Nhận Biết Ngay Chức Năng Và Cấu Tạo Của Da - Bệnh Học 4 Phương
Có thể bạn quan tâm
Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Tổng bề mặt da của một người lớn từ 4 – 6 m2. Về thành phần hóa học cấu tạo của da có 70% là nước, 25% protein và 2% lipit. Cùng tìm hiểu cấu tạo da và chức năng để thấy được tầm quan trọng của làn da.
Chức năng của làn da
Làn da như một rào cản giúp cho cơ thể chống lại các chất nguy hiểm từ bên ngoài
Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, với nhiều chức năng quan trọng gồm:
- Da xấu khi giảm cân cần “đặc trị” thế nào?
- Viêm da tiết bã nhờn – Nguyên nhân gây ra gàu có thể bạn chưa biết
- Phó GĐ BV Da Liễu TW bật mí các dấu hiệu tiền ung thư da do ánh nắng
- Nám da – Có thể bạn chưa biết?
- Những điều cần biết về viêm nang lông
- Bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương.
- Điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể.
- Giúp duy trì cân bằng nước và điện giải.
- Tham gia tổng hợp vitamin D cho cơ thể.
- Giúp cảm nhận các kích thích từ phía ngoài vào cơ thể.
Làn da như một rào cản giúp cho cơ thể chống lại các chất nguy hiểm từ bên ngoài xâm nhập vào và đồng thời cũng giảm bớt sự ảnh hưởng của tia cực tím. Vì thế mà bất kỳ vấn đề gì trên da đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của bạn. Ngoài ra khi da xuất hiện bất kỳ điểm nào không bình thường đều là biểu hiện cho một rối loạn hay bệnh trên cơ thể.
>> Xem thêm Khái niệm cơ bản về mụn trứng cá
Tìm hiểu cấu trúc da chúng ta
Da gồm có 3 lớp từ từ ngoài vào gồm: Biểu bì, Trung bì và Hạ bì với các chức năng cụ thể dưới đây:
Da gồm có 3 lớp từ từ ngoài vào trong
Lớp biểu bì:
Lớp biểu bì là lớp trên cùng của da. Các lớp biểu bì không có mạch máu nhưng được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ở lớp trung bì. Thường độ dày của lớp biểu bì là 0,5 – 1 mm nhưng phụ thuộc vào từng da của từng bị trí trên cơ thể. Phần da ở lòng bàn chân và lòng bàn tay là dày nhất và mỏng nhất là ở da vùng quanh mắt.
Hầu hết tế bào trong lớp biểu bì là keratinocytes bắt nguồn từ các tế bào ở sâu nhất ở lớp biểu bì (gọi là lớp đáy). Các tế bào sừng mới được tạo ra di chuyển về phía bề mặt của lớp biểu bì. Một khi các tế bào sừng đã tới bề mặt da dần dần chúng sẽ bị sừng hóa và tróc ra khỏi da và được thay thế bởi các tế bào mới hơn – Đây là quá trình sừng hóa trên da.
Phần ngoài cùng của lớp biểu bì trong cấu tạo làn da là lớp sừng không thấp nước và nếu không bị tổn thương có khả năng ngăn chặn hầu hết các vi khuẩn, vi rus và các chất lạ khác xâm nhập vào trong cơ thể. Lớp biểu bì cũng bảo vệ các cơ quan nội tạng, cơ, dây thần kinh và mạch máu chống lại các chấn thương. Những vùng nhất định trên cơ thể yêu cầu sự bảo vệ lớn hơn (như lòng bàn tay, lòng bàn chân), lớp keratin bên ngoài của lớp biểu bì sẽ dày hơn nhiều.
Rải rác khắp lớp đáy của lớp biểu bì là các tế bào melanocytes tạo ra sắc tố melanin, một trong những chất có ảnh hưởng lớn tới màu da của chúng ta. Da càng sẫm màu thì chứng tỏ trên da càng chứa nhiều melanin. Chức năng của melain chính là lọc các bức xạ tử ngoại từ ánh mặt trời làm tổn hại đến da.
>> Xem thêm Tại sao da của bạn bị tàn nhang?
Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào tua (langerhans) là một phần của hệ miễn dịch trên da. Chúng giúp ngăn chặn các chất lạ xâm nhập vào da.
Tình trạng da trên lớp biểu bì sẽ phản ánh chính xác sức khỏe của da bạn xem có được giữ ẩm tốt không, chống nắng tốt không? Nhưng quá trình lão hóa da xảy ra các vết nhăn thì sẽ ở các lớp sâu hơn trên da.
Lớp trung bì
Lớp trung bì là lớp tiếp theo của cấu tạo da nằm ở giữa. Đây là lớp da dày nhất chứa nhiều collagen và eslatin khiến cho da đàn hồi và dẻo dai hơn. Đây đều là những loại protein quan trọng với collagen chịu trách nhiệm hỗ trợ cấu trúc da và eslatin giúp phục hồi làn da. Lớp trung bì cũng chứa các dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu.
Dây thần kinh ở lớp trung bì giúp nhận biết cảm giác đau, kích ứng, nhiệt độ cao hay áp suất lớn. Ở một số vùng da sẽ có nhiều dây thần kinh hơn so với vùng khác. Ví như đầu ngón chân, đầu ngón tay sẽ chứa nhều dây thần kinh nên cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào.
Các tuyến mồ hôi ở lớp trung bì tạo ra mồ hôi khi hoạt động mạnh, cơ thể nóng lên
Các tuyến mồ hôi tạo ra mồ hôi khi thời tiết nóng bức hoặc khi gặp căng thẳng. Mồ hôi bao gồm nước, muối và các chất khác. Khi mồ hôi bay hơi khỏi da sẽ giúp làm mát cơ thể. Tuyến mồ hôi ở vùng nách và cơ quan sinh dục tiết ra nhiều hơn tạo ra mùi cơ thể đặc trưng cho mỗi người.
Tuyến bã nhờn giúp tiết ra dầu nhờn trên da giúp cho da giữ được độ ẩm và cũng bảo vệ da khỏi các chất lạ. Khi tuyến bã nhờn tiết ra quá ít dầu đặc biệt đối với người cao tuổi sẽ gây ra tình trạng da khô và dễ tạo thành nếp nhăn. Ngược lại, tạo ra quá nhiều bã nhờn như làn da tuổi dậy thì sẽ dễ dẫn tới mụn trứng cá.
Các nang lông tóc tạo ra lông ở khắp cơ thể. Lông trên da không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ bạn khỏi các chấn thương ở bên ngoài.
Các mạch máu của lớp trung bì giúp cung cấp dinh dưỡng cho da và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cao khiến các mạch máu giãn to ra và cho phép một lượng máu lớn lưu thông gần bề mặt da để giảm nhiệt. Ngược lại khi trời lạnh, các mạch máu co lại giúp giữ nhiệt trên cơ thể.
Trên các phần khác nhau trên cơ thể thì số lượng dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu sẽ thay đổi khác nhau. Ví dụ như ở đỉnh đầu thì sẽ có nhiều nang tóc hơn trong khi lòng bàn chân lại không hề có nang lông.
>> Xem thêm Giải pháp đối phó với viêm da dị ứng tiếp xúc
Lớp hạ bì
Lớp hạ bì là lớp cuối cùng của cấu trúc làn da
Trong cấu trúc da, lớp hạ bì nằm dưới lớp trung bì có chứa mô liên kết và phân tử chất béo nên còn gọi là lớp mỡ dưới da. Đây được xem như một lớp đệm giúp bảo vệ và cách nhiệt các mô bên dưới da khỏi các chấn thương cơ học và nhiệt độ.
Thường lớp mỡ dưới da sẽ thay đổi độ dày tùy vào từng bộ phận trên cơ thể, có thể kể đến như vài milimet ở phần mí mắt hay vài cencimet ở da bụng mông và ngực.
Quá trình lão hóa sẽ khiến mất đi mô mỡ dưới da khiến cho da bị nhăn và các dấu hiệu lão hóa da khác.
Theo Elizabeth H. Page, MD, Trợ lý Giáo sư lâm sàng về Da liễu, Trường đại học Y Harvard;
Bác sĩ tại Bệnh viện Lahey – Hoa Kỳ
Tin liên quan
Bật mí 5 loại đậu và hạt giúp bạn đẹp da, thon dáng mỗi ngày
Nấm bẹn – Nhận biết chính xác và điều trị hiệu quả
Chỉ dẫn cách trị gàu trên da đầu siêu nhanh, siêu dễ
Từ khóa » Da Là Cơ Quan Gì
-
Đặc điểm Tế Bào Da | Vinmec
-
Da – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiểu Về Làn Da – Cấu Trúc Và Chức Năng Da
-
CẤU TẠO CỦA DA - Công Ty TNHH Lavichem
-
Cấu Trúc Của Da, Các Tầng Lớp Và Vai Trò - Vinmec
-
Cấu Tạo Da - Hãy Đọc Nếu Muốn Có Làn Da Đẹp
-
Da Và Cấu Tạo Sinh Lý Của Da - MEDCARE SKIN CENTRE
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của Da
-
Mô Học Da - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Chức Năng, Cấu Tạo Của Da Và Các Loại Da - BlogAnChoi
-
Tìm Hiểu Kiến Thức Tổng Quan Về Cấu Trúc Da Người - Fonscare Baby
-
Cấu Trúc Da Là Gì? Những Hoạt Chất Giúp Củng Cố Cấu Trúc Da
-
Bệnh Viện Da Liễu Trung ương - CẤU TRÚC DA *** BẠN CÓ BIẾT ...