Đăng nhập / Đăng ký
- Trang chủ
- Thành viên
- Trợ giúp
- Liên hệ
- Website Thành viên
- Website Tổng hợp
- violet.vn/th-tructhanh-namdinh
- violet.vn/trucninh
- violet.vn/namdinh
- namdinh.edu.vn
- gdtx-tranphu-namdinh.edu.vn/
- namdinh.gov.vn/
- baonamdinh.com.vn
- namdinh.org
- violet.vn
- moet.gov.vn
- chinhphu.vn
- Thầy Vũ Đức Thế - Nam Định
- Cô Hoàng Thị Hà - Nam Định
- Thầy Phạm Thế Long - Nam Định
- Thầy Phạm Minh Khôi - Nam Định
- Thầy Nguyễn Sỹ Hiệp - Nam Định
- Thầy Bùi Tuấn Đạt - Nam Định
- Thầy Vũ Túy Phương - Nam Định
- www.google.com.vn
- http://www.bongda.com.vn
- Báo Văn hóa - http://www.baovanhoa.vn
- Báo Đại đoàn kết (Đại Đoàn Kết) - http://baodaidoanket.net
- Báo Dân Trí (Dân Trí) - http://www.dantri.com.vn
- Báo Gia đình & Xã hội (Giadinh.net) - http://giadinh.net.vn
- Báo GD&TĐ (Giáo dục Thời đại) - http://giaoducthoidai.vn
- Báo Quân Đội Nhân Dân (QĐND)
- Báo Mực Tím (Mực tím)
- Báo Lao Động (Lao Động)
- Báo Phụ Nữ (Báo Phụ Nữ Online)
- Phimanh.net
- Báo Tiền Phong (Tiền Phong)
- Báo Tuổi Trẻ (Tuổi trẻ - Nhịp sống số)
- Zing - http://www.zing.vn
- Tạp chí Xã Hội Thông Tin (XHTT)
- Tạp chí ĐẸP Online (Tạp chí ĐẸP)
- Ngoisao.net - http://ngoisao.net
- Báo Phụ Nữ (Báo Phụ Nữ Online)
- CafeF - http://cafef.vn
- VnMedia - http://vnmedia.vn
- VnExpress - http://vnexpress.net
- Báo Công An Nhân Dân (VNCA)
- VietnamNet - http://vietnamnet.vn
- Công An TP.HCM (CATPHCM)
- Báo Công An Nhân Dân (CAND Portal)
- Báo Công An Nhân Dân (CAND)
- Báo Công An Nhân Dân (ANTGCT)
- Báo An Ninh Thế Giới (ANTG)
- Báo An Ninh Thủ Đô (ANTĐ)
Đăng nhập
Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên
Tài nguyên dạy học
Các ý kiến mới nhất
Hay quá!... Chúc cháu học tập tiến bộ, đạt kết quả cao... Cảm ơn thầy Hào!... CÁM ƠN THẦY QUANG HÀO ĐÃ GHÉ THĂM . ... ANH TUẤN QUA NHÀ THĂM THẦY QUANG HÀO ... TVM xin gia nhập trang, chúc chủ nhà một ngày... TRƯỚC THỀM XUÂN 2013, TVM CHÚC QUANG HÀO CÙNG GIA... Cảm ơn thầy Quang Hào đã ghé thăm. Chúc thầy... TVM chúc thầy giáo ngày Chủ Nhật vui vẻ, đầm... Rat an tuong!... Thăm thầy, chúc gia đình thầy nhiều niềm vui và... TỚI THĂM THẦY... Chào! Chúc một tuần mới nhiêù thành công nhé!... Mời các thầy cô tham gia và xây dựng diễn... Thống kê
2168841 truy cập (chi tiết) 17 trong hôm nay 4090002 lượt xem 17 trong hôm nay 450 thành viên Ảnh ngẫu nhiên
Baomoi.com
Gốc > Góc riêng : VÕ THUẬT(Lý luận - Phê bình ) >
Tạo bài viết mới NHẠC VÕ TÂY SƠN
Nhạc võ Tây Sơn xuất phát từ đâu? Một nhạc công đất Bình Định có thể đánh được tối đa bao nhiêu chiếc trống? Đi tìm câu trả lời này có nhiều điều tưởng như huyền thoại. Bộ trống trong biểu diễn nhạc võ này hiện nay gồm 12 chiếc lớn nhỏ trầm bổng khác nhau. Phụ với nó còn bạt, kèn, trống chầu. Có quá nhiều ý kiến xung quanh số lượng của bộ trống trên cùng cách thức biểu diễn Theo ông Trần Văn Ký - Giám đốc Bảo tàng Quang Trung (Bình Định), trước đây có một người tên là Trí đánh được 46 trống. Ông này đánh trống bằng cả đầu, tay, cùi chỏ, đầu gối. Rồi cũng có lúc, có người đánh được 24 trống. Thế nhưng, ông Ký cũng nói rằng “chỉ là nghe nói thôi chứ chưa thấy ông Trí đánh”. Trả lời cho câu hỏi : “Nhạc võ Tây Sơn” có nguồn gốc từ thời Quang Trung như lắm sách báo đã nói không, thì ông Ký lắc đầu : Toàn chỉ nghe tương truyền, không hề có tư liệu gốc, bởi tất cả những gì liên quan đến thời Tây Sơn từ con người đến sách vở, gia phả, sắc phong... tại đất Tây Sơn - Bình Định đã bị nhà Nguyễn huỷ diệt. Ông Ký cho rằng, bộ trống trận đang được biểu diễn hiện nay có lẽ biến thái từ nhạc cung đình? Chúng tôi đem chuyện này hỏi tiến sĩ Đinh Bá Hoà, Phó GĐ Bảo tàng Bình Định, thì ông Hoà kể : Năm 2003, tại Hội thảo 230 năm Phú Xuân tổ chức tại Huế, có người định trình bày tham luận về “Nhạc võ Tây Sơn”, khẳng định bộ môn này là sản phẩm của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, nhưng chủ tọa cuộc hội thảo là GS Phan Huy Lê có ý kiến phản đối ngay. GS Phan Huy Lê cho biết ông đã vào Bình Định, gặp người đem món nhạc võ trên đi thi tại Sài Gòn vào những năm 1960-1961 và đạt giải. Nó có thể là sản phẩm của vùng dân gian Tây Sơn chứ không phải là “Nhạc võ” có từ thời Tây Sơn như nhiều người lầm tưởng và khẳng định. Người duy nhất cùng một lúc đánh được 12 trống tại Bảo tàng Quang Trung hiện nay là bà Nguyễn Thị Thuận, 45 tuổi, người làng Kiên Mỹ-Phú Phong-Tây Sơn. Bà Thuận cho biết : Hồi nhỏ bà đã thấy ông Tân Phong người ở đây đánh được 27 trống. Ông đánh theo các thế võ. Còn chuyện có người đánh 46 trống thì cũng chỉ ... nghe nói thôi ! Cha bà trước cũng đánh trống, truyền lại cho con. Thời cha bà đánh cũng chỉ 12 trống như hiện nay, bởi nó tượng trưng cho 12 con giáp trong năm, nếu có thêm trống nữa cũng chỉ là thêm để biểu diễn cho rầm rộ. Trống này trong chiến đấu có tác dụng giữ nhịp lệnh, thúc quân; chia làm 3 hồi : xuất quân, hãm thành và khải hoàn. Về nhạc lý, cũng đánh theo kinh nghiệm chứ không có lý thuyết rõ ràng. Sau này, Bảo tàng Quang Trung mới mời NSƯT Đào Duy Kiền lên ký âm cho bài nhạc võ. Từ năm 1980, bà Thuận đã tham gia công tác tại Bảo tàng. Huy chương vàng từ các cuộc biểu diễn ngoài tỉnh của bà khá nhiều. Nhiều người vẫn cho rằng bà là hậu duệ đời thứ 9 của “Tây Sơn tam kiệt”. Gần đây nhất, một bài báo Tết của một tờ báo trung ương khẳng định lại điều đó, nói thêm rằng bà là võ sư, đánh trống bằng tay, đầu,vai, chỏ. Bà Thuận khẳng định : “Tôi chỉ đánh trống bằng 2 tay”! Còn chuyện là hậu duệ của 3 anh em Tây Sơn, bản thân bà cũng không rõ, bởi làm gì còn gia phả và chuyện đó là do người ta dựng lên! Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc “cho” bà Thuận là hậu duệ 9 đời nhà Tây Sơn bắt đầu từ ý tưởng ... ngẫu hứng của một vị lãnh đạo tỉnh Bình Định cách đây 10 năm. Ông này chỉ đạo cho ngành văn hoá lập hồ sơ nhạc võ Tây Sơn và theo đó người đánh trống phải là con cháu trực hệ của nhà Tây Sơn ! Lâu nay, tại nhiều địa phương xuất hiện “mốt” : Cái gì gắn với hào quang càng xa xưa, càng rực rỡ là càng oai, còn giá trị. Thiển nghĩ, nhiều khi giá trị là tự thân nó, không cần và phải tránh xa bệnh “thấy người sang bắt quàng làm họ”, nhất là trong việc khẳng định các giá trị văn hoá mà nguồn gốc của nó không rõ ràng. Võ chiến đạo Bình Ðịnh Võ chiến đạo Bình Ðịnh là môn võ cổ truyền của dân tộc được lưu truyền, lấy cương-nhu hoà hợp làm căn bản. Về võ lý vận dụng học thuyết âm-dương làm nền tảng. Về khía cạnh võ thuật thể hiện rõ nét liên hoàn tinh tế, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn và thân). Ðể nối tiếp truyền thống võ dân tộc được lưu truyền, để bảo tồn phát triển và truyền dạy cho thế hệ sau không bị thất truyền. Với những tinh hoa đặc thù của võ dân tộc Việt, võ chiến đạo Bình Ðịnh (Vivo-do) đã được phát triển và đúc kết gạn lọc một cách hệ thống dựa theo tiêu chuẩn quốc tế, để thích hợp với mọi giới và luyện tập dễ dàng. Còn là môn võ luyện tập cho thân thể được khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn để tự vệ, để bảo tồn và quảng bá môn võ quê hương, được thể hiện qua truyền thống của dân tộc. Với những đặc thù độc đáo và tinh hoa của Võ cổ truyền Bình Ðịnh đã có từ ngàn xưa và được phát triển, đúc kết từ võ chiến đấu cổ truyền Bình Ðịnh. Võ chiến đạo Bình Ðịnh còn là môn Võ tinh thần, luyện tập ý chí thêm kiên cường, tâm hồn cao thượng, thương người, sống lành mạnh với tâm hồn thoái mái vị tha, còn để trao dồi nhân cách và đạo đức. Về kỹ thuật gồm có quyền thuật và mười tám môn binh khí, nhưng sỡ trường nhất là quyền, côn, kiếm, đao, thương. Võ thuật Bình Định rất đa dạng phong phú bao gồm hai nội dung cơ bản như quyền thuật và các môn binh khí. 1. Quyền thuật Quyền thuật gồm các môn luyện tập tay không, không có binh khí, chỉ dùng tay, chân, cấu tạo bằng cương quyền và nhu quyền, với kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm đòn công và đòn thủ lợi hại, đánh trả đòn rất quyết liệt, mang tính sát thương cao. Những bài cương quyền dùng sức mạnh với mục đích tấn công áp đảo, đè bẹp đối phương nhanh. Nhu quyền thể hiện những động tác mềm mại, mang tính thủ, né tránh linh hoạt, uyển chuyển, lợi dụng tình thế từ thủ sang tấn công nhanh cực kỳ lợi hại. Phân loại các nhóm quyền (võ): - Võ thể dục: là nội dung tập thể dục hoặc tập thể lực được rút tỉa và cách điệu trong các bài võ, ngoài ra còn có môn võ dưỡng sinh là môn tập dành riêng cho người lớn tuổi. Võ biểu diễn là môn võ thường xuất hiện ở các ngày lễ hội và là một trong các môn thi đấu võ cổ truyền Bình Định. - Võ tự vệ: Trước đây và nhất là thời Tây Sơn, mọi người dân đua nhau học võ để tự vệ bản thân, chống chọi với thú dữ và chống đạo tặc, cướp đường, về sau để tự vệ chống lại bọn quan tham ô lại hà hiếp dân lành, đòi sưu cao thuế nặng, quấy nhiễu lương dân. Trong thời kỳ chiến tranh, võ tự vệ được vận dụng để tiếp cận tiêu diệt địch mà không có tiếng động và tiếng nổ. - Võ tỉ thí (còn gọi là võ đài): Là một loại hình thi đấu khá đặc biệt, có một võ sĩ thủ đài. Đài không cố định, bất cứ chỗ nào (trên đồng ruộng khô, trên đồi núi) miễn sao có một khoảng đất trống để hai người có thể đấm đá là được. Có lúc cũng có sàn đài cao hơn 1 mét, với diện tích không cố định, không có dây “rin“ bảo vệ xung quanh. Võ sĩ thủ đài, thượng đài thách đấu tất cả các võ sĩ không phân biệt tuổi tác, không cần đến trọng tài, hai người dùng đủ mánh khóe, ra đòn công, thủ tùy ý, đánh nhau không tính thời gian, hễ ai bỏ chạy hoặc rơi xuống đài là thua cuộc. Võ chiến đấu bao gồm võ để thi đấu, hoặc võ để chiến đấu từ hai người trở lên: hai loại này đều mang tính đối kháng cao và trực tiếp nguy hại đến tính mạng. Võ thi đấu: Là một nội dung thi đấu theo một quy định bắt buộc, có sàn đài, luật lệ, có trọng tài, giám định, giám sát có dụng cụ bảo hiểm và mọi người thi đấu đều tuân thủ theo quy định thống nhất. Võ chiến đấu: Là võ đánh nhau thực sự, đánh với mọi đối tượng, đánh không có ràng buộc gì cả, đánh nhau trên mọi trận địa với tất cả các loại võ khí hiện có. Chủ yếu đánh nhau ở cự ly gần (cận chiến hay còn gọi là đánh xáp lá cà). Loại võ chiến đấu này được áp dụng rộng rãi ở cả các giai đoạn lịch sử trước, trong và sau thời Tây Sơn. Võ chiến đấu thường ít có bài bản nhất định, mà chủ yếu là sử dụng các đòn thế, đặc biệt là đòn thế bí truyền nguy hiểm hoặc đánh vào các huyệt đạo có thể gây tử vong, hoặc chết dần chết mòn về sau không có thuốc gì chữa được (Chỉ có phương cách duy nhất là dùng thuốc võ đặc trị hoặc thế giải huyệt của người đã đánh mình để cứu chữa). Võ chiến đấu bao gồm một số nội dung: Võ tay không đánh với tay không Võ tay không đánh với binh khí Võ binh khí đánh với binh khí Hai người cùng đấu một loại binh khí như roi, kiếm, thương… hoặc bằng binh khí khác loại. 2. Các môn binh khí Nội dung của võ cổ truyền Bình Định chính là sự tập trung xử lý các mối quan hệ giữa quyền thuật với các môn binh khí và am hiểu tường tận tính chất lợi hại, hỗ tương của chúng. Người giỏi võ công phải là người biết phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa quyền thuật với các môn binh khí, phải biết tận dụng các môn sở trường và sở đoản trong từng tình huống cụ thể, từng đối tượng cụ thể. a) Phân nhóm binh khí: Binh khí được sử dụng như một loại vũ khí cực kỳ lợi hại, đồng thời là công cụ hỗ trợ đắc lực để nhanh chóng áp đảo và tiêu diệt đối phương, nhất là lấy ít đánh nhiều hoặc công phá vòng vây. Các môn binh khí được phân ra làm hai nhóm: Binh khí ngắn và binh khí dài. Binh khí dài gồm các môn như: côn (roi), thương, đại đao, giáo, mác, trường kiếm, chỉa ba… Binh khí ngắn gồm các môn như: dao, rựa, đoản kiếm, búa (phũ), lưỡi lê, mã tấu, cung… Trong các môn binh khí của võ cổ truyền Bình Định, môn roi là một trong những môn hàng đầu được ứng dụng khá phổ biến ở Bình Định. b) Phần căn bản của môn roi Côn (ở Bình Định quen gọi là roi): Là một loại binh khí tiêu biểu được áp dụng khá rộng rãi, thuộc nhóm binh khí dài thường gọi là trường côn (roi dài). Roi làm bằng gỗ dẻo, mây già hoặc tre đặc. To hay nhỏ tùy theo bàn tay người sử dụng lớn, nhỏ. Mặt khác ở Bình Định, roi là môn nổi tiếng không chỉ ở Thuận Truyền mà còn lan rộng khắp nơi trong tỉnh và cả trong nước mà tên tuổi của võ sư Hồ Nhu đã đi vào huyền thoại. Đường roi bí truyền của ông vẫn còn lưu truyền trong dân gian mãi cho đến nay. Qua khảo sát và truy tìm gốc tích thì hiện nay ở Bình Định có rất nhiều võ đường giỏi về roi như: võ đường Lý Xuân Hỷ, Lâm Ngọc Phú, thầy Bửu Thắng ở An Nhơn, võ đường Hà Trọng Sơn, Phi Long Vịnh và phái võ chùa Long Phước ở Tuy Phước, võ đường Phan Thọ, võ đường Hồ Sừng (cháu của Hồ Nhu) ở Tây Sơn… Nhiều võ sư tiền bối ở thời Tây Sơn có đô đốc Nguyễn Văn Lộc với bài roi “Không tiên“. Thầy dạy Hồ Nhu là Hồ Khiêm với đường roi tuyệt kỷ là “Lạc Côn“, đó là đường roi có một không hai: “Dựa sức đối phương để đánh lại đối phương“ - thường gọi là cộng lực. Còn các đường roi bí truyền như: “Đâm so đũa“, “Roi đánh nghịch“, “Đá văng roi“, “Phá vây“, “Roi chiến“… là những bảo vật của võ cổ truyền Bình Định. Các phách roi cơ bản của võ cổ truyền Bình Định: Cấu tạo một bài roi bao gồm hai phần: lời thiệu và động tác. Lời thiệu thường là thể thơ, ca dao dân gian… Động tác bao gồm động tác riêng lẻ đến động tác liên hợp, các đòn thế tấn công và phòng thủ theo các phách cơ bản như: * Bát, bắt, triệt, chận: sử dụng các phách này nặng về thủ để triệt phá hết các đòn tấn công của đối phương, dụ đối phương vào vòng vây để thuận bề sát thủ, nếu đối phương phát hiện né tránh thì ra đòn “đâm so đũa“. * Hoành, khắc, lắc, tém: Sử dụng các phách này là vừa thủ vừa công. Cần lưu ý sau khi sử dụng phách này như sau: Dùng thủ để công Trước thủ sau công Trừ công để thủ Thủ giả công thật Khi xáp trận, đối phương tranh thủ tấn công trước thì buộc ta phải sử dụng “dùng thủ để công“. Thủ không được thụ động, mà phải dùng các phách hợp lý để triệt tiêu đòn tấn công đối phương rồi ra đòn tiêu diệt đối phương. Hay dùng “trước thủ sau công“ cũng là thế thủ có thể giả vờ “trá bại“ để dụ đối phương vào thế đánh của ta, hay có lúc dùng “trừ công để thủ“ khi đã trừ được các đòn tấn công của đối phương rồi, thì không nên tấn công ngay mà phải thủ cho kín chặt không cho đối phương ra đòn tấn công tiếp. Sau khi thủ xem xét phán đoán rất nhanh để xem đối phương phản ứng ra sao mà có đối sách thích hợp. Có thể thủ giả công thật, để đánh lừa đối phương tưởng ta yếu mệt mà tấn công ta, lúc đó ta phải nhanh chóng chuyển thủ thành công. Roi chiến, roi trận và roi đấu trong võ cổ truyền Bình Định: Nội dung roi có nhiều môn, mỗi môn có nhiều bài, gồm các bài biểu diễn và bài thi đấu. Trong bài biểu diễn, gồm bài quy định bắt buộc theo quy chế thi đấu hiện nay do Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam quy định. Thời xa xưa, về roi cũng có bài biểu diễn để phục vụ cho các ngày lễ hội. Già trẻ, gái trai đều tham gia biểu diễn. Còn roi thi đấu mang tính chất đối kháng có các loại như sau: * Roi chiến: Là loại thi đấu giữa hai người và một người đánh với một người. Roi chiến không có bài bản, chỉ sử dụng các đòn thế để tấn công và phòng thủ. Hiện nay, mỗi môn phái ở Bình Định có các đòn roi bí truyền và các bài riêng cho môn phái mình và khi sử dụng cũng khác nhau. Roi chiến có hai tác dụng sát phạt và gây tử thương, thứ hai là cách phá công (phá vây) hoặc đánh ở địa hình hẹp, tùy theo số lượng đối phương nhiều hay ít mà sử dụng các đòn thế bí truyền phù hợp. Tương truyền, Hồ Nhu khi đánh với một võ sư Phú Yên không chịu thua, hai bên lại tiếp tục đánh nhau quyết liệt. Hồ Nhu thình lình ra đòn tuyệt kỷ “đâm so đũa“ để hạ đối thủ. Đây là đòn “Lạc Côn“ của võ sư Bầu Đê: Đang đánh nhau với một võ sư khác, ông thả rơi đầu roi xuống giữa hai chân. Đối phương tưởng ông rớt roi xông tới để đánh, Bầu Đê dùng sức bật ngọn roi lên, đối phương hết đường tránh né, bị hất té nhào. Roi chiến dùng đánh phá vây khi một người chống lại nhiều người, một người đánh năm người gọi là “roi năm“. Một người đánh mười người gọi là “roi mười“. Cứ như thế tăng lên bao nhiêu thì gọi bấy nhiêu roi. Muốn đánh giải vây thì phải tìm cho được một nơi để dụ mọi người chú ý vào đó, rồi tìm cách giả vây. Nếu bí quá thì mở đường máu chạy thoát thân thì gọi là “ra cửa“. * Roi trận: Là loại hình đánh nhau có trận tuyến, thường xảy ra trong các cuộc chiến tranh. Hai bên bày binh bố trận rồi áp sát vào nhau mà chiến đấu. Có thể đánh từng đôi, nhiều cặp, một người đánh nhiều người, có trận đấu ít người, có trận đấu nhiều người, hàng trăm hàng nghìn người tham gia. Hai bên dùng nhiều đòn thế, nhiều thao lược để tìm cách tiêu diệt được nhiều đối phương. Quang Trung-Nguyễn Huệ đã truyền dạy các thế roi đánh “cận chiến“ cho các tướng sĩ. Trong các chiến công oanh liệt từ nam ra bắc, quân đội Tây Sơn áp dụng cách đánh cận chiến hết sức độc đáo, hiệu nghiệm, kể cả đánh trên lưng ngựa, lưng voi và đã tiêu diệt nhiều quân địch. * Roi đấu: Roi đấu là một trong những nội dung thi đấu của triều đại nhà Nguyễn để tuyển chọn nhân tài võ nghệ (Tiến sĩ Võ, Cử nhân Võ). Bình Định cũng có nhiều người thi đậu Tiến sĩ Võ, Cử nhân Võ. Cùng với môn roi, môn kiếm cũng được truyền dạy khá phổ biến trong các võ đường của Bình Định. Kiếm: gồm song kiếm, độc kiếm, kiếm cong, kiếm thẳng, kiếm ngắn (đoản kiếm), kiếm dài (trường kiếm). - Kiếm cong có vỏ bọc bên ngoài, thường gọi là kiếm lệnh dùng cho những ai đảm trách việc ra lệnh cho người khác thi hành (gọi là kiếm chỉ huy). - Kiếm thẳng (có bao hoặc không bao) là kiếm phổ biến dùng trong tập luyện, thi đấu và giáp trận. Đặc biệt, thời kỳ chống Pháp ở Bình Định đã phổ biến và sử dụng khá rộng rãi bài “kiếm 12“, bài kiếm được hình thành từ 12 động tác được rút tỉa trong các bài kiếm bí truyền... I- Phương châm luyện tập của võ VIVODO - Bình Ðịnh: ''Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể khoẻ mạnh''(Sound mind in Sound body) là phương châm luyện tập của môn Vivodo, tập thể chất được cường tráng khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn để thăng tiến trong việc học hành, sinh hoạt xã hội , còn để trao dồi nhân cách và đạo đức . Người môn sinh thành công, hài hoà được hai yếu tố thể chất lẫn tinh thần. Môn sinh VIVODO không luyện tập đơn thuần về võ thuật, chỉ có sức mạnh về thể xác mà cả đức dục, trí dục và thể dục. Có “lễ-nghiã, trí-tín“. Luyện tập đức tính kiên trì, tinh thần cầu tiến. Tự tin bằng sự luyện tập của chính mình, thương người giúp đời. II- Tinh thần Võ-Ðạo của môn sinh VIVODO: là rèn luyện cho mình hài hoà 3 đức tính căn bản: Ðức-Dục, Trí-Dục và Thể-Dục. - Tập nếp sống vị tha và cầu tiến. - Khoẻ, sống có ích và Phụng sự Dân tộc. - Kính Tổ, trọng Thầy và mến Bạn. III- Mục đích luyện tập võ VIVODO - Bình Ðịnh: là để giúp thân thể tráng kiện, sức khoẻ dồi dào, tinh thần minh mẫn, tăng cường năng lực giúp cơ thể chống đở bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Rèn luyện đức tính kiên nhẫn trong mọi trường hợp, đề cao tinh thần thượng võ. Tự vệ, thương người giúp đời. Sống lành mạnh với tâm hồn thoải mái , vị tha. Tạo sự hài hoà giữa Ðức dục, Trí dục và Thể dục. IV- Hệ thống của môn Võ VIVODO: như đã nói trên VIVODO là môn võ dân tộc Việt đã được hệ thống hoá, thể thao hoá, dựa theo tiêu chuẩn Quốc tế, nên hệ thống này được gọi là Võ chiến đạo BĐ. (VIVODO Style) bao gồm 36 bài quyền và 72 thế song luyện, tương ứng với 36 tử huyệt và 72 yếu huyệt trong cơ thể con người, hợp nhất của Y và Võ học Việt Nam. - Hệ thống thể thao hoá để tránh nguy hiểm, đơn giản dễ tập luyện, không múa may hoa dạng, dễ ứng biến và sử dụng VIVODO để trau dồi sức khoẻ và tự vệ. - Tập thể dục huyệt đạo đã được nghiên cứu tường tận, để tăng cường sinh lực và điều hoà cơ thể trước khi tập võ. V- Phương pháp giảng dạy: Tiêu chuẩn Quốc tế về phương pháp tập luyện và hướng dẫn theo phương thức giảng dạy thể chất ở hải ngoại với tinh thần Việt Nam, để người môn sinh có thể lãnh hội đầy đủ, luyện tập sử dụng đòn thế chính xác và biến hoá chiêu thức hữu hiệu trong lúc giao đấu. Quyền thuật VIVODO đã được giảng dạy, từ dễ đến khó, từng đòn thế hổ tương nhịp nhàng, luyện tập thân thể linh động, ứng biến nhanh nhẹn. VI- Các đẳng cấp đai của môn VIVODO: Về đẳng cấp đai của môn VIVODO có 4 màu: vàng, xanh, đỏ, trắng. Ý nghiã là lúc mới tập thì võ mới thấm da (vàng) nên đai màu vàng, sau khi thời gian luyện tập quyền cước đánh đá ra lực, võ vào tới gân xanh (đai xanh), vô máu (đỏ) võ thấm nhuần nhuyễn, vô xương (trắng) là võ vào tới xương cốt. Ở Hải ngoại, lúc mới vào tập luyện mang đai trắng cũng là màu da của người Tây Âu, nên các cấp đai của VIVODO được ấn định như sau: Trắng, vàng, xanh, đỏ, đen và bạch đai ( là đai dành cho vị Sư trưởng). * Võ phái VIVODO đặc biệt chú trọng phương thức tập hơi thở điều hoà và âm dương thể dục huyệt đạo, để tăng cường sức khoẻ, chống đở bệnh tật như: - Giảm thiểu sự nghẽn mạch máu tim, - Quân bình được huyết áp cao, giới hạn sự gia tăng cholesterol (1). - Ảnh hưởng của hoạt động thể chất ngăn cản được sự gia tăng lượng đường cao đến độ trầm trọng của bệnh tiểu đường, làm nhẹ nhàng đường tiểu (2). - Ngăn ngừa ung thư đường ruột và gia tăng tuổi thọ (1). Ðặc biệt của Môn võ VIVODO là đã giữ được nét đặc thù của võ dân tộc Việt, cương - nhu hoà hợp, đơn giản dễ tập và tự vệ rất hữu hiệu. VII- Sơ lược việc thành lập môn Võ VIVODO: Ðể nối tiếp truyền thống võ Dân-tộc đã được lưu truyền từ ngàn xưa; Võ VIVODO do Võ sư Huỳnh Thanh Tòng thành lập từ đầu năm 1983 tại Tây Úc, đã được “hệ thống theo tiêu chuẩn Quốc tế“ để quảng bá và truyền dạy môn võ quê hương tới người ngoại quốc khoá đầu tiên có 4 võ sinh người Úc tại Fremantle, do sự huấn luyện trực tiếp của võ sư Huỳnh Thanh Tòng và Sư trưởng Võ Thái Hưng. Sau khi khảo sát và nghiên cứu tường tận hệ thống võ thuật VIVODO rất thích hợp với cả người Tây-Âu lẫn người Việt, năm 1983 Võ Vivodo đã được huấn luyện trực tiếp cho các môn sinh Việt-Nam lẫn người Úc tại trường kỹ thuật TAFE College Perth và đã đào tạo một số lớn môn sinh VIVODO đai đen và Huấn luyện viên trong suốt 20 năm qua. dưới sự hướng dẫn tận tâm của 2 Võ sư Võ Thái Hưng và Huỳnh Thanh Tòng đã có một số Huấn luyện viên đầu tiên tại Tây Úc cho Trung tâm Thể dục thể thao Balga, Hall của Trung Tâm Sinh hoạt Công giáo Việt-Nam Highgate, Trung Tâm Sinh hoạt Úc Bedford, North Perth, Trung tâm Thể dục thể thao Cộng Ðồng Yokine ... Về Bình Định xem đấu võ Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ II là một trong những nội dung chính của của Festival Tây Sơn- Bình Định 2008. 51 đoàn trong nước và 73 đoàn đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự. Đây là dịp những môn sinh của các môn phái võ cổ truyền Việt Nam trong nước và ngoài nước hội tụ tại đất võ để cùng biểu diễn võ nghệ, trao đổi chuyên môn, bàn việc chấn hưng võ Việt. Liên tục trong hai ngày 1và 2/8 tại các nhà thi đấu các huyện An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn và Thành phố Qui Nhơn các đoàn đã thể hiện những tinh hoa của môn phái mình. Một hội thảo với chủ đề “Nâng tầm võ Việt” cũng đã được tổ chức. Xin giới thiệu chùm ảnh về liên hoan võ Việt tại Bình Định: Các võ sư Phi Long Vịnh và Long Phước biểu diễn võ công. Những thế hệ tiếp nối tinh hoa thương võ của dân tộc Và cả những thanh niên nước ngoài cũng đam mê tinh hoa võ Việt Một số môn phái tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định Nói đến võ cổ truyền Bình Định chắc hẳn không ai không một lần nghe nói đến các địa danh quen thuộc như: An Thái, An Vinh, Thuận Truyền... những nơi đã tụ hội và sản sinh ra các môn phái, các võ sư, võ sĩ lừng danh qua nhiều thế hệ và cũng chính là môn phái, các võ sư, võ sĩ ở nơi đây đã góp phần tô thắm và tạo dựng nên bức tranh hoành tráng của dòng võ cổ truyền Bình Định. 1. Môn phái tiêu biểu của vùng đất An Thái Vùng đất này thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn (giáp ranh huyện Tây Sơn). Chính nơi đây một thời từng là cửa ngõ giao thương buôn bán, đông đúc, tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thổ sản nhờ thuyền bè đi lại dọc theo sông Côn hiền hòa, nối liền với các vùng phụ cận. Ở đây nổi tiếng các đặc sản như: Bún Song Thằn (Song Thần), tơ, lụa, nghề nhuộm the. Đặc biệt kể từ khi có thầy Trương Văn Hiến từ đàng ngoài vào đây mở trường dạy văn, dạy võ ở thôn Thắng Công, nhiều sĩ phu yêu nước, trai, gái trong vùng đua nhau học võ. Trong số học trò của thầy giáo Hiến có ba anh em nhà Tây Sơn, đã tạo nên diện mạo mới ở vùng đất An Thái - Thắng Công, bên bờ hữu ngạn sông Côn, biến nơi đây thành trung tâm truyền bá võ học có ảnh hưởng rộng lớn trong vùng. Từ đó, xuất hiện nhiều võ sư nối tiếp nhau như: Lâm Hữu Phong, Lâm Đình Thọ (tức Hương Kiểm Lài), bà Sáu Sanh, Ba Phùng, Phó Tuần Chẩn, Chín Kỳ, Tám Lẽo, Diệp Trường Phát (Tàu Sáu)... trong đó tiêu biểu có môn phái dòng họ Lâm. Môn phái này được hình thành và phát triển lâu đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào võ thuật ở vùng đất An Thái. Đứng đầu môn phái là võ sư Lâm Hữu Phong, sinh năm 1855 tại thôn Thắng Công, xã Nhơn Phúc. Sinh thời, ông đã có công truyền bá và đào tạo nhiều võ sinh ưu tú và đặt tên cho võ đường của mình là võ đường Bình Sơn để khẳng định võ Bình Định - Tây Sơn. Trước khi qua đời ông đã truyền lại cho con là võ sư Lâm Đình Thọ (tức Hương Kiểm Lài), sinh năm 1895, và để nối nghiệp, ông Thọ cũng đã truyền nghề lại cho hai người con của mình là võ sư Lâm Ngọc Lài và võ sư Lâm Ngọc Phú. Hiện nay, ông Lâm Ngọc Phú vẫn tiếp bước ông cha mở trường dạy võ ngay trên mảnh đất giàu truyền thống thượng võ, góp phần bảo tồn, gìn giữ vốn quí của dân tộc. | |
lão võ sư LÂM NGỌC PHÚ và cháu ngoại đang biểu diễn bài roi và quyền Ngoài ra, đến đầu thế kỷ XVIII, người Hoa cũng tìm đến đây để định cư buôn bán và mở trường dạy võ, tiêu biểu có môn phái dòng họ Diệp (Diệp Trường Phát) tục danh thường gọi là Tàu Sáu, đã góp phần làm cho võ “Ta“ và võ “Tàu“ ở An Thái ngày thêm khởi sắc và phong phú. Sau này (vào khoảng năm 1925) lễ hội “Đỗ Giàn“ ở đây cũng được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, tạo nên sự kích thích đua tài của các môn phái võ trong vùng. Đây cũng chính là lễ hội dân gian độc đáo riêng có của vùng đất An Thái. 2. Môn phái tiêu biểu của vùng đất An Vinh An Vinh nằm bên bờ tả ngạn sông Côn, thuộc huyện Tây Sơn, đối diện với thị tứ An Thái ở bờ bên kia sông, quanh năm xanh mát, đất đai màu mỡ do phù sa của con sông Côn bồi đắp. Đời sống kinh tế có phần sung túc nên nạn cướp luôn đe dọa, nhiều người cần phải học võ, nhất là các nhà khá giả, địa chủ, phú hộ. Từ đó, các môn phái võ được ra đời, đứng đầu trong giới võ có võ sư: Nguyễn Ngạc (tức Hương Mục Ngạc), Khiển Phạm, Năm Nghĩa, Hương Kiểm Cáo (con trai Hương Mục Ngạc) đến Bảy Lụt, bà Tám Cảng, Đội Sẻ, Đinh Hề (Hương Kiểm Mỹ), Ba Thông, Tuần Sửu, Sáu Hà, Bốn Mỹ… đã cùng nhau tạo dựng được những thế mạnh của mình với những đường quyền hiểm hóc và được lưu truyền đến mãi ngày nay. Một trong những trụ cột của vùng đất An Vinh phải nói đến dòng họ Nguyễn (Nguyễn Ngạc). Ông sinh năm 1850 trong một gia đình có võ nghệ cao cường, chính ông là người đứng ra thành lập môn phái và chọn cho mình một hướng đi riêng. Từ nhỏ ông đã chuyên tâm nghiên cứu về môn quyền thuật, vì theo ông quan niệm: Quyền chính là cái gốc của võ, hơn nữa lúc bấy giờ ở đất Thuận Truyền có đường roi tuyệt kỹ của Hồ Nhu thì An Vinh phải bá chủ về quyền. Trong dân gian có câu: “Roi tiên, quyền tiếp“ nhằm khẳng định sự lợi hại, mối quan hệ liên hoàn và hỗ tương của nó. | Võ sinh võ đường Trần Dần (An Vinh, Tây Sơn) luyện tập quyền ngũ hành. Ảnh: Huyền Trân |
Môn phái này đã truyền thụ cho hàng trăm môn đệ ở khắp nơi. Sau khi ông Ngạc qua đời, các con cháu của ông lần lượt giữ vai trò chưởng môn và thu nhận nhiều môn sinh, gây được tiếng vang và có ảnh hưởng rộng lớn trong vùng, tiêu biểu có võ sư: Bảy Lụt, bà Tám Cảng, Chín Giác đến các con của Bảy Lụt như: Nguyễn Tiếp, Nguyễn Thiếp… đều là những võ sư nổi tiếng đã cùng dòng tộc vun đắp môn phái của mình ngày càng đơm hoa kết trái. 3. Môn phái tiêu biểu ở vùng đất Thuận Truyền Vùng đất Thuận Truyền nằm cách An Vinh khoảng 15 km về phía Tây Bắc của huyện Tây Sơn (trước đây gọi là Tổng Thuận Truyền), ở phía đông thuộc làng Hòa Mỹ, đứng đầu là môn phái dòng họ Hồ (Hồ Triêm); ở phía tây thuộc làng Thuận Truyền đứng đầu có môn phái dòng họ Trần và ở phía bắc thuộc làng Mỹ Thạch có môn phái dòng họ Phan án ngữ. Do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, giáp ranh với vùng rừng núi (Núi Hòn Trưng, Núi Thơm), đất đai cằn cỗi, dân cư thưa thớt, nạn thú dữ, cướp bóc hoành hành, những người sống ở đây phải là những người biết và giỏi võ. Nhiều môn phái, nhiều võ sư, võ sĩ lần lượt xuất hiện, từ Hồ Triêm, Lê Thị Quỳnh Hà, Cai Quên cho đến Hồ Nhu, Xã Trấp, Hồ Cường (Cả Đan), Xã Nung… nhưng “bá chủ“ vùng này vẫn là môn phái dòng họ Hồ. Đứng đầu là Hồ Triêm (Đốc Năm), sinh năm 1843, tại Hòa Mỹ, Tổng Thuận Truyền (nay là Bình Tân, Tây Sơn) đã cùng với vợ là bà Lê Thị Quỳnh Hà (sinh năm 1850), cả hai người đều rất giỏi cả văn lẫn võ, đặc biệt là bà Quỳnh Hà đã dày công khai sáng ra môn phái họ Hồ lừng lẫy một thời. Ông bà sinh ra được 10 người con đều theo nghiệp võ của cha và mẹ, trong đó có võ sư Hồ Nhu (con thứ 9 trong gia đình) tên thường gọi là Hồ Ngạnh - gọi theo tên con. Ông Nhu có năng khiếu bẩm sinh, đặc biệt là môn roi nên sớm nổi tiếng về roi, không những trong tỉnh mà còn lan truyền đến các tỉnh lân cận. Ông thường sử dụng roi chiến (tề mi) đánh cả hai đầu. Đặc biệt roi Hồ Nhu thường đánh nghịch, lấy nghịch chế thuận, vận dụng triệt để phép âm-dương và khi bị đối phương tấn công thì không đỡ mà lượn theo ngọn roi của đối phương để trả đòn, để đánh hạ đối thủ. Khi nghe đến ngọn roi chiến “xuất quỷ, nhập thần“ có một không hai của ông ai nấy đều thán phục. Sau này ông tiếp tục truyền lại cho con cháu và môn phái của mình từ Xã Nung, Xã Thọ, Bộ Lâm, Huỳnh Xuyến, Dư Đính, Hồ Cừu, Hồ Tuyền đến Lê Thành Phiên, Nguyễn Song Bá, Hồ Sừng… nhưng đến nay không một ai còn gìn giữ nguyên bản đường roi tuyệt kỹ của ông nữa. Ông Nhu sinh năm 1886 và mất ngày 6-2-1976 . Dân gian có câu: Trai An Thái, gái An Vinh Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh Cân truyền tụng này không phải là sự phân chia, cát cứ, hay đối nghịch hiềm khích giữa vùng này và vùng khác, giữa dòng tộc môn phái này với dòng tộc môn phái khác mà muốn nói lên tính quần chúng sâu sắc, võ nghệ không chỉ dành riêng cho đấng nam nhi mà ngay cả phái yếu cũng theo đời cung kiếm. Đồng thời khẳng định thế mạnh những nét độc đáo riêng của từng vùng, từng môn phái để rồi hòa quyện, bổ sung cho nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp, muôn màu muôn vẻ của võ cổ truyền Bình Định. Võ sinh làng võ Thuận Truyền đánh roi thất bộ. Ảnh: Huyền Trân Những đặc trưng của võ cổ truyền . Tinh thần thượng võ: Là tinh thần võ hiệp cao thượng được chắt lọc và phát triển thành nguyên lý ứng xử của giới võ học, dần dần trở thành nguyên lý ứng xử bao trùm của người Bình Định. Tinh thần thượng võ gắn liền với lòng yêu chuộng nhân đạo, tôn thờ đại nghĩa, không câu chấp tiểu tiết. Có thể đọc thấy điều đó qua nghĩa cử của Lía, một chàng trai nghèo đứng lên từ bùn đen của thân phận, buộc phải kiếm sống bằng nghề đạo chích. Nhưng không như kẻ cướp tầm thường, Lía trượng nghĩa ngay cả trong một hành vi mà xã hội vốn khinh rẻ: chỉ cướp những nhà giàu gian ác, của lấy được mang chia đều cho nhà nghèo khó, không yêu cầu đánh đổi một điều gì. Việc làm của Lía đã khiến xã hội phải nghĩ lại. Sau khởi nghĩa của Lía gần trăm năm là khởi nghĩa Tây Sơn, lại xuất hiện những “toán cướp” theo cách gọi của chính quyền phong kiến. Các giáo sĩ phương Tây đã ghi lại với sự ngạc nhiên không giấu diếm về bọn cướp lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo. Hiện tượng này không chỉ riêng Bình Định mới có, nhưng xét về thời điểm lịch sử, bối cảnh lịch sử và ảnh hưởng xã hội thì đây quả là cái có sớm, cái riêng, cái độc đáo của Bình Định. Tính thượng võ của người Bình Định biểu hiện rất đa dạng. Có khi trong cùng một thời, cùng một hoàn cảnh, nhưng quan niệm mỗi người một khác nhau, dẫn đến hành xử khác nhau. Cùng là bề tôi triều Tây Sơn, nhưng cách trả lời câu hỏi cuộc đời của mỗi người một khác. Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân , Nguyễn Quang Thuỳ và một số tướng sĩ khác bị giặc bắt, đã chọn cái chết hiên ngang giữa pháp trường chứ không đầu hàng Nguyễn Ánh. Nguyễn Văn Tuyết và vợ là Trần Thị Lan (cháu gái võ sư Trần Kim Hùng) phò vua Cảnh Thịnh chạy loạn, chiến đấu đến hơi thở cuối và hy sinh anh dũng trong vòng vây giặc. Võ Văn Dũng vượt ngục ôm ấp mưu đồ khôi phục triều Tây Sơn. Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Lộc kẻ dong ngựa ẩn thân chốn sơn khê, người lui về cầm cày nơi thảo dã. Một số võ tướng xuống tóc tu hành. Mỗi người một cách, song bất cứ sự lựa chọn nào cũng đều toát lên lòng ưu dân ái quốc, dũng khí sẵn sàng xả thân cho đại nghĩa, sự trung thành với lý tưởng, thuỷ chung với anh em bè bạn. Ở họ tuyệt đối không có tư tưởng tham sống sợ chết, hám lợi cầu vinh. Sau thời Tây Sơn, lãnh tụ Cần Vương Mai Xuân Thưởng ra pháp trường còn xé vạt áo, cắn ngón tay lấy máu chép bài thơ tuyệt mệnh: Chết nào có sợ chết như chơi/ Chết bởi vì dân, chết bởi đời/ Chết hiếu chi nài xương thịt nát/ Chết trung đâu kể cổ đầu rơi... Hương mục Ngạc mặc áo vải, ăn rau vườn bên dải sông Kôn, một bữa kia đọc thư của bạn là tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo, cảm khái chuyện sinh dân đại nạn liền vụt dậy gọi trai tráng đôi bờ kẻ thước người côn tham gia phong trào chống thuế để bảo vệ nhân dân bị đàn áp. Phan Thọ, Đỗ Hượt thượng đài đánh thắng võ sĩ Nam Hàn; chúng cho xe đưa quà cáp tới nhà dỗ dành thế nào cũng từ chối hợp tác, cương quyết không truyền bí quyết võ thuật của tổ tiên, dân tộc cho giặc. Võ nhân Bình Định, võ nhân Tây Sơn là vậy. Hành trạng có khác nhau, kết cục có khác nhau, nhưng trước câu hỏi lớn của lịch sử, tất cả có chung một câu trả lời: thực hiện đạo lý làm Người. | |
2- Tính dân gian: Thiên nhiên hàm chứa trong nó cả sự thách thức to lớn lẫn những bài học vô tận để con người quan sát, học hỏi và đúc kết thành kinh nghiệm thích nghi và tồn tại. Nguồn gốc dân gian còn in dấu trong võ cụ như cung tên, chỉa ba, bồ cào, côn (gậy), búa rìu... cho phép ta hình dung võ đã ra đời từ con đường chinh phục thiên nhiên và lao động để sinh tồn. Các thế võ dựa vào thao tác lao động: leo trèo, săn bắt hoặc mô phỏng động tác các loài động vật: bài Hùng kê quyền của Nguyễn Lữ mô phỏng từ đòn gà chọi, bài Song phượng kiếm của nữ tướng Bùi Thị Xuân mô phỏng điệu múa chim phượng; bài roi Thái Sơn bắt chước tư thế, động tác của tám con vật là rắn, lân, tê giác, thỏ, mèo, trâu, gà, hổ. Một số bài quyền khác cũng xuất phát từ các thế giao tranh của các con vật và dùng tên của chúng đặt luôn cho bài võ như Xà quyền (võ rắn), Hầu quyền (võ khỉ), Hùng kê quyền (võ gà chọi)... 3 - Tính bác học: Võ Bình Định nói chung và võ Tây Sơn nói riêng được xây dựng trên nền tảng học thuyết âm dương. Các môn quyền thuật cấu tạo bằng cương quyền và nhu quyền. Các môn binh khí được đúc kết và nâng cao trên cơ sở các động tác sử dụng các công cụ lao động sản xuất, là kết quả của một quá trình sàng lọc, lựa chọn rất công phu. Hai cuốn Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ (thời kỳ trước Tây Sơn) và Tây Sơn binh pháp của Huỳnh Văn Thuận (thời kỳ Tây Sơn) được xem là võ kinh của Bình Định. Các tác giả của hai cuốn võ kinh này khi biên soạn có tham khảo và kế thừa Tôn Ngô binh pháp của Tôn Tử và Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo, nhưng cốt yếu là đúc kết các nguyên lý và phép tắc của võ học Bình Định thời họ sống. Ngoài hai bộ sách chỉ còn thấy nhắc trong các thư tịch này, tại các làng võ và các gia đình võ thuật ở Bình Định, Tây Sơn còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về võ kinh, võ lý, võ đạo, võ thuật, võ y và võ nhạc. Trong nhiều tài liệu chép tay còn có cả hình vẽ đặc tả tư thế của võ nhân kèm theo lời thiệu. Mỗi bài thiệu là một thảo võ hoàn chỉnh gồm nhiều thế liên hoàn được ghi lại dưới dạng thơ ngắn, dễ nhớ, dễ thuộc. Và riêng các bài thiệu đã là một phần di sản vô giá của võ cổ truyền Bình Định. 4 - Tính nghệ thuật: Nói đến võ thuật, là nói đến sự tổng hòa giữa sức mạnh và vẻ đẹp cơ thể, giữa trí lực và thần sắc, kết quả của sự lựa chọn, sàng lọc để duy trì tinh hoa nghề võ. Một đặc điểm của võ Bình Định - Tây Sơn cổ truyền là khi đánh, giữ cho chân không rời khỏi mặt đất - “túc bất ly địa”. Đây cũng có thể coi là một trong những điểm làm nên cái riêng, tiêu chí phân biệt võ Bình Định – Tây Sơn với các dòng võ khác. Võ Bình Định, Tây Sơn gắn liền với các bài thiệu và nhạc võ. Những bài thiệu võ không đơn giản chỉ dùng để thuyết minh cho từng phân thế võ trong bài thảo, mà ẩn trong đó là những hàm ý sâu xa của các bậc tiền nhân để lại cho đời sau, không phải ai cũng nhận ra và hiểu được. Nếu lời thiệu giúp võ sinh đánh không lạc chiêu thức, thì nhạc võ trong luyện tập điều hoà tiết tấu của chiêu thức. Trong trận mạc, nhạc võ là tiếng núi sông kêu gọi ba quân tiến bước, là hiệu lệnh thúc giục tướng sĩ xung phong phá luỹ công thành, là khúc hoan ca mừng chiến thắng. Tất cả cung bậc bi tráng - hào hùng, khoan thai - bão táp truyền thẳng vào trái tim khối óc người nghe. Đặc biệt môn kỳ võ (múa cờ) ngoài tác dụng điều khiển trận đánh theo hiệu lệnh của người chỉ huy, còn có hiệu quả thẩm mỹ rất lớn. Lá cờ phấp phới trước hàng quân như niềm kiêu hãnh thiêng liêng, thổi bùng ngọn lửa tình yêu quê hương đất nước trong mỗi người. Ngày nay, nhạc võ và kỳ võ đã trở thành những tiết mục trình diễn mang tính nghệ thuật cao, được xếp vào danh mục “đặc sản văn hoá” của Đất Võ, lôi cuốn và làm rung động biết bao thế hệ. Sống lại hào khí Tây Sơn năm xưa Tái hiện hào khí TÂY SƠN trên miền đất võ Mùng 5 có thể coi là hết Tết. Nhưng vào ngày này, gò Đống Đa lại là nơi mà người Hà Nội và một số tỉnh khác có thể ăn Tết lại. Hào khí của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ (Quang Trung) năm xưa vẫn còn dậy sóng trong tâm thức người dân Việt mỗi dịp xuân về. Nét mới của lễ hội kỷ niệm 214 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm nay là việc tổ chức lễ dâng hương ngay từ mùng 4 Tết lại chùa Bộc (nơi thờ Vua Quang Trung) và chùa Đồng Quang (tưởng nhớ các liệt sĩ của các phường trong quận). Như thế là phần lễ được chú ý hơn và quả thực nhiều vị đại biểu về dự lễ đều công nhận: Năm nay lễ hội có phần nghiêm trang hơn. Trong đó màu sắc, hình khối chuyển động của đoàn rước hơn 200 người chủ yếu của hai phường Quang Trung và Trung Liệt đã góp phần đáng kể tạo ấn tượng cho người xem. Nhóm võ thuật của Công viên Lenin tạo thêm chất khoẻ khoắn và một lần nữa chứng minh cho câu nói ““gừng càng già càng cay““. Vẫn như một số năm gần đây, Nhà hát Chèo Hà Nội luôn là vị khách sáng giá trong lễ hội Đống Đa và lần này không phải là ngoại lệ. Các diễn viên trẻ trung, xinh đẹp trổ tài với trích đoạn ““Quang Trung chiêu hiền đãi sĩ““ rút từ vở ““Ngọc Hân Công chúa““. Phần hội - đúng ra phải là nơi để người dân tham gia với tư các là chủ thể sáng tạo lại chưa thật rôm rả. Ngoài một số trò chơi dân gian còn khá hẻo (chọi gà, cờ người) thì một số bàn cờ tướng - cảnh thường bắt gặp quanh hồ Gươm - nay hiện diện. Một số trò cờ bạc như xóc đĩa, tôm cua cá... trên gò năm nay vẫn xuất hiện, nhưng có giảm so với mọi năm. Không nhiều các quầy hàng lưu niệm nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại vẫn chỉ là vòng, xuyến... bắt gặp ở bất cứ lễ hội nào khác. Thật khó, nhưng giá như mỗi người xem có thể ra về cầm theo một vật phẩm mang rõ dấu ấn của hội Đống Đa thì sự thoả mãn mới đạt được. Không đông người như mọi năm là cảm nhận của nhiều đại biểu dự lễ. Có lẽ vì năm nay là năm lẻ. Nhưng vẫn có người ở xa, từ miền Trung, miền Nam về. Và sự có mặt của một số khách nước ngoài làm không khí thêm xuân. Dẫu sao, trong một ngày đẹp trời đầu năm, được hoà mình vào không khí vừa thiêng liêng, vừa dân dã, cảm nhận được hơi thở của mùa xuân cũng thấy lòng chộn rộn, vui vui. Trống trận Tây Sơn âm vang hào khí Núi Bân Sau tròn 220 năm, lễ đăng quang của Quang Trung – Nguyễn Huệ đã được tái hiện tại Núi Bân lịch sử. Đây là một lễ hội chính của Festival Huế 2008. Hào khí núi Bân ( Ảnh Lê Kim Hải) Ngày 25-11-1788, Nguyễn Huệ cho đắp đàn tế trời ở núi Bân, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung. Ngay sau ngày lên ngôi, vua Quang Trung thống lĩnh đại quân thần tốc ra Bắc, đánh tan quân Thanh, giải phóng Thăng Long. Dàn súng thần công trước cổng vào tế đàn; Dân chúng chen chân xem lễ, màn giáo cờ, dàn chiêng Tây Nguyên. (Ảnh: Lê Kim Hải) Trong không gian rộng, Núi Bân bừng sáng, lấp lánh với hàng ngàn bóng đèn được thiết kế thành 2 tầng. Một không gian lễ hội đầy sắc màu, hòa trong cảm xúc. Tiếng trống trận dồn dập, hào khí của đội quân áo vải, cờ đào cách đây hơn 220 năm giờ như sống lại. Thớt voi trận, Quang Trung hạ lệnh xuất quân thần tốc ra Thăng Long. (Ảnh: Lê Kim Hải) Trống trận là biểu tượng sức mạnh và hào khí của đoàn quân Tây Sơn. 28 cái trống lớn của đội trống Tây Sơn (Bình Định) âm vang suốt buổi đại lễ. Hơn 1.000 diễn viên, bố trí thành 5 đạo binh gồm: bộ binh, kỵ binh, thủy binh... và 2 thớt v Nhắn tin cho tác giả Trần Quang Hào @ 19:57 31/07/2009 Số lượt xem: 865 Số lượt thích: 0 người   ↓ ↓ Gửi ý kiến - CÁC CHI PHÁI THÁI CỰC QUYỀN (29/07/09)
- KHÍ GIỚI - BINH KHÍ DÀI, NGẮN (29/07/09)
- Chương trình huấn luyện (29/07/09)