Nhận Biết Ngay Cách Xử Trí Tai Biến Truyền Máu - Từ điển Bệnh Học

Truyền máu là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch một khối lượng máu, nhằm mục đích bù đắp lại số lượng máu đã mất, nâng cao huyết áp, cầm máu, chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc, cung cấp oxy….Tai biến hoặc phản ứng truyền máu là các phản ứng, biểu hiện xảy ra ở người bệnh có liên quan đến truyền máu và các chế phẩm máu.

Phân loại các tai biến khi truyền máu

1. Theo tính chất xuất hiện và diễn biến

  • Tai biến truyền máu cấp xảy ra từ khi bắt đầu truyền máu và trong vòng 24 giờ sau truyền máu.
  • Tai biến truyền máu chậm xảy ra sau 24 giờ đến nhiều ngày sau truyền máu.
Tai biến truyền máu
Tai biến truyền máu cấp xảy ra trong vòng 24h sau khi truyền máu

2. Theo mức độ triệu trứng lâm sàng của tai biến

  • Phản ứng nhẹ: Thường biểu hiện ở phát ban, mẩn ngứa, mề đay ở da;
  • Phản ứng trung bình: Lo lắng, mệt, đỏ da, rét run, mề đay, sốt, mạch nhanh, đau đầu,…;
  • Phản ứng nặng, nguy hiểm tính mạng người bệnh: Sốt cao, đau ngực, đau đầu, đau lưng, khó thở, buồn nôn, nôn, huyết áp hạ, mạch nhanh, đái huyết sắc tố, chảy máu không cầm nơi vết thương hở, rối loạn tri giác,…

3. Theo cơ chế bệnh sinh

  • Cơ chế miễn dịch: Tan máu cấp do bất đồng miễn dịch, phản ứng sốt không có tan máu, phản ứng dị ứng, quá mẫn, phản vệ, phản ứng tan máu muộn, tổn thương phổi do truyền máu …
  • Tan máu không do miễn dịch;
  • Nhiễm khuẩn, virus;
  • Rối loạn huyết động;
  • Ứ sắt,…
Tan máu cấp
 Nhuộm chẩn đoán thiếu máu do huyết ứ

4. Xếp loại hỗn hợp

  • Phản ứng miễn dịch cấp tính: Tan máu cấp, sốc phản vệ, dị ứng-mề đay cấp, phản ứng do bạch cầu,…;
  • Phản ứng cấp tính không do miễn dịch: Quá tải tuần hoàn, tan máu không do miễn dịch, tắc mạch khí, tan máu do các yếu tố hóa, lý,…;
  • Phản ứng miễn dịch muộn: Phản ứng tan máu muộn, phản ứng ghép chống chủ, ban xuất huyết do miễn dịch tiểu cầu,…;
  • Phản ứng muộn không do miễn dịch: Quá tải sắt,…

>> Xem thêm Những điều chưa biết về nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu

Dấu hiệu phát hiện sớm và triệu chứng lâm sàng

  • Bồn chồn, lo âu, khó chịu, lơ mơ, mất tri giác;
  • Đau lưng, đau bụng, đau đầu;
  • Sốt hoặc rét run;
  • Sẩn, mẩn ngứa, mề đay;
  • Mạch nhanh, huyết áp hạ, trụy mạch, khó thở, suy hô hấp;
  • Đột ngột chảy máu ở các vết thương đã cầm từ trước, không cầm máu được các vết thương mới, máu chảy ra không đông,…

Các xét nghiệm hỗ trợ

1. Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

Lấy máu
Lấy máu để đánh giá tính trạng tan máu do tai biến
  • Đánh giá tính trạng tan máu do tai biến: Định lượng huyết sắc tố, haptoglobin, bilirubin, tìm huyết sắc tố niệu,…;
  • Đánh giá nguy cơ do tai biến về nhiễm khuẩn máu, các nguy cơ lây nhiễm các tác nhân truyền qua đường máu,…;
  • Tình trạng bất thường về điện giải (K+, Canxi ion hóa,..), quá tải sắt.
  • Đánh giá nguy cơ không hòa hợp miễn dịch: Định nhóm máu ABO, Rh(D), xét nghiệm antiglobulin, sàng lọc
  • Định danh kháng thể bất thường, phát hiện tình trạng thiếu hụt bẩm sinh IgA, kháng thể hệ HLA và kháng thể đặc hiệu bạch cầu, tiểu cầu…;

2. Các xét nghiệm đánh giá tiến triển, tiên lượng tình trạng bệnh lý

  • Đánh giá đông cầm máu, nguy cơ đông máu rải rác nội mạch, tiêu sợi huyết,…;
  • Đánh giá chức năng gan, thận, tiết niệu, rối loạn điện giải, kiềm toan,…;
  • Đánh giá chức năng tuần hoàn, hô hấp,…

Xử trí, điều trị tai biến truyền máu

1. Xử trí chung

Xử trí ban đầu: 

  • Khóa ngay bộ dây truyền máu;
  • Khám và đánh giá các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh;
  • Xác định hoặc loại trừ nguy cơ truyền máu không hòa hợp nhóm hồng cầu, thông qua: Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ người bệnh, nhãn túi máu, chế phẩm máu, kết quả định nhóm máu tại giường bệnh,…;
  • Định nhóm máu ABO tại giường;
  • Xác định mức độ tai biến.

Khi phản ứng nhẹ:

  • Truyền chậm;
  • Chống dị ứng: Ví dụ chlopheniramin 0,1 mg/kg1 cân nặng, tiêm bắp/tĩnh mạch hoặc các thuốc tương đương;
  • Theo dõi sát tình trạng lâm sàng: Nếu tình trạng lâm sàng không cải thiện, hoặc tiến triển xấu dần cần xử lý như với phản ứng trung bình.

Khi phản ứng trung bình

– Ngừng truyền máu;

– Duy trí đường truyền tĩnh mạch bằng dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9%;

  • Tổng hợp các dạng bệnh lý về mạch máu
  • Tổng hợp những điều cần biết về bệnh lý tan máu tự miễn
  • Bệnh viêm động mạch takayasu (phụ nữ không có mạch đập)
  • Viêm mạch máu
  • Chứng giãn tĩnh mạch

– Điều trị triệu chứng phù hợp:

  • Ủ ấm khi rét run, hạ thân nhiệt;
  • Chống dị ứng: Ví dụ chlopheniramin 0,1 mg/kg cân nặng, tiêm bắp/ tĩnh mạch chậm; hydrocortison 100-200 mg tĩnh mạch; + Paracetamol 10 mg/kg1 cân nặng, khi sốt tăng trên 1,5°C so với trước truyền máu;

– Theo dõi nước tiểu về màu sắc và lưu lượng;

Khi phản ứng nặng

  • Ngừng truyền máu;
  • Duy trì đường truyền tĩnh mạch bằng dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9% nhằm duy trì huyết áp;
đường truyền tĩnh mạch
Duy trì đường truyền tĩnh mạch bằng dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9% nhằm duy trì huyết áp
  • Duy trì hô hấp với hỗ trợ oxy;
  • Sử dụng corticoid tĩnh mạch và thuốc giãn phế quản nếu người bệnh có tiền sử hoặc có dấu hiệu hen phế quản;
  • Lợi tiểu đường tĩnh mạch với furosemid;
  • Điều trị rối loạn đông máu rải rác nội mạch, tùy theo giai đoạn tăng đông hoặc giảm đông;
  • Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh tĩnh mạch phổ rộng nếu có nhiễm trùng máu;
  • Xử trí phù hợp theo tình trạng lâm sàng và loại tai biến.

Tin liên quan

Cách điều trị chóng mặt do huyết áp cao

Điều trị chóng mặt do huyết áp cao: nên áp dụng ngay!

Thiểu năng tuần hoàn não có thể gây ra điều gì?

Máu là chất lỏng mang lại sự sống

15 sự thật thú vị, ít người biết về máu

Từ khóa » Tai Biến Khi Truyền Máu