NHẪN – Bài Thơ “tin đồn” Của Võ Đại Tướng | NABB Cafe
Có thể bạn quan tâm
(thời phây-búc, mạn phép dùng phong cách thuật ngữ (tơm-mi-Nỡm-Lộ-gì: terminology) kiểu “bạn gái tin đồn” của báo mạng)
Đọc nhân ngày Giải phóng Điện Biên…
Chiết tự chữ Hán: “Nhẫn” được ghép bởi “đao” để trên “tim”. Chịu đau, mà ứ phải đau bình thường, đau ngoài da, đau đứt tay đứt chân, được kêu la inh ỏi cho nó hả, mà là đau trong tâm khảm, tự bịt mồm bịt miệng mình mà chịu đau, ấy mới xứng gọi là Nhẫn…
NABB (Viết ngày 25/8/13):
Chúc mừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nay đã vượt bách niên mấy nằm (năm)
Liên quan:
- Phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh – Tháng 6/1964
- Việt Nam: Kẻ nghèo ngồi canh ‘núi của’ ở Biển Đông
- Tìm ở đâu, NHỮNG NGƯỜI XUẤT CHÚNG?
- “Không phải là lịch sử” – Vương Trí Nhàn
- CON ĐƯỜNG CÔNG LÝ CHÔNG GAI
- Ở cuối con đường tình
Hơi liên quan: Doanh nhân Việt Nam đầu tiên được Nikkei vinh danh (Trương Gia Bình)
Không liên quan: Chỉ có Ngọc Trinh mới vực dậy ngành du lịch Việt
—
Năm 1975, kết thúc chiến tranh. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho thôi chức Bí thư Quân ủy trung ương, thôi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông không còn là ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông được giao kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1983, dân gian làm thơ: “Nhà thơ làm kinh tế/Thống chế đi đặt vòng”. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, thảnh thơi đi bộ ra chợ Tréo (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Chợt hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe “bún chấm ruốc” từ miệng vị tướng lẫy lừng, không hiểu sao, òa khóc… (Huy Đức)
Có nhiều cuộc chiến không ác liệt bởi súng nổ và máu đổ.
Có những điều còn đáng sợ hơn cái chết.
Có những kẻ thù còn nguy hiểm hơn kẻ thù ngoài mặt trận.
Đến nay, vẫn còn tồn tại trong dân gian câu chuyện về “bài thơ chữ Nhẫn” mà cứ 10 người thì 9 cho rằng đó là bài thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người còn lại chắc không biết là của ai). Dù giả thử không phải của ông, nhưng người ta vẫn nghĩ ông là tác giả, phải chăng vì cuộc đời ông là sự thể hiện rõ nét nhất của chữ Nhẫn – một anh hùng dân tộc, một danh tướng khét tiếng thế giới mà còn sống được như thế, thử hỏi có gì trên đời này không chịu đựng được?
NHẪN
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng (đúng là không tránh được)
Có khi nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần.
————————
Cách đây ít lâu, có người khẳng định đây là bài thơ của Cụ cử Tử An Trần Lê Nhân (1888-1975) người làng Bát tràng đồng soạn giả Cổ học tinh hoa, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng Yên. Và bài thơ này sau đó được Giáo sư Trần Văn Hà đọc tặng cho Đại tướng. Trên tạp chí “Thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại trong một dịp đến chúc tết “thầy Võ” , giáo sư đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này. Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ trầm ngâm. Nhưng thôi, dù là thơ của ai thì Nhẫn vẫn là một chữ cả đời phải học, dùng trăm năm không cũ, không hết.
Thế đâu là hình ảnh về sự bình thản của ông? Đoạn dưới đây trích từ bài viết của nhà báo Huy Đức:
Tiếng vỗ tay như vỡ tung Cung Hữu Nghị Việt Xô khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn giọng: “Xin chào mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là Tổng Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã chấp hành triệt để và sáng tạo quyết định của Chủ tịch HCM và Bộ Chính Trị, cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch, chỉ đạo trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành toàn thắng”. Thật khó biết điều gì đang diễn ra trong lòng Tướng Giáp, từ lâu ông đã có 1 gương mặt rất ít biểu lộ. Nhưng, những giọt nước mắt của những người có mặt hôm ấy thì không thể kềm chế, chúng lăn rất nhanh trên má họ; lăn khi, tiếng vỗ tay vẫn cứ kéo dài. Hôm ấy là ngày 6-5-1994, tại HN, Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bài diễn văn dài của Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ vỏn vẹn có 59 từ nói về Tướng Giáp, lại được viết rất công thức, “rào đón” bằng cả “Bộ Chính Trị” và “Bác Hồ”. Sở dĩ, chúng có thể tạo ra sự rung động đặc biệt đến vậy, là vì đó là lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ, cái tên Võ Nguyên Giáp lại được nhắc đến trong 1 buổi lễ chính thức. Điện Biên Phủ là 1 chiến thắng “chấn động”, 1 chiến thắng đưa Võ Nguyễn Giáp trở thành 1 bậc tướng huyền thoại. Nhưng, năm 1984, khi chuẩn bị số đặc biệt mừng 30 năm Điện Biên, vào giờ chót, 1 tờ báo lớn đã phải “bóc” hình Tướng Giáp.
Tác giả Lê Mai viết: Năm 1984, giữa lúc thế giới và Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ thì người ta giao cho ông Giáp kiêm thêm chức phụ trách Uỷ ban sinh đẻ có kế hoạch. Việc đó, dù quan trọng, nhưng ai làm cũng được. “Họ” ghen tỵ với tài năng của ông, với hào quang của ông, với sự yêu mến của nhân dân dành cho ông? “Họ” muốn viết lại lịch sử, muốn phủ định vai trò của ông?
(NABB – cái này khó, vì trăm năm sau ai xóa nổi câu thơ Bút Tre lúc đó dễ đã thành ca dao: Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về)
***
Nhà sử học Dương Trung Quốc thì nhớ lại: Năm 2004, vào dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi đã có dịp hỏi Đại tướng về một trong những nhiệm vụ dân sự mà ông đã đảm nhiệm là Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Tôi tưởng đấy là câu hỏi “nhạy cảm” nhưng ông cười và trả lời: Chắc có nhiều điều thêu dệt lắm phải không? Thực ra, khi đó, chính anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) trực tiếp “nhờ” tôi gánh vác vì theo tập quán Quốc tế, với vấn đề quan trọng này thì phải cấp Thủ tướng phụ trách mà anh Tô quá bận. Đối với tôi, đấy là một nhiệm vụ, mà đã là nhiệm vụ thì phải hoàn thành…
Vị tướng của nhân dân đã tròn trăm tuổi nhưng vẫn còn rất nhiều dấu hỏi xung quanh cuộc đời ông. Chẳng hạn, về hồi Mậu Thân, (Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc, Mậu Thân là một khoảng trống trong sử liệu), cái hồi mà Hữu Thỉnh viết:
Có trận đánh trở về Nhìn đống súng thừa như nhìn thừa đũa bát Thừa đến nỗi những người sống sót Cũng không nỡ nhận mình là may
Hay câu chuyện Thành cổ, nơi mà vị tướng “tiếc đến từng giọt máu của lính” có lẽ đã khóc khi nghe những câu thơ Lê Bá Dương “Đò lên Thạch Hãn xin khua nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”.
Đoạn kết dưới đây lấy lại của nhà báo Huy Đức: Năm 1975, kết thúc chiến tranh. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho thôi chức Bí thư Quân ủy trung ương, thôi bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông không còn là ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông được giao kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1983, dân gian làm thơ: “Nhà thơ làm kinh tế/Thống chế đi đặt vòng”. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, thảnh thơi đi bộ ra chợ Tréo (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Chợt hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe “bún chấm ruốc” từ miệng vị tướng lẫy lừng, không hiểu sao, òa khóc.
(Entry được tổng hợp từ nhiều nguồn)
—
BONUS:
Nghe lại bài hát bất hủ của Đỗ Nhuận: GIẢI PHÓNG ĐIỆN BIÊN
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/giai-phong-dien-bien-va.bT8Y6d2Yox.html
Còn đây là bài nhạc chế khét tiếng thời những năm 70-80 (?)
Giải phóng cà chua Bộ đội ta bắt cua về xào Với su hào, bắp cải Lại thêm mấy cân thịt trâu
Bộ đội ta ăn chán ăn chê Còn thừa đút túi đem về biếu ban chỉ huy
Một đồng chí đứng lên nói rằng: Cho tôi ăn một bữa
Tôi nguyện oánh tan giặc Tây Súng đại bác tôi cầm 1 tay Còn 1 tay tôi đánh chết 5 thằng tây…
(lưu lại để chống “thất truyền” và để xác nhận độ “nghịch” của các cụ ngày xưa kém chi các hậu bối Sát thủ đầu mưng mủ 9x)
Đánh giá:
Chia sẻ:
Có liên quan
Thẻ: Nhẫn, Tướng Giáp, Điện Biên Posted in: GẶP THỬ THÁCH, ĐỔ TẠI TÍNH CÁCH!, VĂN NGHỆTừ khóa » Thống Chế đi đặt Vòng
-
Văn Toàn - "Nhà Thơ Làm Kinh Tế Thống Chế đi đặt Vòng"(*) Tố Hữu ...
-
Tướng Giáp - Báo Người Lao động
-
Chi Tiết Chú Thích: Nhà Thơ Làm Kinh Tế, Thống Chế đi đặt Vòng
-
Tục Ngữ: Nhà Thơ Làm Kinh Tế, Thống Chế đi đặt Vòng | Ca Dao Mẹ
-
“Nhà Thơ Làm Kinh Tế, Thống Chế đặt Vòng” Vẫn Còn Tồn Tại - Kiến Thức
-
Thời Gian 'chịu đựng' Của Tướng Giáp - BBC News Tiếng Việt
-
Tuyên Giáo Làm Công Thương - Viet Studies
-
Chuyện Sinh đẻ Có Kế Hoạch (kỳ 2) - Nguyễn Thông
-
Các Loại Vòng Tránh Thai Và ưu Nhược điểm Chị Em Cần Biết
-
Đặt Vòng Tránh Thai - Những điều Cần Biết
-
Đặt Vòng Tránh Thai Là Gì? Có An Toàn Không? Khi Nào Cần đặt?
-
“Trời” Sinh Võ Nguyên Giáp để Làm Gì? - Pro&contra