NHẦM LẪN TRONG BÀI HÁT “SÔNG ĐĂKRÔNG MÙA XUÂN VỀ”

Du lich Tay Nguyen
Trên cầu 14 bắc qua sông Sê-rê-pôk

Bài hát “Sông Đăkrông mùa xuân về” của nhạc sỹ Tố Hải là một “bài ca đi cùng năm tháng”. Tất cả mọi người đều hiểu đây là một bài hát về Tây Nguyên.

“Đăkrông ơi! Tây Nguyên ơi!

Tôi hát cho dòng sông Đăkrông luôn chảy xiết

Tôi hát cho nhà rông, đêm ngày luôn đỏ lửa”

Các thông tin trên Wikipedia cho biết, nguồn cảm hứng của bài hát là một con suối có tên Đăkrông ở Quảng Trị. Nếu bài hát đúng là về Quảng trị thì ý nghĩa Tây Nguyên có sự nhầm lẫn nghiêm trọng về địa lý. Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung bộ, từ đó phải đi qua Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi rồi mới chạm đến Bắc Tây Nguyên.

Du lich Tay Nguyen
Mênh mông Hồ Lăk

Nếu Đăkrông là con sông tại Đăk Lăk thì cũng có một điểm không hợp lý. Nhà rông là kiểu “nhà làng” – “nhà việc” – ngôi nhà chung của buôn của các tộc người Ba Na, Jarai chủ yếu sinh sống ở Bắc Tây Nguyên như Kontum, Gia Lai. Nhưng tại khu vực sông Đăkrông chảy qua ở Đăk Lăk là địa bàn sinh sống của người Ê Đê, M’Nông, Thái, Lào và họ không có nhà rông.

Cả hai cái bất hợp lý này khiến cho lý giải của nhạc sỹ Tố Hải trở nên hợp lý. Có thể trước khi sáng tác bài hát này ông chưa từng đặt chân đến Tây Nguyên, nhưng ông biết rằng “Đăk” là “nước” và “Krông” là “sông” và con sông Đăk Krông của ông là một con sông ước lệ, là một biểu tượng của Tây Nguyên. Con sông đó phải là “Đăk Krông” chứ không phải như người ta hay nhầm lẫn là “Đăkrông”.

Du lich Tay Nguyen
Tây Nguyên bao la nhìn từ trên cửa sổ máy bay

Càng đi du lịch Tây Nguyên ta càng hiểu thêm nhiều điều thú vị liên quan tới mảnh đất này!

Từ khóa » đắk Nông ơi Tây Nguyên ơi