( cách E 1 b ) ,

G ( cách F 1 a ) ,

A ( cách G 1 a ) ,

B ( cách A 1 a )

và C (cách B 1 b ) .

Vậy gam C gồm 7 nốt là : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu hóa nào .

VD2 : gam Rê trưởng ( D )

Với nốt gốc là D , dựa vào công thức a a b a a a b ta có các nốt còn lại là :

E ( cách D 1 a ) ,

F# ( cách E 1 a ) ,

G ( cách F# 1 b ) ,

A (cách G 1 a ) ,

B (cách A 1 a ) ,

C# ( cách B 1 a )

và D (cách C# 1 b ) .

Vậy 7 nốt của gam D gồm có : D , E , F# , G , A , B , C#

Gam D có 2 dấu # ở F và C

Từ những điều trên các bạn hãy tự mình tìm ra các nốt trong các gam trưởng còn lại .

Gam Thứ :Công thức lập gam thứ sẽ là a b a a b a a

Cũng tương tự cách làm của gam trưởng ta có 2 ví dụ sau :

VD 1 : gam La thứ ( Am ) : theo công thức a b a a b a a ta có các nốt tiếp theo là :

B ( cách A 1 a )

C ( cách B 1 b )

D ( cách C 1 a )

E ( cách D 1 a )

F ( cách E 1 b )

G ( cách F 1 a)

và A ( cách G 1 a )

Vậy các nốt trong gam Am sẽ là : A B C D E F G và ko có dấu hóa nào .

VD 2 : gam Bm cũng dựa vào công thức trên ta có các nốt tiếp theo là :

C# ( cách B 1 a )

D ( cách C# 1 b )

E ( cách D 1 a )

F# (cách E 1 a )

G ( cách F# 1 b )

A ( cách G 1 a )

và B ( cách A 1 a )

Vậy các nốt trong gam Bm sẽ là : B C# D E F# G A

Vậy gam Bm có 2 dấu # tại C và F .

Tương tự như vậy các bạn hãy suy ra các gam thứ còn lại

Sau khi làm xong các gam trưởng và thứ còn lại ta sẽ thấy 1 điều : sẽ tồn tại từng cặp các gam trưởng và thứ có cùng dấu hóa . Ta gọi các cặp đó là cặp gam trưởng thứ song song .

Như VD ở trên ta thấy gam Rê trương (ký hiệu D) và gam Si Thứ (ký hiệu Bm) có cùng dấu hóa là F# và C# => 1 bài nhạc có 2 dấu thăng sẽ thuộc gam D hoặc Bm .

Từ các điều trên ta có thể dễ dàng xác định  được  1 gam bất kỳ dựa vào việc nó có bao nhiêu dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b) và tại vị trí nốt nào . Điều này tạo tiền đề rất tốt để các bạn sau này có thể nhận biết 1 cách nhanh nhất gam của 1 bài hát khi đã có bản nhạc trong tay .

Cách nhận biết gam của 1 bài hát :

Để nhận biết gam của 1 bài hát thông thường ta dựa vào 2 yếu tố sau :

1 . Dấu hóa cố định của bài hát được  ghi ở đầu khuông nhạc .

2 . Nốt nhạc cuối cùng của bài nhạc .

Ta cần phải biết :

Thứ tự cố định của dấu thằng (#) :Nhìn vào thứ tự trên ta thấy ngay từ trái sang phải là các nốt Fa Đô Sol Rê La Mi Si .

Thứ tự cố định của dấu giáng (b) : Với dấu giáng là si mi la re sol do fa ngược lại so với dấu thăng .

Một Bản nhạc sẽ có dấu hóa ghi ở đầu khuông nhạc tương ứng với gam của bài nhạc đó . Trong bài viết trên ta đã dễ dàng xây dựng được  các gam với các dấu thăng (#) và giáng (b) của gam đó . Sau đây là quy tắc để ta có thể tìm nhanh Gam của bài nhạc dựa vào dấu hóa :

Với dấu thăng (#) : từ dấu thăng cuối cùng ta tiến lên 1 Q2t ta sẽ có nốt gốc gam trưởng cần tìm .

VD : bài nhạc có 2 dấu # , nhìn vào vị trí các dấu thăng ta có thể dễ dàng biết được  , đó là các nốt F và C ( theo thứ tự trái sang phải ) , vậy dấu # cuối là ở nốt C , từ nốt C# tiến lên 1 Q2t là nốt D vậy bài đó thuộc gam D trưởng hoặc gam thứ song song  là Bm .

Với dấu giáng (b) : thì ngoại trừ giấu giáng đầu tiên là gam F trưởng , từ 2 dấu giáng trở đi , vị trí nốt giáng áp chót sẽ là nốt gốc hợp âm trưởng cần tìm .

VD 1 bài nhạc có 2 dâu giáng : theo thứ tự từ trái sang phải ta có vị rí 2 nốt giáng là ở nốt Si và Mi , dấu giáng áp chót là Si , vậy bài nhạc thuộc gam Si giáng trưởng Bb hoặc gam thứ song song là Gm .

Để biết được  bài nhạc thuộc gam trưởng hay thứ ta sẽ dựa vào yếu tố còn lại , đó là nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc :

1 bài nhạc kết thúc bằng nốt nào thì đó chính là nốt gốc của gam bài đó

VD : bài nhạc kết thúc ở nốt C thì chắc chắn là bài đó ở gam C trưởng C hoặc gam C thứ Cm . Để biết được  là C hay Cm thì ta lại nhờ vào yếu tố phía trên , đó là dấu hóa đầu khuông nhạc

VD : 1 bài nhạc có 2 dấu thăng và kết thúc ở nốt B , trước hết bài đó thuộc gam D hoặc Bm , vì nốt cuối cùng là nốt B ta suy ra bài nhạc thuộc gam Bm .

Ghi chú :

Với 1 bản nhạc thông thường thì chắc chắn sẽ tuân theo các quy luật trên .

VD : nếu bài nhạc ko có dấu thăng , giáng gì thì chắc chắn nốt kết bài sẽ là nốt C hoặc A ko thể là nốt khác được  , và tương tự với các trường hợp có các dấu hóa khác .

Hợp âm , cấu tạo hợp âm

Phần trên chúng ta đã biết về cách thức xác định gam của 1 bài nhạc . Và điều tiếp theo là ta phải lập được  bộ hợp âm trong gam đó để có thể biết được  có những hợp âm gì sẽ phải dùng đến trong gam đó , tất nhiên các hợp âm để ở dạng cơ bản và chưa nâng cao . Ta cần hiểu rõ bản chất của hợp âm :

– Bất kỳ 1 hợp âm cơ bản nào cũng đều được  cấu tạo từ 3 nốt nhạc : nốt 1 , nốt 3 và nốt 5 . Trong đó nốt 1 là nốt gốc của hợp âm , nốt 3 tùy là vào hợp âm trưởng hay thứ sẽ là quãng 3 trưởng hay thứ của nôt gốc , nốt 5 là quãng 5 của nốt gốc .

Hợp âm lại có 2 dạng , hợp âm trưởng và hợp âm thứ :

+ Hợp âm trưởng :

Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 trưởng Q3T , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 thứ Q3t .

+ Hợp âm thứ :

Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 thứ Q3t , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 trưởng Q3T.

VD : Hợp âm Đô trưởng gồm 3 nốt :

Nốt 1 : nốt gốc C

Nốt 3 : nốt quãng 3 trưởng của C là E

Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

=> vậy hợp âm Đô trưởng C gồm có 3 nốt C , E và G

Hợp âm Đô thứ Cm :

Nốt 1 : nốt gốc C

Nốt 3 : nốt quãng 3 thứ của C là Eb

Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

= > vậy hợp âm Cm gồm 3 nốt là C , Eb và G

Bộ hợp âm của gam

sau khi đã hiểu rõ hơn về hợp âm , ta sẽ đi tìm các hợp âm trong 1 gam .

Trong bài này ta đã biết công thức lập các gam trưởng và thứ , từ đó ta sẽ biết được  trong gam đó có bao nhiêu dấu hóa và tại vị trí nốt nào . Trong 1 gam ta sẽ có các hợp âm tương ứng , 1 gam có 7 nốt nhạc , như vậy ta sẽ có 7 hợp âm tương ứng thuộc gam đó . Nguyên tắc tạo nên hợp âm giống như bản chất của nó ở bài trên , ta sẽ dựa vào các nốt nhạc với dấu thăng giáng của từng gam và bản chất của hợp âm để tìm ra các hợp âm trong gam đó , mình sẽ dùng ví dụ để các bạn có thể hiểu được  nhanh nhất :

Giả sử ta đã xác định được  bài nhạc được  chơi ở giọng Đô trưởng ( hay gam Đô trưởng )

Gam Đô trưởng gồm 7 nốt : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu thăng , giáng gì

Các hợp âm trong gam C sẽ là :

C ( nốt 1 là C , nốt 3 là E , nốt 5 là G )

Dm vì nốt 1 là D , nốt 3 là F cách D 1 quãng 3 thứ chứ ko phải quãng 3 trưởng , nốt 5 là A .

Em : nốt 1 là E , nốt 3 là G cách E 1 Q3t , nốt 5 là B

F : nốt 1 F , nốt 3 là A cách F 1 Q3T chứ ko phải Q3t , nốt 5 là C

G : nốt 1 G , nốt 3 là B cách G 1 Q3T , nốt 5 là D

Am : nốt 1 A , nốt 3 C cách A 1 Q3t , nốt 5 là E

riêng hợp âm B thì sẽ là Bm vì nốt 3 D cách nốt gốc 1 Q3t và nốt 5 F cũng cách nốt 3 1 Q3t ( ta sẽ bỏ qua hợp âm này vì đó là hợp âm nâng cao rồi )

Vậy khi chơi 1 bài nhạc giọng C thì ta cần có 6 hợp âm để sử dụng trong bài là C, Dm , Em , F , G , Am .

Tương tự như vậy các bạn hãy thử tự mình làm bộ hợp âm ở các giọng khác , D , E , F v.v..

Áp dụng vào DJ và producer :

Khi một bản nhạc EDM được sản xuất ra, nó vẫn phải dựa trên nguyên tắc của mọi nhạc lý căn bản. Đó là sự sắp xếp của các âm tiết. Mỗi âm tiết này sẽ tương với một nốt nhạc nhất định . Tuy nhiên một âm tiết hay một nốt nhạc thì không thể tạo nên được một bản nhạc hay, một bản nhạc là sự sắp xếp có khoa học của rất nhiều âm tiết với rất nhiều cung bậc khác nhau. Producer phải xác định âm tiết đầu tiên để xây dựng nên bản nhạc thuộc gam nào và xây dựng những âm tiết còn lại xung quanh hợp âm của nó. Một bản nhạc thì phải có nhiều hợp âm đó là sự đan xem giữa ,beat, bassline, Melody, Vocal, Chorus, … nhưng cần xác định đâu là hợp âm chính từ đó có kế hoạch phát triển các hợp âm phụ hòa quyện vào hợp âm chính. Một câu hỏi mà rất nhiều Producer khi được hỏi vẫn chưa có câu trả lời : “ tại sao bộ sound họ dùng lại “ mỏng “ hơn so với nhạc nước ngoài ? và khi chơi ở những dàn loa công xuất cao có nhiều main , bộ lọc , khuếch đại, phân tầng ,… chuyên nghiệp thì âm thanh ra bi bể và không hay ?” đơn giản là vi các sound mà Producer việt nam sữ dung gần như là mặc định, họ chỉ tạo được 1 hoặc 2 sound trên một tầng. Việc kết hợp nhiều sound trên một tầng rất phức tạp đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kiến thức về nhạc lý để chọn và phối những sound trong cùng hợp âm, nếu không đó là một mớ hỗn độn những âm thanh chứ không phải là một sound. Vì quá ít sound trên mỗi tầng, nên khi gặp những bộ khuếch đại công suất lớn nó sẽ phân tầng chi tiết hơn khiến âm thanh phát ra bị “ phơi bày “ sự đơn điệu của nó, nghe rất chói tai và  không hay. Mặt khác house các producer sản xuất thường không biết mixing , không nắm được tần số ,củng như không hiểu rỏ về EQ + Compressor , không biết tần số của sound nào nên né với tần số của sound nào và ngược lại nên ưu tiên tần số sound nào .v.v đâm ra dẫn tới tình trạng cái thừa cái thiếu nên mới vậy, cái này gọi là kỹ thuật master . Nhận định này rút ra khi so sánh giữa các producer nhạc house và những mãng khác như nhạc phim , nhạc cho casi .v.v.

Minor : thứ  – Major : trưởng – Sharp : Thăng (#) Flat : Giáng (b)

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Gam Si Thứ