Nhận Biết Dấu Hiệu Bệnh Chốc Lở Qua Hình ảnh - Dizigone
Có thể bạn quan tâm
Chốc lở là bệnh ngoài da phổ biến với khoảng 162 triệu người mắc mỗi năm. Tuy chỉ là tổn thương lành tính, nhưng bệnh có thể để lại trên da những vết sẹo xấu xí. Nhận biết sớm hình ảnh bệnh chốc lở và điều trị đúng cách là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng này.
I. Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở qua hình ảnh
Chốc lở thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 2 – 5. Ở giai đoạn đầu, trẻ có những biểu hiện chung là: sốt, mệt mỏi, có thể nổi hạch. Sau đó, trên da trẻ bắt đầu hình thành tổn thương với những đặc điểm riêng biệt. Dựa trên các hình ảnh bệnh chốc lở, có thể phân loại tổn thương thành 3 nhóm:
1. Chốc không có bọng nước
Vết chốc mở đầu bằng những mảng phát ban đỏ trên da. Sau khi phát triển, vị trí ban đỏ hình thành lên những cục mụn nước to dần. Ở bên trong, dịch tiết phát triển thành mủ, rỉ ra ngoài và nhanh chóng bị dập vỡ. Mụn nước khô se lại thành lớp vảy màu vàng mật ong, có thể gây ngứa nhẹ cho người bệnh.
2. Chốc có bọng nước
Ngay từ khi xuất hiện trên da, vết chốc lở đã ở dạng những mụn nước nhỏ. Sau đó, mụn nước lớn dần lên thành những bọng nước to, nông và dễ vỡ. Qua 1 – 3 ngày, bọng nước vỡ ra hoàn toàn và để lại viền da mỏng xung quanh. Khi vỡ, bọng nước chảy dịch màu vàng trong, khiến người bệnh cảm thấy ẩm ướt, rát đỏ. Sau khi hồi phục, tổn thương da do chốc có bọng nước không để lại sẹo.
3. Chốc loét
Khởi đầu của chốc loét giống hệt như chốc không có bọng nước. Tuy nhiên, vết chốc không khô se lại ở giai đoạn sau mà tiến triển thành loét. Vết loét hoại tử lõm ở giữa, rất lâu lành và sẽ để lại sẹo sau khi hồi phục.
Những vị trí dễ bị tổn thương do chốc lở nhất là tay, chân và mặt. Đôi khi, chốc cũng có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, tùy vào tình trạng bệnh nhân và tiến triển của bệnh.
II. Nguyên nhân gây bệnh chốc lở
Nguyên nhân chính gây bệnh chốc là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và liên cầu nhóm A streptococcus. Những vi khuẩn này xâm nhập vào da thông qua những vết xước, nứt, côn trùng cắn hoặc phát ban. Sau khi vào cơ thể, chúng tác động theo những cách khác nhau để hình thành nên 3 thể chốc:
- Chốc không có bọng nước: Chốc hình thành bởi liên cầu nhóm A và/hoặc tụ cầu. Khi xâm nhập qua vết thương hở, các protein tại vết thương sẽ làm cầu nối gắn chặt vi khuẩn vào tổ chức da.
- Chốc có bọng nước: Chốc thường do tụ cầu gây ra. Trong quá trình xâm nhập, tụ cầu tiết ra độc tố bong da tác động vào desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì. Nó là nguyên nhân khiến thượng bì bị bóc tách, để lại vùng tổn thương giống hình vảy lá.
- Chốc loét: Chốc thường do liên cầu gây ra và có thể kết hợp cả nguyên nhân tụ cầu. Dạng chốc này hay gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch, cao tuổi hoặc mắc bệnh mạn tính.
Từ nguyên nhân trên, dễ dàng nhận ra mấu chốt trong điều trị chốc lở là phải tiêu diệt được tụ cầu và liên cầu – những thủ phạm trực tiếp gây bệnh.
III. Các bước xử lý vết chốc lở nhanh chóng – hiệu quả – an toàn
Chốc lở là bệnh không khó để điều trị. Theo bác sĩ Trần Thị Huyền – Viện Da liễu Trung ương, tổn thương do chốc sẽ nhanh chóng hồi phục chỉ sau 3 bước:
1. Vệ sinh vết chốc, loại bỏ vảy tiết
Trên vết chốc có thể tồn tại bụi bẩn, vảy tiết, mảnh vụn da hay mủ vàng… Những thành phần này ngăn cản chất sát khuẩn và kháng sinh thấm qua da và phát huy tác dụng. Vì vậy, lau rửa và loại bỏ chúng là cần thiết để tăng hiệu quả điều trị bệnh chốc.
Cách làm:
- Đắp một chiếc khăn ướt lên vết chốc trong vài phút để làm mềm vảy tiết.
- Nhẹ nhàng lau bề mặt vết chốc bằng khăn mềm để loại bỏ vảy.
Chú ý: Không dùng chung khăn mặt với người bệnh chốc để tránh bị lây nhiễm.
Nếu trên vết chốc không có vảy tiết và các thành phần trên, có thể bỏ qua bước này.
2. Dùng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh Dizigone
Bộ sản phẩm Dizigone xử lý bệnh chốc lở hiệu quả nhanh
Dung dịch sát khuẩn thường được ưu tiên sử dụng để tiêu diệt nguyên nhân gây chốc lở. Đối tượng dùng sản phẩm thường là trẻ em, nên sản phẩm sát khuẩn cần đảm bảo các tiêu chí:
- An toàn cho trẻ: không gây khô, rát, kích ứng da; không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
- Phổ tác dụng rộng: tiêu diệt hoàn toàn tụ cầu vàng và liên cầu nhóm A.
- Tác dụng nhanh: loại bỏ nguyên nhân gây bệnh nhanh chóng, thúc đẩy hồi phục tổn thương.
- Không làm tổn thương mô hạt: không ảnh hưởng tới quá trình lành da tự nhiên của cơ thể.
- Không để lại sẹo: đảm bảo tổn thương da luôn sạch sẽ, ngừa viêm nhiễm kéo dài gây ra sẹo.
- Không màu: không làm nhuộm da gây mất thẩm mỹ, dễ dàng quan sát tiến triển vết chốc.
- Được chứng nhận chất lượng và được cấp phép lưu hành.
Dizigone là sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí kể trên. Sau khi ra đời, Dizigone đã khắc phục được hoàn toàn những khó khăn của người bệnh chốc lở. Dizigone được đánh giá là giải pháp hoàn hảo nhất cho xử lý vết chốc. Sản phẩm được chứng nhận an toàn và hiệu quả tại Bộ KHCN và Đại học Y Hà Nội.
Chứng nhận chất lượng của Dizigone tại các cơ quan kiểm nghiệm hàng đầu VN
Khi sử dụng Dizigone, vi khuẩn gây chốc sẽ được tiêu diệt nhanh chóng. Kết quả là vết chốc ngừng chảy mủ vàng, khô se sau vài ngày. Dizigone giúp xử lý chốc nhanh chóng, không cần dùng kháng sinh hay bất kỳ sản phẩm nào khác.
Phản hồi của người dùng sau khi xử lý bệnh chốc bằng bộ sản phẩm Dizigone
3. Dùng kem dưỡng phục hồi, tái tao da
Với những vị trí vết thương đã khô lại, quá trình tái tạo da bắt đầu. Lúc này, vết chốc cần được cung cấp dưỡng chất và độ ẩm để thúc đẩy tốc độ lành thương. Đồng thời độ ẩm cũng giúp làm dịu da, hạn chế cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Vì vậy, khi vết chốc đã khô se, nên dùng phối hợp kem Dizigone Nano Bạc sau bước kháng khuẩn. Dizigone Nano Bạc chứa các thành phần là:
- Phân tử bạc kích thước nano: giúp tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại, hạn chế khả năng tái phát.
- Lô hội, tinh dầu tràm trà, cúc La Mã giúp dưỡng ẩm, tái tạo da, ngăn ngừa khả năng để lại sẹo xấu.
Chỉ qua 3 bước chăm sóc đơn giản như trên, vết chốc sẽ khỏi sau khoảng 1-3 tuần (tùy mức độ bệnh). Để biết thêm về kinh nghiệm chăm sóc cho bé bị chốc, xem tại bài viết:
>>> Mẹ bỉm sữa Sapa sững sờ vì khả năng hồi phục vết chốc của con
IV. Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc và điều trị bệnh chốc lở
1. Dùng thuốc điều trị
Đối với tình trạng vết chốc lở nhiễm trùng nặng hơn, ngoài việc chăm sóc hằng ngày bằng dung dịch sát khuẩn, vết chốc cần điều trị bằng cách kết hợp sử dụng kháng sinh. Tùy vào mức độ của vết thương mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh theo các đường khác nhau như: bôi tại chỗ, uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch… Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng là:
- Kháng sinh bôi tại chỗ: thuốc mỡ acid fucidic, mupirocin, erythromycin…
- Kháng sinh dùng toàn thân: cephalexin, amoxicilin, vancomycin…
Lưu ý: Hướng dẫn điều trị bệnh chốc của Bộ Y Tế đã nhấn mạnh chỉ dùng kháng sinh điều trị chốc lở khi tổn thương xuất hiện nhiều, lan tỏa toàn thân. Vì vậy, khi bé bị chốc trên diện rộng, cha mẹ nên cho bé đi khám để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh đường uống/ tiêm cho bé khi không có chỉ định.
2. Che phủ vết chốc
Che phủ vết chốc giúp hạn chế tình trạng ngứa gãi ở người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc gãi, chà xát lên tổn thương da dễ khiến vết chốc lở loét nặng hơn. Nếu mang bàn tay dính vi khuẩn chạm lên những vùng da khác trên cơ thể, chốc có thể lây lan rộng và càng khó để chữa lành.
Băng gạc là cách bảo vệ và ngăn ngừa lây lan chốc lở hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên băng vết chốc cả ngày vì tổn thương luôn cần thoáng khi để phục hồi nhanh hơn. Vì vậy, chỉ nên áp dụng dùng băng gạc che phủ vết chốc khi bé sờ gãi nhiều, cha mẹ không kiểm soát được. Ngoài ra, nên che vết chốc khi tắm để tránh lan rộng vết chốc lúc chà gãi, vệ sinh cơ thể.
3. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt:
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Môi trường sống thoáng mát, cung cấp đủ ánh sáng.
- Cắt móng tay để tránh bé cào gãi lên vết thương.
Chế độ dinh dưỡng:
- Ăn đầy đủ các chất: tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất,…
- Tránh ăn các thực phẩm như: hải sản, rau muống, thịt đỏ,… vì nguy cơ mưng mủ vết thương và có thể để lại sẹo thâm, sẹo lõm hoặc sẹo lồi.
>>> Xem bài viết: Bệnh chốc lở kiêng ăn gì?
Kết luận: Bệnh chốc lở tồn tại ở 3 dạng: chốc có bọng nước – chốc không có bọng nước – chốc loét. Việc nhận biết được hình ảnh bệnh chốc lở từ giai đoạn sớm sẽ giúp việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn. Ba dạng bệnh chốc này đều có nguyên tắc chăm sóc, điều trị như nhau và cần được tuân thủ đúng để có thể khỏi nhanh nhất. Bộ sản phẩm Dizigone sẽ là giải pháp hiệu quả để tổn thương do chốc lở gây ra mau lành – không để lại sẹo. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Tham khảo: Mayoclinic
Từ khóa » Hình ảnh Tay Bị Lở Loét
-
Hình ảnh Bệnh Chốc Lở ở Trẻ Em Và Người Lớn Giúp Nhận Biết Sớm
-
Chốc Và Chốc Loét - MSD Manuals
-
Chốc Lở Gây Biến Chứng Gì ở Trẻ? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách ...
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Bệnh Chốc Lây Ngoài Da ở Trẻ Nhỏ | Vinmec
-
Rùng Rợn Với Hình ảnh Bàn Chân Lở Loét Do Tự ý Chữa đái Tháo đường
-
Hình ảnh Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em Và Các Cấp độ Bệnh | Hapacol
-
Bệnh Chốc
-
Nhận Biết Và Xử Trí Bệnh Chốc Lở Ngoài Da ở Trẻ Em
-
Loét Niêm Mạc Miệng - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp ...
-
Nguy Cơ Lở Loét, Viêm Nhiễm, Viêm Da Do Tiếp Xúc Với Bọ Xít Vải, Nhãn
-
Tổ đỉa ở Tay Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hình ảnh Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Chốc Mép Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Chốc Và Cách điều Trị Bệnh ở Trẻ Em
-
Viêm Nướu Hoại Tử Lở Loét Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Gây ...