Nhận Biết Con Có Bình Thường Không Sau Khi Chào đời - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Lần đầu làm bố mẹ, chắc hẳn bạn hồi hộp và mong chờ gặp bé cưng của mình. Khi ôm bé trong lòng, bạn sẽ nhận ra con có bình thường không qua một số dấu hiệu. Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về những đặc điểm của bé mới sinh nhé.
bạn mới sinh con và thấy bé khác so với những gì bạn được xem trên tivi và cảnh bé cưng được ẵm bồng ngay sau ca sinh. Bạn có biết thực tế là trẻ mới sinh thường trông nhăn nhúm, gầy guộc, xanh xao và dính đầy máu?
Phản xạ nguyên thủy của trẻ sơ sinh
Một giờ đầu sau sinh, đa số các bé đều ở trong trạng thái tỉnh táo. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn và bé có thể làm quen với nhau và bắt đầu hình thành một sợi dây liên kết. Trẻ nhỏ được sinh ra với một số bản năng nhất định. Những phản xạ này sẽ biến mất khi bé lớn lên.
- Phản xạ bú, mút: Bé sẽ làm động tác bú khi có bất cứ gì chạm vào miệng bé.
- Phản xạ cầm nắm bắt: Khi bạn đặt ngón tay hoặc những món đồ vật khác vào lòng bàn tay bé, bé sẽ tự động nắm chặt lại.
- Phản xạ giật mình: Vung tay chân một cách thình lình rồi nhanh chóng rụt về và bật khóc khi có tiếng động mạnh, cử động đột ngột hoặc những kích thích bất ngờ khác.
Ngoài ra, do hệ thần kinh của bé vẫn còn đang phát triển, bé sẽ có thêm một số phản xạ khác, đặc biệt là khi bé khóc hoặc bị kích động. Những bé sinh non thường có sự khác biệt về tư thế, hoạt động và hành vi so với những bé sinh đủ tháng.
Ngủ và hô hấp
Những tuần đầu tiên, phần lớn thời gian bé sẽ ngủ. Một số thuốc giảm đau và thuốc gây tê được sử dụng trong quá trình chuyển dạ sẽ khiến bé buồn ngủ trong 1 – 2 ngày sau sinh.
Khi bé thức, bé sẽ hít thở khoảng 60 lần/phút, đặc biệt là khi bé cảm thấy phấn khích hoặc khóc. Bé cũng có thể ngừng thở khoảng 5 – 10 giây rồi thở lại. Điều này thường xảy ra khi bé ngủ. Tuy nhiên, nếu bé bỗng tím tái hoặc ngừng thở lâu hơn, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nhé.
Tuy chưa nói được nhưng bé sẽ tạo ra một số âm thanh khác ngoài tiếng khóc. Nghẹt mũi và nấc cụt cũng là những vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng của nhiễm trùng, dị ứng hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
Con có bình thường không? Hãy quan sát đầu của bé
Khi sinh thường, phần đầu của bé sẽ ra trước. Do đó, đầu bé thường dễ bị ảnh hưởng trong quá trình sinh. Xương sọ của bé do các xương mềm tạo thành để giúp bé dễ dàng di chuyển qua ngả âm đạo.
1. Đầu móp méo
Nếu sinh thường, đầu của bé trông có vẻ hơi méo hoặc nhọn ra trước, nhất là trong trường hợp bé được sinh bằng giác hút hoặc bằng kẹp forcep. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong quá trình phát triển, đầu bé sẽ trở nên tròn trịa hơn. Nếu sinh mổ, bé sẽ không gặp phải trường hợp này.
2. Thóp đầu
Phần đỉnh đầu của bé có một phần xương chưa khép hoàn toàn gọi là thóp. Nhiều người nghĩ rằng thóp chỉ có một phần duy nhất nhưng thực ra có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, rộng từ 2,5 – 7,5cm, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau nhỏ hơn, có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.
Mỗi khi bé khóc hay thở, thóp sẽ phập phồng. Điều này là hoàn toàn bình thường, không cần lo lắng. Thóp trước sẽ đóng lại sau khoảng từ 12 – 18 tháng, thóp sau sẽ đóng sau thóp trước 6 tháng.
3. Da đầu phù nề: Con có bình thường không?
Đầu của bé còn bị một số ảnh hưởng khác trong quá trình sinh nở. Con có bình thường không khi da đầu bé bị phù nề(da đầu bị sưng húp). Ngoài ra, bé có thể bị bầm tím hoặc thay đổi màu sắc trên da đầu bị sưng. Nguyên nhân của chứng da đầu phù nề thường được gây ra bởi áp lực của tử cung hoặc âm đạo khi đầu ra trước. Bạn không cần quá lo lắng, tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày.
4. U máu đầu
Đây cũng là một vấn đề thường gặp ở bé mới sinh. Bạn có thể nhìn thấy máu tích tụ ở dưới màng xương của bé (màng xương là một màng che chắn, giúp bảo vệ hộp sọ của bé). Một vài giờ sau sinh, bạn có thể nhận thấy hiện tượng này xuất hiện trên đầu của bé.
Trong đa số trường hợp, đây là tình trạng không gây nguy hiểm và sẽ giảm đi sau một vài tuần hoặc một vài tháng. Máu tụ sẽ được hấp thu ngược lại vào cơ thể và khiến khối u máu biến mất. Tuy nhiên, nếu khối u máu quá lớn thì u máu đầu có thể dẫn đến tình trạng vàng da.
Bạn cũng đừng quá lo lắng, cả hai triệu chứng này đều là những tổn thương bên ngoài hộp sọ, do đó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến não bé.
Con có bình thường không? Hãy ngắm nghía gương mặt của trẻ
Từ khóa » Cách Chưa Má To Má Nhỏ ở Trẻ Sơ Sinh
-
Cách Chưa Má To Má Nhỏ ở Trẻ Sơ Sinh?
-
BÀI TẬP CHỈNH LÉP MÁ, VẸO CỔ CHO TRẺ - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Mẹ Nào Có Con Nhỏ Bị Lệch Má Ko?
-
Má Của Bé Bị Lệch, Phải Làm Sao? - Webtretho
-
Em Bé Mới Sinh Nằm Nghiêng Bị Lệch 1 Bên Má - Webtretho
-
Vòng đầu Nhỏ, 2 Má Không đều, Miệng Lệch Có Phải Dị Tật đầu Nhỏ?
-
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Nẻ Má ở Trẻ Em Bố Mẹ Nên Biết
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Lệch Má
-
Trẻ Bị Chàm ở Má - Top 5 Câu Hỏi Thường Gặp Nhất!
-
Trẻ Bị Chàm ở Má: Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Cho Bé Mà Mẹ Cần Biết
-
Các Mẹ ơi Bé Nhà Mh Bị Lệch Má
-
Cách Giảm Sốt ở Trẻ Nhỏ Ngay Tại Nhà Cực đơn Giản
-
Không Thể Ngờ Hôn Má Gây Nhiều Bệnh 'khủng Khiếp' Thế Này Cho Trẻ ...
-
TẮC ỐNG DẪN LỆ (LỆ ĐẠO) Ở TRẺ SƠ SINH