Nhạc Pop Ấn Độ – Wikipedia Tiếng Việt

Nhạc pop Ấn Độ
Nguồn gốc từ loại nhạc
  • Bollywood
  • Filmi
  • Ấn Độ
  • Pakistan
Nguồn gốc văn hóa
  • Những năm 1960 – 1990 tại Ấn Độ
  • Pakistan
  • Bangladesh
  • Vương quốc Anh
Nhạc cụ điển hìnhGiọng hát, guitar, dương cầm, dàn nhạc giao hưởng, bàn phím âm nhạc, dàn trống, saxophone
Tiểu thể loại
  • Nhạc underground châu Á
  • Nhạc bhangra
  • Bhangragga
  • Điệp khúc Bollywood
  • Nhạc dance
  • Nhạc rock
Ban nhạc Euphoria biểu diễn tại sự kiện Red Bull SoundClash ở Dubai vào tháng 11 năm 2014

Nhạc pop Ấn Độ hay nhạc pop tiếng Hindi (tiếng Hindi: हिन्दुस्तानी पॉप संगीत; tiếng Urdu: ہندوستانی پاپ; tiếng Anh: Indian pop) hay còn gọi là Indi-pop, Indipop, I-pop, Hindi-pop hay Hindipop,[1] ý chỉ dòng nhạc pop được sản xuất tại Ấn Độ nhưng độc lập, tách biệt với nhạc thu filmi (tức nhạc phim) trong các bộ phim điện ảnh Ấn Độ, ví dụ như nhạc Bollywood, vốn có xu hướng ngày càng trở nên nổi tiếng. Nhạc pop Ấn Độ có liên hệ mật thiết với nền điện ảnh Bollywood, nhạc rock Bangladesh và nền âm nhạc underground châu Á của Vương quốc Anh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Nhạc Bollywood, Nhạc đại chúng Pakistan, Nhạc rock Bangladesh, và Underground châu Á

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Nền nhạc pop Ấn Độ không sản sinh ra nhiều bản hit đình đám mang tầm vóc quốc tế nhưng lại có hai nhạc phẩm từng khiến cả thế giới (trong đó có Việt Nam) phải "điên đảo" vì giai điệu của người Ấn:[2]

STT Tên bài hát Tên tiếng Hindi Nghệ sĩ thể hiện Album Hãng thu âm Năm phát hành
1 Made in India मेड इन इंडिया Alisha Chinai Made in India Magnasound Records 1995
2 Jai Ho (Trở thành người chiến thắng) जय हो A. R. Rahman ft. Sukhwinder Singh, Tanvi Shah, Mahalakshmi Iyer, Vijay Prakash Nhạc phim Triệu phú ổ chuột Celador, N.E.E.T. Recordings, Interscope Records 2008

Album Made in India của nữ ca sĩ Alisha Chinai được coi là dấu mốc quan trọng giúp dòng nhạc pop Ấn Độ được cả thế giới biết đến và coi đây là một thể loại riêng biệt với nhiều nét cá tính âm nhạc đặc trưng gây ấn tượng. Ngay sau khi album này ra mắt và gây tiếng vang, nữ ca sĩ Alisha Chinai cũng trở thành gương mặt nổi bật nhất của dòng nhạc pop Ấn Độ thập niên 1990. Ca khúc "Made in India" thành công đến mức nữ ca sĩ Chinai đã ra một đĩa đơn cùng tên. Tại Việt Nam, "Made in India" còn được viết lời Việt, đó là ca khúc "Hãy yêu nhau" do nữ ca sĩ Phương Thanh thể hiện. Năm 2013, "Made in India" đã được nhắc tới trở lại khi được Phương Thanh biểu diễn trong chương trình "Gương mặt thân quen" mùa đầu tiên.

Về phía ca khúc "Jai Ho", nó xuất hiện ở cuối bộ phim Triệu phú ổ chuột, đi kèm với những cảnh nhảy múa mang đặc trưng Ấn Độ và được thể hiện bởi ba ca sĩ người Ấn - Sukhwinder Singh, Mahalakshmi Iyer và Vijay Prakash bằng ba thứ tiếng Hindi, Urdu và Punjab thông dụng ở Ấn Độ. Khi mới ra mắt, "Jai Ho" đã được cả thế giới yêu thích, những bản hát lại (cover), phối lại (remix), những điệu nhảy tập thể họa theo diễn viên trong phim đã xuất hiện rất nhiều trên trang YouTube. "Jai Ho" được đánh giá là bài hát độc đáo và mang tính quốc tế, đúng như tinh thần mà tác giả A. R. Rahman hướng tới, rằng "Jai Ho" sẽ như một cuộc ăn mừng, nhảy múa tưng bừng của người dân trên khắp thế giới trước chiến thắng của chàng "triệu phú ổ chuột". Nhạc phẩm vừa kết hợp những yếu tố truyền thống của âm nhạc Ấn Độ vừa thể hiện tính đương đại. Tại Việt Nam, nam ca sĩ Minh Quân và nữ diễn viên Lê Khánh từng thể hiện ca khúc "Jai Ho" trong cuộc thi Cặp đôi hoàn hảo năm 2011. Trong cuộc thi Gương mặt thân quen năm 2015, nam diễn viên Khương Ngọc cũng thể hiện ca khúc "Jai Ho" và giành chức quán quân trong tập đầu ra mắt chương trình.[2]

Tại hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai ca khúc lời Việt dưới đây đều là do ca sĩ Alisha Chinai trình bày tỏng phiển bản gốc:

  • Ca khúc Made in India do Lê Xuân Trường viết lời Việt được hai cặp song ca là Don Hồ-Châu Ngọc (PBN 45-1995) & Johnny Dũng-Tú Quyên thể hiện với tên gọi là "Tình thiên thu" (còn gọi là "Mối duyên tình sầu")
  • Ca khúc Lover girl do Nguyễn Ngọc Thiện viết lời Việt được Tú Quỳnh thể hiện với tên gọi "Cô gái xuân thì"

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Công nghiệp Âm nhạc Ấn Độ (tổ chức), Nhạc Bollywood, và Nhạc đại chúng Pakistan

Các album bán chạy nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp thứ Năm Album Nghệ sĩ Doanh thu Tham khảo
1 1984 Young Tarang Nazia Hassan và Zoheb Hassan 40.000.000 [3][4]
2 1995 Bolo Ta Ra Ra.. Daler Mehndi 20.000.000 [5][6]
3 1995 Billo De Ghar Abrar-ul-Haq 16.000.000 [7][8]
4 1981 Disco Deewane Nazia Hassan và Zoheb Hassan 14.000.000 [9]
5 1998 Mundian To Bach Ke Panjabi MC 10.000.000 [10]
2002 Assan Jana Mall-o Mall Abrar-ul-Haq 10.000.000 [7]
7 1999 Bay Ja Cycle Tay Abrar-ul-Haq 6.500.000 [7]
8 1997 Majajani Abrar-ul-Haq 6.000.000 [7]
Only One Nusrat Fateh Ali Khan và Mahmood Khan 6.000.000 [11]
10 1992 Thanda Thanda Pani Baba Sehgal 5.000.000 [12]
1995 Made in India Alisha Chinai 5.000.000 [13]
12 1997 Tum To Thehre Pardesi Altaf Raja 4.000.000 [14]
13 1993 Tootak Tootak Toothian Malkit Singh 2.500.000 [15]
14 1996 Sunoh Lucky Ali 2.000.000 [16]
1997 Vande Mataram A. R. Rahman (song ca cùng Nusrat Fateh Ali Khan) 2.000.000 [17]
1998 Sifar Lucky Ali 2.000.000 [16]
2004 Me Against Myself Jay Sean 2.000.000 [18]
18 2004 Nachan Main Audhay Naal Abrar-ul-Haq 1.800.000 [7]
19 1999 Deewana Sonu Nigam 1.200.000 [19]
Oye Hoye Harbhajan Mann 1.200.000 [20]

Các bài hát được stream nhiều nhất trên YouTube

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp thứ Năm Ca khúc Nghệ sĩ Số lượt stream trên YouTube (triệu) Tham khảo
1 2017 Lahore Guru Randhawa 700 [21]
2 2017 Bom Diggy Zack Knight và Jasmin Walia 650 [22][23][24]
3 2014 Zaroori Tha Rahat Fateh Ali Khan 540 [25]
4 2017 High Rated Gabru Guru Randhawa 540 [26]
5 2015 Dheere Dheere Yo Yo Honey Singh 410 [27]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Channel V and MTV create never-before market for global music”. India Today. ngày 15 tháng 11 năm 1996.
  2. ^ a b Bích Ngọc (tổng hợp) (ngày 4 tháng 7 năm 2015). “Hai ca khúc Ấn Độ đình đám nhất trên thị trường âm nhạc quốc tế”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ “Young Tarang”. Rediff. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ Sheikh, M. A. (2012). Who’s Who: Music in Pakistan. Xlibris Corporation. tr. 192. ISBN 9781469191591.Bản mẫu:Self-published inline
  5. ^ “Daler Mehndi”. In.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  6. ^ Booth, Gregory D.; Shope, Bradley (2014). More Than Bollywood: Studies in Indian Popular Music. Oxford University Press. tr. 151. ISBN 9780199928835.
  7. ^ a b c d e “Statistics”. Abrar-ul-Haq Official Website. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ “Abrar Ul Haq is back with a bangra”. The Express Tribune. ngày 29 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ “Disco Deewane, Nazia Hassan with Biddu and His Orchestra”. La Pelanga. ngày 19 tháng 9 năm 2010.
  10. ^ Wartofsky, Alona (ngày 13 tháng 7 năm 2003). “Rap's Fresh Heir”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  11. ^ “Nusrat Fateh Ali Khan's 'lost tape recordings' found”. The News International. ngày 5 tháng 7 năm 2017.
  12. ^ “Pop no more”. Hindustan Times. ngày 2 tháng 10 năm 2010.
  13. ^ Jeffries, Stan (2003). Encyclopedia of World Pop Music, 1980-2001. Greenwood Press. tr. 35. ISBN 9780313315473. All of Chinai's previous success was eclipsed with the 1995 release of Made in India. A series of uptempo songs indebted to traditional Indian music but revealing a definite Western influence, the album reached #1 in the Indian charts and stayed there for over a year as it sold over 5 million copies.
  14. ^ Limca Book of Records. Bisleri Beverages Limited. 1999.
  15. ^ Sabharwal, Gopa (2017). India Since 1947: The Independent Years. Penguin Group. tr. 304. ISBN 9789352140893.
  16. ^ a b Kumar, Raj (2003). Essays on Indian Music (bằng tiếng Anh). Discovery Publishing House. tr. 18. ISBN 9788171417193.
  17. ^ Mathai, Kamini (2009). A. R. Rahman: The Musical Storm. Penguin Group. tr. 160. ISBN 9788184758238.
  18. ^ Bill Lamb. “Jay Sean”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2009.
  19. ^ “INDI-POP: DOWN BUT NOT OUT”. Screen. ngày 22 tháng 9 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  20. ^ “Punjabi pop hits the jackpot!”. The Tribune. ngày 19 tháng 2 năm 2000.
  21. ^ “Bhushan Kumar's T-Series goes international with singing star Guru Randhawa collaborating with Pitbull”. Bollywood Hungama. ngày 23 tháng 11 năm 2018.
  22. ^ Zack Knight x Jasmin Walia - Bom Diggy (Official Music Video) trên YouTube
  23. ^ Bom Diggy Diggy (VIDEO) trên YouTube
  24. ^ Bom Diggy Diggy (Video Song/Lyric Video) trên YouTube
  25. ^ Rahat Fateh Ali Khan - Zaroori Tha trên YouTube
  26. ^ Guru Randhawa: High Rated Gabru Official Song trên YouTube
  27. ^ “T-Series”. YouTube. T-Series. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  • x
  • t
  • s
Nhạc pop
Theo thể loạiAdult contemporary · Adult-oriented · Baroque · Bubblegum · Crunkcore · Dance-pop · Dangdut (Indonesia) · Dream · Electropop · Indie · Jangle · Nhạc đồng quê · Nhạc nhiệt đới · Nhạc teen · Noise · Opera · Pop metal · Pop punk · Pop-rap · Pop rock · Pop-soul · Progressive · Psychedelic · Sophisti-pop · Sunshine · Swamp · Synthpop · Thánh ca · Truyền thống · Wonky pop · Yé-yé (Nam Âu)
Theo khu vực/quốc gia
Châu ÁẢ Rập · Assyria · A-déc-bai-gian · Ấn Độ (Filmi) · Cam-pu-chia (Chamrieng Samai) · Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên · Hàn Quốc · In-đô-nê-xi-a · I-ran · Ca-dắc-xtan · Lào · Ma-lai-xi-a · Nhật Bản (City pop · Shibuya-kei) · Pa-ki-xtan (Filmi) · Phi-líp-pin · Xinh-ga-po · Thái Lan (Luk thung) · Thổ Nhĩ Kỳ · Tiếng Hoa (Cantopop · Mandopop · Nhạc pop tiếng Phúc Kiến · Nhạc pop tiếng Khách Gia) · Việt Nam (Nhạc trẻ)
Châu ÂuChâu Âu (Áo · Bán đảo Ban-căng (Hy Lạp) · Bắc Âu (Thuỵ Điển) · Hà Lan · Hung-ga-ri · I-ta-li-a · Pháp ngữ · Xéc-bi) · Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư · Nga văn · Tatar · Tây Ban Nha · U-crai-na · Vương quốc Anh
Châu MỹBra-xin · Hoa Kỳ (Nhạc đại chúng · Nhạc pop) · Mỹ Latinh (Cô-lôm-bi-a · Mê-hi-cô)
Châu PhiChâu Phi (Nhạc đại chúng · Nhạc pop) · Ma-rốc · Ni-giê-ri-a
Toàn cầuÂu Mỹ (Anh ngữ) · Cảng Đài · K-pop toàn cầu · Mandopop kiểu Pháp · Nhạc pop tiếng Anh Hồng Kông
Những chủ đề khác

Album chủ đề · Bảng xếp hạng âm nhạc · Biểu tượng đại chúng · Công nghệ lăng xê · Danh hiệu nhạc đại chúng được phong tặng · Dân ca · Người hâm mộ (Cộng đồng · Danh sách tên gọi) · Người tẩy chay · Người trẻ sính mốt · Nhạc đại chúng · Nhóm nhạc nam · Nhóm nhạc nữ · Tạp chí thanh thiếu niên · Thần tượng teen · Văn hoá đại chúng

Từ khóa » Nhạc đám Ma ấn độ