NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ...
Có thể bạn quan tâm
I/ Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết.
- Muốn nhận biết hay phân biệt các hóa chất chúng ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có hiện tượng dễ dàng nhận biết được: như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí (nếu như bài cho phép) như độ tan, dễ bị phân hủy hay có mùi đặc trưng,...
- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ rệt. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hoá chất cần phải tiến hành (n – 1) thí nghiệm.
- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử.
II/ Các bước tiến hành.
1/ Chiết (trích mẫu thử) các hóa chất cần nhận biết vào các ống nghiệm và (đánh số thứ tự)
2/ Chọn thuốc thử thích hợp (tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác).
3/ Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận.
4/ Viết phương trình hóa học minh hoạ.
III/ Các dạng bài tập thường gặp.
- Nhận biết các hoá chất (rắn, lỏng, khí) riêng biệt.
- Nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt.
- Xác định sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dung dịch.
- Tuỳ theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng có thể gặp 1 trong các trường hợp sau:
+ Nhận biết với thuốc thử tự do (không hạn chế thuốc thử)
+ Nhận biết với thuốc thử hạn chế (thông thường chỉ dùng 1 thuốc thử và không được dùng thêm các hóa chất khác)
+ Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài (thông thường dạng này chúng ta kẽ bảng vừa nhận biết hóa chất vừa lấy chất đó làm thuốc thử).
IV/Nhận biết các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp hóa học
1. Nhận biếtankin có nối ba đầu mạch (ank-1-in)
* Thuốc thử: dung dịch AgNO3/NH3
* Hiện tượng: có kết tủa màu vàng
R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3
Đặc biệt
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3
2. Nhận biếtanken:
* Thuốc thử: dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4)
* Hiện tượng: mất màu
Ví dụ:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2KOH + 2MnO2
3. Nhận biếtstiren: (C6H5-CH=CH2)
* Thuốc thử: dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) ở điều kiện thường.
* Hiện tượng: mất màu
C6H5-CH=CH2 + Br2 →C6H5-CHBr-CH2Br
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C8H8(OH)2 + 2KOH + 2MnO2
4. Nhận biếttoluen: (C6H5-CH3)
* Thuốc thử: dịch thuốc tím (KMnO4) ở điều kiện đun nóng.
* Hiện tượng: mất màu
C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + 2MnO2 + H2O + KOH
5. Nhận biếtbenzen:
* Thuốc thử: hỗn hợp dung dịch HNO3/H2SO4 đặc, đun nóng.
* Hiện tượng: tạo dung dịch màu vàng, có mùi hạnh nhân.
C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O
6. Nhận biếtglixerol và ancol đa chức có 2 nhóm -OH kế tiếp nhau.
* Thuốc thử: Cu(OH)2/OH-
* Hiện tượng: tạo dung dịch phức màu xanh lam.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H5(OH)2O)2Cu + 2H2O
7. Nhận biếtancol đơn chức
* Thuốc thử: Na kim loại
* Hiện tượng: có sủi bọt khí
2ROH + 2Na → 2RONa + H2
8. Nhận biếtphenol
* Thuốc thử: dung dịch brom
* Hiện tượng: có kết tủa trắng.
9. Nhận biếtanilin
* Thuốc thử: dung dịch brom
* Hiện tượng: có kết tủa trắng.
10. Nhận biếtandehit
* Thuốc thử: dung dịch AgNO3/NH3
* Hiện tượng: có kết tủa bạc
R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
* Lưu ý: Riêng andehit fomic HCHO
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3
- Hoặc Cu(OH)2/OH-, đun nóng có hiện tượng kết tủa màu đỏ gạch.
RCHO + 2Cu(OH)2 → RCOOH + Cu2O + 2H2O
11. Nhận biếtaxit cacboxylic
* Thuốc thử: quỳ tím
* Hiện tượng: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
* Lưu ý:
+ Riêng axit fomic (HCOOH) tham gia phản ứng tráng gương.
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
+ Axit acrylic làm mất màu dung dịch nước brom
CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH
12. Nhận biếtglucozơ và fructozơ
* Thuốc thử: Cu(OH)2/OH- tạo dd xanh thẫm, đun nóng cho Cu2O kết tủa đỏ gạch.
Dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag kết tủa.
* Lưu ý:Để phân biệt glucozo và fructozo người ta thử với dung dịch brom. Glucozo làm mất màu nước brom còn fructozo thì không.
13. Nhận biếtsaccarozơ và mantozơ
* Thuốc thử: Dung dịch vôi sữa cho dung dịch saccarat canxi trong suốt.
Cu(OH)2/OH- tạo dd xanh thẫm.
* Lưu ý:Phân biệt saccarozo và mantozo bằng phản ứng tráng gương (saccarozo không phản ứng).
14. Nhận biết tinh bột
* Thuốc thử: Dung dịch I2 cho sản phẩm màu xanh, khi đun nóng bị mất màu, sau khi để nguội lại xuất hiện màu xanh.
15. Nhận biết protein
* Thuốc thử: Dung dịch HNO3 làm protit chuyển sang màu vàng.
Cu(OH)2/OH- chuyển sang màu xanh tím
Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC
(nguồn từ internet)
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Từ khóa » Cách Nhận Biết Ankan Anken Ankin Benzen
-
[Hoá 11]nhận Biết Các Chất Hữu Cơ - HOCMAI Forum
-
Tôi Yêu Hóa Học - CÁCH NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ...
-
Phân Biệt Ankan, Ankin, Ankađien, Anken, Benzen. - Nguyễn Thị Hậu
-
Phân Biệt Ankan, Ankin,ankađien, Anken, Benzen
-
Hệ Thống Hóa Hidrocacbon
-
[CHUẨN NHẤT] Bảng So Sánh Ankan, Anken, Ankin, Ankadien?
-
Cách Nhận Biết Một Số Hợp Chất Hữu Cơ
-
Nhận Biết Ankan - Ankin Và Các Hidrocacbon Thơm - YouTube
-
NÊU Cách Nhận Biết, Phaan Biet đối Với Ankan, Anken ,ankadien ...
-
Tổng Hợp Lý Thuyết Hoá Hữu Cơ Phần Hiđrocacbon Đầy Đủ Nhất
-
Ankan, Anken, Ankadien, Ankin. Hướng Dẫn Chi Tiết, đơn Giản, Dễ Hiểu
-
Bảng Nhận Biết Các Chất Hữu Cơ Bài Tập Có đáp án
-
Phân Biệt Hydrocarbon, Hướng Dẫn Thứ Tự Và Viết Phương Trình