Nhận Biết Sớm Xung Huyết Dạ Dày - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
Có thể bạn quan tâm
Xung huyết dạ dày còn gọi là chảy máu dạ dày là biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
TIN LIÊN QUANĐây là một bệnh lý không còn xa lạ với chúng ta hiện nay, cũng là một biến chứng cấp tính nguy hiểm có thể gây tử vong nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời.
Vì sao bị xung huyết dạ dày?
Do người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính, ung thư dạ dày... những bệnh này có thể là tác nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến chảy máu dạ dày.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống là yếu tố đầu tiên gây nên các bệnh lý về dạ dày. Việc thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống đồ uống chứa cồn như rượu, bia là nguyên nhân dẫn đến bệnh xung huyết dạ dày. Bởi vì trong rượu chứa Alcohol, chất có thể làm mất đi chất nhầy ở lớp niêm mạc dạ dày và khiến cho chúng bị bào mòn, gây nên các tổn thương.
Do yếu tố thần kinh gây ra: Căng thẳng, stress kéo dài hay mất ngủ thường xuyên sẽ làm tăng sự giải phóng Andrenalin. Chất này gây co niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết dịch vị dạ dày, dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc và gây nên bệnh xung huyết dạ dày cũng như một số bệnh khác như viêm loét dạ dày, viêm hang môn vị…
Ngoài ra sử dụng rượu, bia, thuốc tân dược cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày.
Xuất huyết dạ dày - một biến chứng cấp tính nguy hiểm.
Triệu chứng của xung huyết dạ dày
Thay đổi sắc tố da: Dạ dày yếu, không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khiến bệnh nhân mệt mỏi, lâu ngày cơ thể bị suy nhược, da dẻ nhợt nhạt, không có sức sống.
Đau vùng thượng vị: Cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày rồi lan rộng khắp vùng bụng. Bệnh nhân có các cơn đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt...
Buồn nôn, nôn ra máu: Nôn ra máu là dấu hiệu xuất huyết dạ dày cơ bản, hầu như người bệnh nào cũng có biểu hiện này. Bệnh nhân thấy đầy bụng, trướng bụng, buồn nôn, cảm giác có mùi tanh lợm ở miệng, nôn ra máu tươi hoặc máu đen, trong máu có thể có lẫn thức ăn. Có thể nôn ra thức ăn rồi mới trào ra máu.
Nôn ra máu là dấu hiệu hết sức nguy hiểm. Nếu tình trạng nôn ra máu nặng, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy trong trường hợp này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để cầm máu.
Đi ngoài ra phân có màu đen: Sau khi nôn ra máu, bệnh nhân có thể đi ra ngoài ra phân có màu đen như màu bã cà phê. Phân sền sệt và có mùi khẳm khó chịu, đó là biểu hiện trong phân có máu. Lượng phân càng nhiều và càng có màu đen sậm là dấu hiệu chảy máu dạ dày càng nặng.
Bệnh nhân nôn ra máu và đi ngoài ra máu nhiều hoặc kéo dài khiến cơ thể bị thiếu máu dẫn đến các biểu hiện như: choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi hột, tụt huyết áp...
Người bệnh dạ dày tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Biến chứng nguy hiểm
Chảy máu dạ dày là dấu hiệu nguy hiểm, nếu không thăm khám và điều trị sớm có thể dẫn đến hệ quả như: chảy máu khó cầm cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không có thể gây tử vong. Có thể gây ảnh hưởng chức năng tim mạch..
Đề phòng xung huyết dạ dày
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hãy ăn uống điều độ, ăn thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Tránh đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày. Không nên để đói quá mới ăn, nên chia thành các bữa nhỏ trong ngày. Không nên ăn những món có khả năng làm tăng tiết dịch vị dạ dày như đồ ăn chua, cay, mặn; hạn chế đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn như rượu bia, cà phê; hãy bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bạn; làm việc điều độ và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá căng thẳng hay phải thức khua quá muộn; tập thể dục thể thao và vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nhằm có thể chống lại bệnh tật, bảo vệ sức khỏe; tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm; sinh hoạt hợp lý, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không ngủ ngay sau khi ăn.
https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-som-xung-huyet-da-day-n192139.html
Đỗ Hương (Theo suckhoedoisong.vn)
Đỗ Thị Hương
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Nôn Ra Dạ Dày
-
Hậu Quả Của Trào Ngược Dịch Mật | Vinmec
-
Các Triệu Chứng Loét ở Dạ Dày: Đầy Hơi, ợ Chua, Buồn Nôn | Vinmec
-
Buồn Nôn Ra Nước Miếng Trong, Tăng Tiết Bọt Là Bệnh Gì? Cách Xử Trí
-
Nôn Ra Dịch Dạ Dày Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? - VCEP
-
Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị Bệnh
-
Đau Dạ Dày (Bao Tử): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị AN ...
-
Nôn ói ở Người Lớn: Tiếp Cận Chẩn đoán
-
Bệnh Loét Dạ Dày - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Xuất Huyết Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biện Pháp Phòng ...
-
Đau Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Medlatec
-
10 NGUYÊN NHÂN KHIẾN DẠ DÀY KHÓ CHỊU - Bệnh Viện AIH
-
Bị Loét Dạ Dày Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Đau Dạ Dày Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Các Biến Chứng?
-
Bị đau Dạ Dày Nôn Ra Máu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Thuốc Dân Tộc