Nhận Biết Chính Xác Trẻ Có Mắc Tật Chân Vòng Kiềng Hay Không Và ...
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sinh ra chân đã thẳng tắp mới đáng lo ngại
Khác với người lớn, đa số đều có đôi chân thẳng, hầu hết trẻ nhỏ đều sở hữu đôi chân cong. Có hai kiểu hình dáng chân phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là chân chữ O và chân chữ X:
Chân vòng kiềng (chân chữ O) là hai chân không thể thẳng mà bị cong ra phía ngoài, cong nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ cong dị tật của chân.
Chân dáng chữ X là dị tật ngược lại với chân dáng vòng kiềng, phần chân trên phát triển theo hướng vòng vào trong, hai đầu gối sát nhau.
Hình dáng chân chữ X (trái) và chân vòng kiềng (phải) so với chân bình thường (giữa).
Nghiên cứu từ Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cho thấy hầu hết trẻ em dưới 2 tuổi có cấu tạo khung xương chân vòng kiềng và khung xương chân chữ X với trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường, chỉ khi trẻ vừa chào đời mà chân thẳng tắp thì cha mẹ mới thực sự đáng lo ngại.
Thông thường khi trẻ từ 8-9 tuổi, thậm chí 10 tuổi khung xương chân sẽ tự phát triển hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều mà cần biết thời điểm khi nào nên đưa con tới bệnh viện để tránh hậu quả đáng tiếc.
Những dấu hiệu bất thường ở chân mẹ nên cho bé tới bệnh viện sớm
Các bậc cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ xem có dấu hiệu bất thường ở chân hay không. Nếu trẻ gặp một trong số vấn đề sau đây, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để kiểm tra.
Hình dáng chân chuẩn của trẻ theo độ tuổi.
1. Hình dáng chân có nhất quán với độ tuổi hay không
Với trẻ hơn 3 tuổi mà chân vẫn có hình dạng chữ O hoặc hình dạng chữ X khi trẻ đã hơn 7 tuổi thì cần đưa tới bệnh viện kiểm tra. Bởi thông thường ở độ tuổi này xương chân của bé phải về dáng thẳng, đôi chân dần bớt cong.
2. Trẻ gặp khó khăn khi đi lại, thường xuyên kêu đau chân
Chân của bé ngắn hơn so với các bạn cùng trang lứa, bé gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc thường xuyên kêu đau chân. Mẹ không nên chủ quan mà đưa con tới bệnh viện để kiểm tra.
3. Chân của trẻ không đối xứng
Tình trạng chân chữ O hoặc chân chữ X chỉ xuất hiện ở một chân hoặc dấu hiệu lạ khiến chân bất đối xứng cũng cảnh báo nguy cơ trẻ bị bệnh.
Nguyên nhân khiến trẻ mắc tật chân vòng kiềng và cách nhận biết nhanh nhất
Để nhận biết trẻ có mắc tật chân vòng kiềng hay không, hãy đặt trẻ ngồi xuống, khép hai chân và gót chân của trẻ, nếu trạng thái bình thường, khớp đầu gối và khớp mắt cá chân sẽ tựa vào nhau. Nếu đầu gối của hai chân cách xa nhau hơn 6cm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán, bởi có khả năng trẻ đã mắc tật chân vòng kiềng.
1. Thuở nhỏ, trẻ bị bệnh còi xương, chủ yếu là thiếu vitamin D. Đường ruột hấp thu không đủ canxi, phốt pho và thận gia tăng loại bỏ canxi, phốt pho khiến cơ thể thiếu hụt trầm trọng, chất lượng xương giảm, làm xương của trẻ trở nên dị dạng.
2. Trong giai đoạn xương đang phát triển, chịu lực tác động hoặc ảnh hưởng bởi thói quen sống, xương thiếu canxi, phốt pho khiến chất xương xốp mềm, khớp xương lỏng lẻo. Ngoài ra, bố mẹ cho trẻ tập đi quá sớm khi xương chưa chắc chắn và phát triển ổn định cũng có thể khiến chân trẻ vòng kiềng.
Cách phòng ngừa tật chân vòng kiềng ở trẻ
1. Đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra định kì
Chân của trẻ sẽ biến đổi trong quá trình phát triển, có nhiều mẹ sẽ khó phán đoán con mình mắc tật chân chữ X hoặc chữ O.
Bác sĩ có lời khuyên, trẻ khoảng 3 tuổi nên được bố mẹ đưa đến bệnh viện kiểm tra, trong 3 năm, ít nhất nên tiến hành kiểm tra khoảng 8 lần.
2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Các mẹ đang cho con bú nên bổ sung nhiều thực phẩm có canxi như rong biển, lòng đỏ trứng, vừng, tép, nấm mèo.
Các mẹ đừng quên bổ sung cho trẻ vitamin D và cho trẻ ra ngoài trời sưởi nắng để tổng hợp vitamin D và tăng khả năng hấp thu canxi.
3. Tránh cho trẻ tập đi quá sớm
Nhiều bố mẹ sai lầm khi nghĩ rằng trẻ tập đi càng sớm càng tốt, có trẻ chỉ khoảng 2 – 3 tháng đã được bố mẹ đỡ lên tập đi.
Trẻ tập đi quá sớm sẽ tạo gánh nặng cho chi dưới, dẫn đến tật chân vòng kiềng, khả năng kiểm soát sức nặng ở chân trẻ rất yếu, nếu tư thế đứng của trẻ không đúng sẽ ảnh hưởng sự phát triển của khung xương.
Thông thường, bố mẹ nên đợi trẻ tập bò, vịn vào đồ vật đứng dậy, sau đó bố mẹ mới nên tập đi cho trẻ.
4. Tránh cho trẻ sử dụng xe tập đi
Xe tập đi sẽ chèn ép khớp xương hông và cơ quan sinh dục của trẻ, làm mất khả năng giữ thăng bằng, khiến trẻ ỷ lại xe tập đi, không tốt cho quá trình phát triển của khung xương.
Nguồn: Sohu
Từ khóa » Hình ảnh Chân Vòng Kiêng
-
3 Dấu Hiệu Trẻ Bị Chân Vòng Kiềng Và Cách Kiểm Tra Chính Xác Nhất
-
Làm Cách Nào để Biết Trẻ Bị Chân Vòng Kiềng Hay Không? | Vinmec
-
Làm Thế Nào Khi Chân Bé Bị Vòng Kiềng? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Bị Chân Vòng Kiềng Và Những điều Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Cha Mẹ Nên Biết: Làm Thế Nào Khi Chân Bé Bị Vòng Kiềng | Medlatec
-
Tất Tần Tật Cách Chữa Chân Vòng Kiềng ở Trẻ đơn Giản, Hiệu Quả
-
Chân Vòng Kiềng ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Các Bài Tập Khắc Phục Chân Vòng Kiềng ở Người Lớn
-
Chân Vòng Kiềng, Chân Chữ X, Tật Bàn Chân Bẹt ở Trẻ
-
Hình ảnh Chân Vòng Kiềng
-
Con Em Bị Chân Vòng Kiềng...Làm Sao đây Bác Sĩ ơi??? - CarePlus
-
TẬT CHÂN VÒNG KIỀNG & Những điều Bố Mẹ Không Nên Bỏ Qua
-
Chứng Chân Vòng Kiềng ở Trẻ Em - Phòng Khám ACC