NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT MỘT SỐ CẢM XÚC: VUI, BUỒN, SỢ HÃI

I. Yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và phân biệt được một số cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi của bản thân.

- Nêu được đặc điểm cảm xúc khi thể hiện trên khuôn mặt.

2. Kĩ năng:

- Trẻ thực hiện được các cảm xúc khi cô đưa ra yêu cầu

-

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, hứng thú tích cực tham gia các hoạt động.

- Giáo dục trẻ trong cuộc sống luôn tươi cười và vui vẻ.

II. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

- Ti vi, đầu VCD, đĩa CD bài hát: Mình soi gương, Nụ cười của bé, hình ảnh các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, giáo án, thảm cho trẻ ngồi

* Đồ dùng của trẻ:

- Gương soi.

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Trò chuyện g©y høng thó

Các con ơi! Hôm nay đến với lớp mình cô có một món quà tặng lớp mình đấy! Chúng mình có muốn biết đó là món quà gì không?

- Vậy thì chúng mình hãy cùng hướng lên màn hình để xem món quà của cô tặng lớp mình nhé!

Cho trẻ xem một đoạn phim hoạt hình vui nhộn.

- Xem xong chúng mình cảm thấy như thế nào?

* Hoạt động 2: Nhận biết phân biệt cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi.

- Hôm nay cô thấy lớp mình bạn nào cũng xinh và ngoan nên cô rất vui đấy!

- Chúng mình hãy quan sát xem khi cô vui thì khuôn mặt cô thể hiện như thế nào?

- Khi cô vui thì miệng cô cười thật tươi và mắt cô híp lại đấy.

- Khi nào thì chúng mình cảm thấy vui nhỉ?

- Chúng mình hãy cùng lấy gương mà cô đã tặng cho chúng mình ra nào! Chúng mình cùng soi gương, thể hiện khuôn mặt vui của chúng mình và quan sát xem khi vui khuôn mặt chúng mình như thế nào nhé!

- Cô thấy bạn nào cũng đang cười thật tươi rồi chúng mình hãy cùng đứng lên soi gương và nhún nhảy theo bài hát “Mình soi gương” nhé!

- Cô có một câu chuyện muốn kể cho chúng mình nghe đấy! Chúng mình hãy cùng lắng nghe cô kể câu chuyện này nhé!

Cô kể một đoạn truyện buồn cho trẻ nghe!

- Khi nghe xong câu chuyện chúng mình cảm thấy như thế nào?

- Khi buồn thì khuôn mặt của chúng mình như thế nào?

- Lúc nào thì chúng mình cảm thấy buồn?

Các con ạ! Khi buồn thì miệng chúng mình không cười và mắt nhìn xuống. Không chỉ thế, khi buồn chúng mình còn khóc nữa đấy!

- Trời tối rồi! Đi ngủ thôi!

- Trời sáng rồi, dậy thôi!

- Chúng mình nhìn xem trên tay cô có gì đây?

- Bức tranh vẽ khuôn mặt bạn nhỏ thể hiện cảm xúc gì vậy các con?

- Khi cảm thấy sợ hãi thì khuôn mặt thể hiện như thế nào?

- Chúng mình cảm thấy sợ hãi khi nào?

- Ngoài cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi chúng mình còn có những cảm xúc như: Tức giận, ngạc nhiên.....nữa đấy các con ạ!

*Giáo dục: Các con ạ! Trong cuộc sống chúng mình phải trải qua rất nhiều cảm xúc như: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên.... nhưng cô muốn chúng mình hãy luôn yêu đời, luôn vui vẻ, cười thật tươi để chúng mình lúc nào cũng là người xinh đẹp nhất! Chúng mình có đồng ý không nào?

* Hoạt động 3: Trò chơi: Chọn khuôn mặt vui, buồn.

- Cô tặng cho chúng mình một trò chơi: Cô sẽ chia lớp chúng mình thành 2 tổ. Tổ 1 sẽ chọn giúp cô khuôn mặt cười và dán lên bảng. Tổ 2 sẽ chọn giúp cô khuôn mặt buồn và dán lên bảng. Trong khoảng thời gian 1 bản nhạc nếu đội nào dán được nhiều khuôn mặt hơn đội đấy sẽ là đội chiến thắng! Chúng mình đã sẵn sàng tham gia vào trò chơi chưa nào?

*Kết thúc: Hát “Nụ cười của bé”

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát trên màn hình

- Cảm thấy vui

- Miệng cười tươi, mắt híp lại

- Khi được bố mẹ đưa đi chơi, được mẹ mua áo mới, được cô giáo khen...

- Trẻ soi gương và quan sát

- Trẻ soi gương và nhún nhảy theo bài hát

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Cảm thấy buồn

- Miệng không cười, mát nhìn xuống

- Khi bố mẹ đi vắng, khi bố mẹ ốm....

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhắm mắt

- Trẻ mở mắt vươn vai

- Bức tranh

- Trẻ trả lời

- Mắt, miệng nhắm chặt, người run lên

- Khi bị chảy máu tay, chân. Khi phải ở một mình

- Trẻ quan sát và lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ hát và đi ra ngoài

Từ khóa » Cảm Xúc Vui Buồn