Nhận Biết Hoa Lan Kiều, Kỹ Thuật 5 Bước Cơ Bản Chăm Sóc Cây

Hiện nay chơi hoa lan kiều đã trở thành thú vui tao nhã của rất nhiều dân chơi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các loại lan kiều hiện nay để có cách trồng và chăm sóc chúng đúng cách. Mygarden sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về đặc điểm của từng loại lan kiều cũng như cách chăm bón để có được chậu lan kiều đẹp và khỏe mạnh nhất.

Mục lục

  • 1. Đặc điểm chung của hoa lan kiều
  • 2. Nhận biết các loại lan kiều chuẩn 
    • 2.1. Hoa lan kiều tím
    • 2.2. Hoa lan kiều vàng
    • 2.3. Hoa lan kiều vuông
    • 2.4. Hoa lan kiều dẹt
    • 2.5. Lan kiều hồng
  • 3. Cách trồng, chăm sóc hoa lan kiều
    • 3.1. Chọn hình thức trồng (chậu, dớn bảng, gỗ)
      • 3.1.1. Trồng lan kiều bằng dớn bảng, dớn đĩa
      • 3.1.2. Trồng lan kiều vào chậu
      • 3.1.3. Cách ghép lan kiều vào gỗ
    • 3.2. Chọn giống cây con
    • 3.3. Làm giá thể trồng lan
    • 3.4. Các bước trồng lan
      • 3.4.1.Nguyên tắc khi trồng lan là gì?
      • 3.4.2. Sau khi trồng lan cần làm gì?
    • 3.5. Chăm sóc lan kiều (tưới nước, bón phân, sâu bệnh)

1. Đặc điểm chung của hoa lan kiều

Lan kiều là loại lan thích hợp trồng thời thoáng mát, nhiệt độ thường từ 20 đến 30 độ C là thích hợp nhất cho sự phát triển của chúng. Hoa lan kiều được chia ra làm nhiều loại khác nhau như: Hoa lan kiều tím, hoa lan kiều vuông, hoa lan kiều vàng, hoa lan kiều dẹt, hoa lan kiều hồng,… 

Ngoài ra, lan kiều còn ưa nắng nhưng chú ý tùy loại lan mà để chúng ở các vị trí có nhiệt độ khác nhau. Chẳng hạn lan kiều dẹt chỉ thích nhiệt độ thấp (từ 17 đến 28 độ C)

Lan kiều vàng - Vẻ đẹp không thể lẫn lộn
Lan kiều vàng – Vẻ đẹp không thể lẫn lộn

Đối với lan kiều, không nên tưới quá nhiều nước cho cây trong vòng 1 tuần, chỉ nên duy trì một độ ẩm tương đối khoảng 60-80% là đủ. Nếu đất quá khô, cây sẽ kém phát triển dẫn đến thân teo, tóp ngọn. 

Lan kiều sẽ có chùm hoa to, dài, đa dạng màu sắc, số lượng hoa rất nhiều. Chúng có đặc điểm là lâu tàn và thường nở trong ½ tháng đến 1 tháng. Đúng vào dịp tết (thường tháng 2) lan kiều sẽ nở nên nhiều gia đình, dân chơi cây cảnh dùng để chơi tết, trang trí thêm cho ngôi nhà của mình.

Lan kiều được xem là một món quà tặng vô cùng ý nghĩa cho gia đình, bạn bè và người thân. Đặc biệt loại hoa này mang vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng và mềm mại nên rất thích hợp để tặng phụ nữ yêu hoa.

2. Nhận biết các loại lan kiều chuẩn 

Vì hoa lan kiều lại được phân loại ra các loại khác nhau dựa trên đặc điểm về hình dáng và màu sắc của chúng nên bạn cần tìm hiểu kỹ để có cách chăm sóc cây phù hợp.

2.1. Hoa lan kiều tím

Hoa lan kiều tím
Hoa lan kiều tím

Đặc điểm nhận dạng: Lá của loại lan này rất cứng, nhọn và thân dài màu đen. Thường sẽ có từ 4 – 5 lá trên thân cây. Lan kiều tím đúng như tên gọi hoa của nó sẽ có 5 cánh màu tím đặc trưng, thuần khiết. Họng hoa màu vàng điểm tô khiến ai cũng phải rung động khi ngắm nhìn. 

Hoa lan kiều tím có sức hấp dẫn kỳ lạ. Mang vẻ đẹp huyền bí đại diện cho sự thủy chung và chân thành nên đây được xem là loài hoa đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Bạn có thể tặng lan kiều tím cho nửa kia hoặc trồng trong chậu cây cảnh của gia đình thì thật tuyệt vời. 

Giá kiều tím tại miền Trung cũng không hề rẻ vì chúng ngày càng được yêu thích, đặc biệt đối với dân chơi cây cảnh.

2.2. Hoa lan kiều vàng

Đặc điểm: Kiều vàng sẽ có từ 3-5 lá trên một thân cây, lá mỏng, dáng nhọn, xanh nhạt hơn so với lá kiều hồng và hơi bóng. Lan kiều vàng chủ yếu phân bổ ở miền Bắc nước ta như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,…, lá xanh quanh năm và ít bị rụng lá. Tên gọi khác của chúng là Thủy tiên cam.

Hoa của chúng sẽ là dạng chùm to dài từ 20-30cm, gồm nhiều bông đơn lẻ mọc xung quanh phát hoa. Mỗi bông lại có cánh trắng, họng vàng cùng mùi hương dịu nhẹ khiến chúng vô cùng nổi bật. Tuy nhiên, loại hoa lan này không bền, chỉ kéo dài từ 5-7 ngày.

Đối với câu hỏi lan kiều vàng ra hoa tháng mấy? Chúng tôi xin trả lời thường thì chúng hay nở vào dịp giao mùa từ xuân sang hè (tầm tháng 4 dương lịch)

2.3. Hoa lan kiều vuông

Lan kiều vuông - Loài cây quý giá 
Lan kiều vuông – Loài cây quý giá

Đặc điểm nhận biết: Thân cây rất ngắn, dạng vuông, 4 cạnh chia rõ ràng và mọc theo hướng mặt trời mọc. Thân cây sẽ có màu xanh đậm hoặc xanh ánh vàng. Nếu già đi, thân cây dù bị nhăn nheo vẫn có hình dáng thân vuông để phân biệt với các loại lan kiều khác. Gốc cây sẽ có dạng phình, vuông từ thân đến ngọn

Hoa lan kiều vuông thường có kích thước 20-40cm (chiều cao), đường kính từ 15-20cm. Các bông hoa sẽ mọc theo chùm, mỗi bông to khoảng 4cm, màu trắng tinh khôi và điểm xuyết môi tròn màu vàng cà có viền màu trắng ở mép của từng bông.

Về phần lá: lá của chúng sẽ có hình xoan thon, dài 5-10cm và rộng 3,5-7,5cm (một số cây có lá to hơn bình thường). Lá ít, bẹ ôm sát thân; Mỗi lá sẽ có nhiều gân và có thêm các đường sọc trắng mờ

2.4. Hoa lan kiều dẹt

Hoa lan kiều dẹt
Hoa lan kiều dẹt

Lan kiều dẹt có mức độ hiếm cao, tốn nhiều chi phí mới có thể mua được loại lan này về chơi. Tuy nhiên vì độ hot của chúng, nhiều người vẫn mong muốn tậu được một chậu cây này về trồng tại gia. Kiều dẹt chỉ cao từ 20-45cm – kích thước trung bình so với các loại lan kiều khác. Thân cây như tên gọi của chúng là thân dẹt, bẹp với hai bên lá có tính đối xứng nhau

Hoa của chúng sẽ nở vào mùa xuân, theo chùm và rủ ngắn cùng mùi thơm nhẹ nhàng khó quên. Cánh hoa sẽ có màu vàng, giữa bông hoa có môi nhỏ – lông ngắn và sợi li ti màu cam đậm.

2.5. Lan kiều hồng

Hoa lan kiều hồng
Hoa lan kiều hồng

Đặc điểm nhận dạng chính: chúng có thân cứng và tròn, màu xanh đen. Dài từ 30-80cm, dọc theo thân sẽ có rãnh, lá cực kỳ dày với màu xanh thẫm. Cây xanh tốt 4 mùa, lá tròn- bầu-dài từ 10 đến 12cm với độ rộng từ 6-8cm. Hoa mọc theo chùm dài 20-25cm, gần ngọn với đường kính chùm hoa khoảng 10cm gồm nhiều bông đơn lẻ. Hoa có màu hồng nhạt nên được gọi là hoa lan kiều hồng. Cuống hoa và bầu dài từ 4-5cm.

Chi tiết về lá hoa: Lá đài hình mác, đỉnh hơi nhọn và dài từ 2,8-3cm, chiều rộng từ 1,4-1,6cm. Cằm dài từ 0,4-0,8cm, đỉnh tròn. Cánh hoa bầu dục, đỉnh tròn với dài từ 3-3,2cm và rộng từ 1,9-2cm, mép xẻ răng nhỏ. Môi hình gần tròn dài và rộng lần lượt là 2,6cm & 2,8cm- có viền trắng ở mép, giữa là 1 đốm vàng cam. 

Hoa lan kiều hồng chủ yếu nở rộ vào cuối tháng 5- giữa tháng 6 (dương lịch), thơm ngọt

Xem thêm: https://mygarden.vn/1001-dieu-can-biet-ve-hoa-lan-gia-hac/

3. Cách trồng, chăm sóc hoa lan kiều

Mỗi loại lan kiều lại có hình thức trồng và chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là các cách thức chung nhất từ việc lựa chọn phương thức trồng, chọn giống cây đến bước trồng và chăm sóc lan kiều sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể tham khảo các bước sau:

3.1. Chọn hình thức trồng (chậu, dớn bảng, gỗ)

Tùy thuộc vào địa điểm trồng, sở thích cũng như điều kiện kinh tế khác nhau mà mỗi người lại lựa chọn hình thức trồng lan kiều khác nhau. Một số hình thức phổ biến thường được dân chơi lan kiều áp dụng gồm:

3.1.1. Trồng lan kiều bằng dớn bảng, dớn đĩa

Trồng lan kiểu bằng dớn nhanh chóng
Trồng lan kiểu bằng dớn nhanh chóng
  • Đầu tiên, phủ một lớp rêu mỏng lên trên bề mặt dớn đĩa, dớn bảng để giữ độ ẩm nhất định cho lan kiều
  • Tiếp đó, đặt lan lên trên bề mặt này và dùng dây thít nhựa để xuyên qua 2 bên. Điều này sẽ cố định lan vào dớn

3.1.2. Trồng lan kiều vào chậu

  • Đây là cách trồng tiện cho việc chăm sóc được nhiều người lựa chọn. Vừa tiết kiệm không gian trồng, diện tích trồng, vừa di chuyển các địa điểm khác nhau để lấy sáng cho cây dễ dàng.
  • Quá trình chọn chậu trồng lan: Bạn cần chọn chậu đất nung, chậu nhựa đều được nhưng phải chắc chắn chậu có đục lỗ nhỏ ở dưới đáy hoặc hai bên. Điều này giúp sự thoát nước cho cây khi tưới được hiệu quả, tránh bị ngập úng
Trồng lan kiều nhờ chậu có đục lỗ
Trồng lan kiều nhờ chậu có đục lỗ
  • Bên cạnh đó, chậu trồng lan phải được khử trùng sạch sẽ nhất để khiến mầm bệnh ít xâm nhập nhất vào lan kiều khiến chúng bị phát triển chậm

3.1.3. Cách ghép lan kiều vào gỗ

Tuy nhiều nghiên cứu cho thấy trồng lan kiều ghép vào gỗ không phát triển nhanh bằng trồng trong chậu hay dớn. Những cách trồng này tăng độ ẩm cho giỏ lan cực kỳ hiệu quả.

  • Xử lý gỗ là bước đầu trước khi ghép lan kiều: Bạn chọn một số loại gỗ thường dùng như gỗ nhãn, gỗ mít, gỗ xoan, bạch đàn, …Chọn xong thì ngâm gỗ vào nước vôi trong để qua 24h rồi phơi gỗ dưới ánh nắng mặt trời. Tiếp đó ngâm lại với các loại thuốc diệt trừ nấm mốc để loại bỏ tất cả mầm bệnh có thể gây hại cho lan kiều
Ghép lan kiều vào gỗ
Ghép lan kiều vào gỗ
  • Ghép lan kiều vào gỗ: Cắt đoạn ống nhựa nhỏ rồi bỏ một chiếc đinh sắt lớn ở trong (tránh đinh sắt gỉ sét) rồi đóng đinh vào gỗ đã chuẩn bị. Tiếp đó dùng khoan để khoan lỗ chiếc đũa rồi nhét thanh sắt đã bọc cẩn thận lại vào, cố định bằng dây rút nhựa. 
  • Chú ý buộc lan chặt vào chiếc đinh đã cố định trước đó, dùng dây rút để cố định cây ở một tư thế
  • Nếu hoa lan kiều nào có nhiều rễ thì dùng thêm đinh vít cố định bộ rễ giúp cây nhanh ổn định và phát triển rễ con

3.2. Chọn giống cây con

  • Chọn mua lan kiều về trồng: nên chọn nguyên giề tức là bụi lớn từ 5-20 giả hành tơ để chúng khỏe và ra hoa đều. Cách nhân giống lan kiều này được rất nhiều người ưa thích vì nó đơn giản và cây con nhanh phát triển. Lá cây con không được có đốm hay bị dập, nát
  • Chọn thân cây hoa lan kiều phải thẳng, mắt ở gốc, hướng lên trời
  • Chọn được cây có càng nhiều giả hàng có lá càng tốt cho sau này
  • Khi đã mua về thì cắt bỏ các rễ già, bỏ cả lá bị hỏng, bị bệnh rồi rửa sạch từ thân tới rễ và để ráo nước
  • Tiếp đó, chọn thuốc xịt nấm như Ridomilgold, khuẩn Physan hoặc Starner, B1 và Atonik để loại bỏ hết nấm có thể xâm nhập hoa lan kiều
Atonik tại Mygarden đang bày bán với giá cả và chất lượng hài lòng bao khách hàng
Atonik tại Mygarden đang bày bán với giá cả và chất lượng hài lòng bao khách hàng
  • Cuối cùng bạn treo ngược chúng nơi thoáng mát trong 1-5 ngày rồi bắt đầu trồng 

3.3. Làm giá thể trồng lan

Cũng như việc trồng các loại lan khác, người trồng cũng cần chọn giá thể và xử lý chúng để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

  • Nếu trồng bằng than thì giá rẻ, dễ trồng, cây trồng cũng phát triển khá tốt. Bạn có thể đập nhỏ than bằng tay rồi rửa sạch và cho vào chậu chuyên dụng như đã trình bày để trồng lan kiều
  • Dớn sợi, dớn cục thì bạn nên đun sôi rồi mới cho vào chậu trồng
  • Dùng rêu và dớn xốp thì phải xé nhỏ, ngâm nước (hoặc luộc cho hết cỏ dại, nấm bệnh) rồi cho vào chậu trồng. Bạn nên bỏ xốp vào đáy chậu bằng tay để lan không bị úng. Giá thể này tốt cho lan kiều mùa khô nhưng mùa mưa cây lại dễ bị nấm
  • Nếu dùng xơ dừa thì hãy ngâm 1 ngày rồi rửa lại nhiều lần cho hết chát. Sau khi xong thì bỏ vào chậu. 

3.4. Các bước trồng lan

Thực hiện đúng nguyên tắc trước, trong và sau khi trồng sau:

3.4.1.Nguyên tắc khi trồng lan là gì?

  • Phải giữ chắc gốc lan kiều, đừng nên để gốc lung lay hay bị xê dịch; Tuy nhiên cũng không nên nén quá chặt
  • Hạn chế được việc sử dụng đinh sắt và thép càng nhiều càng tốt
  • Giả hàng phải cùng kích thước với chậu trồng, nếu ghép cây cao, cây thấp thì hoa sẽ không ra đồng đều, trông không được đẹp mắt
  • KHÔNG được phép lấp gốc hoa lan kiều vì nó sẽ làm hỏng hết mầm non. Chỉ cần để lên giá thể và để rễ tự mọc ra đâm vào giá thể là đẹp nhất

3.4.2. Sau khi trồng lan cần làm gì?

Chăm sóc lan sau trồng cực kỳ quan trọng
Chăm sóc lan sau trồng cực kỳ quan trọng
  • Khi đã trồng xong thì để hoa lan kiều nơi mát mẻ cho lan được “hồi” lại (trong 10 ngày tới 30 ngày)
  • Cứ 5-7 ngày, bạn xịt B1 và Atonik 1 lần cho lan kiều
  • Tưới nước 1 lần/ ngày vào giá thể, tưới vừa đủ
  • Khi cây đã “hồi sức” thì để lan kiều dưới ánh nắng 50-70% lượng chúng cần tùy theo giá thể bạn chọn để trồng chúng
  • Khi hoa lan kiều ra rễ mới từ 3-5cm thì bón phân tan chậm hoặc phân chuồng cho chúng (lưu ý bón ở đây là nhồi phân rồi đẻ lên chứ không rải trực tiếp. Điều này giúp việc lấy cục phân từ chậu trồng dễ dàng hơn)

3.5. Chăm sóc lan kiều (tưới nước, bón phân, sâu bệnh)

  • Lan kiều ưa nắng khi đến mùa ra hoa của chúng (từ tháng 4-6 hoặc tùy loại lan kiều), bạn nên di chuyển giỏ hoặc chậu trồng tới vị trí có ánh nắng nhiều hơn
  • Khi phòng trừ sâu bệnh cho lan kiều, tốt nhất nên kiểm tra chúng thường xuyên chứ không nên để tới tận định kỳ mới kiểm tra
  • Chăm chút việc dọn dẹp và phun thuốc xịt như đã trình bày phía trên giúp lan phát triển tốt nhất
  • Phát hiện một số tình trạng lan bị bệnh như: sâu rệp cắn hại thân và lá, đốm lạ xuất hiện trên lá và thân cây hoặc màu sắc của thân và lá không được xanh mà bị đen, có đốm vàng
  • Tùy theo tình trạng bệnh, bạn nên điều trị cho lan kiều bằng các thuốc đặc trị và sử dụng theo đúng hướng dẫn. Tránh phun quá nhiều thuốc khiến cây bị “sốc” 

Trên đây là các thông tin cơ bản về hoa lan kiều như đặc điểm chung, phân loại các loại hoa lan kiều cũng như cách trồng và chăm sóc chúng để có được chậu lan đẹp nhất phục vụ cho mục đích thưởng hoa, chơi hoa hoặc tặng những người yêu thương.

Để được tư vấn chi tiết về các loại giá thể, thuốc phòng và trừ sâu bệnh cũng như các dụng cụ trồng lan kiều chất lượng, uy tín và giúp bạn có được chậu lan kiều đẹp nhất, hãy liên hệ chúng tôi – Mygarden theo hotline: 0916 818 526 để được hỗ trợ kịp thời.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

  • CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

  • CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Tư vấn khảo sát công trìnhTư vấn kỹ thuật trồng câyTư vấn sản phẩm

Có thế bạn quan tâm :

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bình luận

Tên

Email

Trang web

Từ khóa » Hoa Lan Kiêu Vang