Nhận Biết Dấu Hiệu Hoại Tử Bàn Chân, Ngón Chân Sớm! - Nacurgo
Có thể bạn quan tâm
Bất kỳ một vết thương nào trên bàn chân, ngón chân cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. Nó có thể trở nên rắc rối hơn, khủng khiếp hơn khi những vết thương đó phát triển thành hoại tử. Nhận biết sớm dấu hiệu hoại tử chân có thể giúp tăng tỉ lệ hồi phục vết thương và giảm thiểu nguy cơ mất ngón, bàn chân do hoại tử gây ra.
Mục lục
- Bị hoại tử chân là gì?
- Bị hoại tử chân là do đâu?
- Dấu hiệu hoại tử chân, bàn chân dễ nhận biết!
- Vết thương trên chân bị viêm
- Cơn đau nhức
- Màu da vết thương thay đổi
- Xuất hiện bọt trắng
- Có mùi hôi khó chịu
- Sốt cao
- Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị?
- Xử lý vết thương chân đúng cách hạn chế hoại tử
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ
- Bước 2: Sát trùng cho vết thương
- Bước 3: Bảo vệ với Nacurgo xịt
- Bước 4: Theo dõi vết thương
- Nacurgo – màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương
Bị hoại tử chân là gì?
Bị hoại tử chân là trạng thái một phần mô tổn thương ở bàn chân, ngón chân, gót chân đang chết dần đi. Các mô, tế bào không thể tái tạo, hoàn nguyên nếu bị hoại tử. Lúc này cần loại bỏ hết phần mô hoại tử để ngăn chặn sự lây lan sang các mô, tế bào xung quanh.
Bản chất của hoại tử chân cũng giống như hoại tử tại các bộ phận khác trên cơ thể. Vì thế càng phát hiện sớm càng dễ dàng phục hồi phần mô tổn thương, phục hồi chức năng chống đỡ toàn bộ cơ thể của bàn và ngón chân.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hoại tử là gì?
Bị hoại tử chân là do đâu?
Hoại tử chân nói chung hay bàn chân, ngón chân, mắt cá chân… đều không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng cả đến sức khỏe và thẩm mỹ của bệnh nhân. Thật đáng buồn là hiện nay chúng ta gặp không ít những trường hợp như vậy. Có những bệnh nhân rất đáng tiếc phải cắt bỏ ngón chân mà nguyên nhân là vì chủ quan vết thương nhỏ và xử lý vết thương sai cách… Vậy ngoài những nguyên nhân đáng tiếc kể trên thì còn nguyên nhân nào khác nữa? Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đầy đủ tất cả những nguyên nhân ngay dưới đây.
- Hoại tử chân, ngón chân do biến chứng tiểu đường: khi bị tiểu đường các mạch máu sẽ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu để nuôi dưỡng chân, bàn chân nên dễ dàng gây bí tắc, hoại tử.
- Hoại tử chân có thể do nguyên nhân tai nạn trong cuộc sống hàng ngày: Tai nạn xảy ra là điều không thể tránh khỏi, và những vết thương ở chân đó cũng dễ dàng bị hoại tử nếu tai nạn nặng nè và có dấu hiệu hoại tử
- Do tắc nghẽn mạch máu nuôi chân: Bàn chân và ngón chân được nuôi dương và điều khiển bằng hệ thống thần kinh và mạch máu. Khi lượng máu lưu thông đến chân bị tắc nghẽn có thể khiến các tế bào, mô bàn chân không được nuôi dưỡng dần sẽ bị hoại tử đi.
- Do hút thuốc lá quá nhiều: giải thích cho nguyên nhân này đó chính là do sử dụng thuốc lá quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu thông máu, viêm tắc động mạch mạn tính.
- Do chủ quan vết thương nhỏ, xử lý sai cách: Hoại tử có thể do việc bạn chủ quan với những vết thương nhỏ, chăm sóc vết thương sai cách khiến nhiễm trùng xảy ra. Nhất là với bàn chân có tiếp xúc gần với mặt đất nên nguy cơ nhiễm trùng cũng rất cao.
- Nguyên nhân do mụn nhọt, lở loét: Những vết loét, mụn nhọt nhỏ ở chân tưởng là yếu tố không hoại tử. Nhưng nếu không được xử lý đúng cách, để các vết mụn vỡ nhiễm trùng thì nguy cơ hoại tử là rất cao.
- Do không nhận biết được dấu hiệu hoại tử chân từ sớm: Do bàn chân là bộ phận trên cơ thể ít được chăm sóc nhất nên khi có vết thương bạn cũng khó để nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử
☛ Xem thêm: Nguyên nhân gây hoại tử chân và cách điều trị
Dấu hiệu hoại tử chân, bàn chân dễ nhận biết!
Vậy thì nhận biết dấu hiệu ngoại tử ở bàn chân, ngón chân bằng cách nào? Chúng tôi gửi đến một số biểu hiện ban đầu để bạn có thể dễ dàng nhận biết vết thương ở chân và ngón chân bạn có dấu hiệu hoại tử hay không. Chắc chắn khi đã để tâm và nhận biết những dấu hiệu bạn sẽ có cách để chăm sóc vết thương đúng đắn và ngăn ngừa tiến triển thành hoại tử. Đó là:
Vết thương trên chân bị viêm
Biểu hiện đầu tiên đó là tại vị trí vết thương ở bàn chân xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn, sưng viêm to, nhanh chóng, Vết thương có màu đỏ và lan rộng sang các vùng xung quanh. Nhiễm khuẩn lúc này không chỉ ở vết thương mà đã ăn sang các vùng xung quanh. Cảnh báo nguy cơ hoại tử vùng vết thương chân và ngón chân nếu không được xử lý kịp thời.
Cơn đau nhức
Vết thương tại bàn chân, ngón chân và các vùng lân cận rất đau nhức, ban đầu là hiện tượng đau nhói từng cơn, cơn đau này không thuyên giảm mà ngày một dữ dội hơn. Người bệnh gần như rất khó để di chuyển, đi lại bình thường mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác.
Màu da vết thương thay đổi
Dấu hiệu nhận biết thứ 3 đó là vùng da trên vết thương thay đổi nhanh chóng. Thông thường sẽ chuyển từ căng mịn sang nhăn nheo, thậm chí màu sắc của vùng da cũng thay đổi. Thông thường sẽ đổi từ màu vàng sang màu nâu đến nâu sẫm. Khi chuyển sang màu đen thì phần vết thương đã có dấu hiệu hoại tử và phải loại bỏ cả phần da và phần mô bên trong.
Xuất hiện bọt trắng
Người bệnh nếu thấy có xuất hiện bọt trắng ở chân tại vị trí vết thương thì cần lưu ý vì đây là dấu hiệu tiếp theo cảnh báo vết thương ở chân, ngón chân chuyển thành hoại tử. Ngoài bot trắng tại vết thương hở thì còn xuất hiện thêm nhiều dịch, mủ chảy ra, hoặc có thể có nhiều mụn rộp, đốm trắng ở bề mặt vết thương.
Có mùi hôi khó chịu
Tại vết thương có dấu hiệu hoại tử sẽ xuất hiện mùi hôi tanh rất khó chịu. Mùi khó chịu sẽ có dấu hiệu nặng dần và khó chịu hơn theo thời gian. Đi kèm mùi hôi vẫn có dịch mủ và những cơn đau. Ở giai đoạn đầu mùi của vết thương không quá khó chịu nên đôi khi người bệnh có thể bỏ qua dấu hiệu này.
Sốt cao
Trường hợp vết thương ở chân đã phát triển thành hoại tử thì người bệnh có thể có những biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi kèm những cơn đau. Ngoài thân nhiệt tăng cao thì người bệnh còn có biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Nếu bị một vết thương tại chân kèm theo sốt, buồn nôn, cần lưu tâm đến nhiễm khuẩn và hoại tử vết thương để có phương hướng điều trị đúng đắn
Tất nhiên bạn cũng không được để vết thương quá nặng vì càng nặng, hoại tử càng lớn thì phần mô trên cơ thể càng khó khôi phục về trạng thái ban đầu.
Bên trên là tất cả những dấu hiệu để bạn nhận biết sớm hoại tử chân, ngón chân. Càng phát hiện sớm việc điều trị và phục hồi càng đơn giản hơn. Bạn còn thắc mắc nào khác không?. Nếu còn, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1800 6626 (miễn cước) hoặc nhắn tin qua Zalo của Nacurgo để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất nhé!Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị?
Bạn nên gặp bác sĩ điều trị khi bị những vết thương ở chân, ngón chân khi:
- Vết thương sâu, to, kèm theo dị vật. Khi đó các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ tiệt trùng, chuyên dụng để lấy đi dị vật và xử lý vết thương sâu.
- Vết thương đã có dấu hiệu hoại tử. Đến cơ sở y tế càng sớm sẽ nâng cao khả năng hoàn nguyên cho các mô, tế bào. Bác sĩ sẽ loại bỏ hết phần mô hoại tử ở chân, ngón chân bởi nếu không vết thương hoại tử có thể sẽ lan ra nhanh chóng. Kết hợp với đó là xử lý vết thương, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm chuyên biệt để phục hồi vết thương.
Sau khi xử lý vết thương hoại tử bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng màng sinh học dạng xịt Nacurgo để xử lý cho vết thương sau đó.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [Giải đáp] Hoại tử chân có chữa được không?
Xử lý vết thương chân đúng cách hạn chế hoại tử
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ
Đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất đó là vệ sinh sạch sẽ bề mặt vết thương, loại bỏ dị vật hoặc bùn cát nếu có bởi bàn chân là bộ phận tiếp xúc nhiều với mặt đất, bùn cát. Nên sử dụng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) để rửa sạch dịu nhẹ cho vết thương.
Khi rửa cần tránh để dung dịch xịt rửa chảy từ vết thương này sang vết thương khác. Nếu có bùn cát có thể rửa bằng oxy già nhưng điều này cũng cần hạn chế vì sử dụng quá nhiều sẽ khiến các mô, tế bào bị chết đi.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bước 2: Sát trùng cho vết thương
Sau khi rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, tiếp tục sát trùng vết thường bằng dung dịch sát khuẩn. Bạn nên hỏi ý kiến của dược sĩ, bác sĩ để lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp với từng loại vết thương và tránh dị ứng bất kì thành phần thuốc nào.
Bước 3: Bảo vệ với Nacurgo xịt
Thay vì sử dụng băng gạc để lại nhiều yếu điểm như: tốn thời gian băng bó nhiều lần, khi thay băng gây đau đớn, dễ nhiễm khuẩn nếu băng gạc không được tiệt trùng…. thì màng sinh học Nacurgo dạng xịt để băng vết thương là giải pháp hiệu quả và khoa học hơn.
Nacurgo sẽ tạo ra lớp màng màu vàng giúp bảo vệ vết thương đã rửa sạch khỏi tác nhân bên ngoài đồng thời kích thích tái tạo các mô, tế bào mới.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bước 4: Theo dõi vết thương
Lớp màng sinh học trước đó sẽ có tác dụng bảo vệ trong khoảng từ 4 đến 5 tiếng. Sau đó lớp màng này sẽ tự phân hủy sinh học nên bạn có thể xịt ngay một lớp để bảo vệ vết thương trong 4 đến 5 giờ tiếp theo. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển đi xe hoặc ở môi trường ngoài thì nên dùng 1 lớp băng gạc tiệt trùng mỏng. Bạn cần theo dõi vết thương ở chân, nếu nhận thấy có dấu hiệu hoại tử chân cần đến ngay các cơ sở y tế để xử lý vết thương kịp thời.
Nacurgo – màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương
Sản phẩm Nacurgo với thành phần chính là một lớp màng sinh học Polyesteramide, nano Cucurmin và trà xanh không chỉ giúp kháng viêm, kháng khuẩn mà còn làm dịu đi vết thương trên tay, giúp vết thương mau lành, làm sạch tế bào chết…
Màng sinh học này đang dần được thay thế cho băng gạc thông thường bởi nó có những ưu điểm khá vượt trội sau đây:
- Màng sinh học có khả năng tự phân hủy sau 4 đến 5 tiếng. Chính vì thế bạn không còn phải lo lắng những cơn đau do thay băng gạc gây ra
- Tạo sự thông thoáng, tạo môi trường tốt để vết thương mau lành hơn
- Tiện lợi, đơn giản cho người sử dụng.
- Màng sinh học có thể kháng viêm giảm đau một cách tự nhiên, kháng bụi, kháng nước.. Đặc biệt mang đến hiệu quả cao hơn gấp 3 đến 5 lần.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Từ khóa » Nguyên Nhân Hoại Tử Chân
-
Hoại Tử Chân Do Tắc Nghẽn Mạch Máu - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Cách Phòng Tránh Nguy Cơ Hoại Tử Bàn Chân ở Người Bệnh đái Tháo ...
-
Nhiễm Khuẩn Mô Mềm Hoại Tử - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
️ Vì Sao Tiểu đường Gây Hoại Tử Bàn Chân Và Cách Phòng Tránh
-
Vết Thương Hoại Tử Có Biểu Hiện Gì? 7 điều Cần Biết để Xử Lý Hiệu Quả
-
Hoại Tử Vô Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Loét Bàn Chân ở Người Tiểu đường: Khi Nào Cần Cắt? | Vinmec
-
Biến Chứng Hoại Tử Bàn Chân ở Người đái Tháo đường - Bộ Y Tế
-
Cứu Bàn Chân Hoại Tử Do Tắc Mạch Máu Chi Dưới Hậu Covid-19
-
Người đàn ông Nhập Viện Với Bàn Chân Hoại Tử, Bốc Mùi
-
Hoại Thư Da - Những Vấn đề Nhiều Người Chưa Biết
-
Sự Nguy Hiểm Của Biến Chứng Bàn Chân
-
Biến Chứng Hoại Tử Bàn Chân ở Người đái Tháo đường
-
BỆNH LÝ BÀN CHÂN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - Health Việt Nam