Nhận Biết Tập Nói: Cái Bát (24-36 Tháng) - Trường Mầm Non Kim Nỗ
Có thể bạn quan tâm
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Đề tài: CÁI BÁT
Lứa tuổi: 24-36 tháng
Giáo viên: Nguyễn Thị Vi
Trường mầm non Kim Nỗ
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức- Trẻ biết tên gọi: Cái bát, miệng bát, lòng bát, đáy bát.
- Trẻ biết cái bát là đồ dùng để ăn.2. Kĩ năng
- Trẻ nói được tên cái bát, miệng bát, lòng bát, đáy bát.
- Phát triển kĩ năng ghi nhớ và quan sát, nhận biết cho trẻ3.Thái độ
- Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
- Hứng thú tham gia chơi
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của trẻ: Bát
- Đồ dùng của cô: 2 hộp quà. Mỗi hộp có 2 bát, 1 đĩa, 1chén.
- Siêu thị các đồ dùng bát, thìa cốc, đồ chơi.
- Máy tính, nhạc trò chơi
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.Ổn định tổ chức - Cô và trẻ đọc bài thơ “cái bát ”- Cô cho trẻ kể tên những đồ dùng để ăn mà trẻ biết - Các cô đến có tặng cho lớp mình 2 món quà: Cô tặng cho 2 nhóm 2.Phương pháp, hình thức tổ chức : - Trẻ về 2 nhóm và khám phá món quà vừa được tặng. Mỗi cô hướng dẫn một nhóm: Cô giới thiệu nhỏ từng món quà: bát, đĩa, chén. * Nhận biết tập nói: Cái bát Cô tập trung trẻ ngồi hình vòng cung cầm cái bát hỏi trẻ + Đây là cái gi? + Cái bát màu gì? + Cái bát dùng để làm gì? + Cô giới thiệu đặc điểm của cái bát cho trẻ: miệng bát, lòng bát, đáy bát.( Cho từng trẻ tập nói) Cho trẻ cất bát tập trung lại với cô. è Cô chốt lại đặc điểm của cái bát: Cái bát có các phần miệng bát hình tròn, lòng bát, đáy bát. Bát dùng để ăn cơm. Các con phải biết giữ gìn cái bát như là khi ăn cơm các con phải biết giữ bát để bát không bị rơi nhé. * Thi nói nhanh - Trên màn hình có cái bát khi cô khoanh tròn phần nào các con nói to phần được khoanh nhé. * Mở rộng: Ngoài bát làm bằng Inox bát còn được làm bằng rất nhều nguyên liệu khác như bằng sứ, nhựa, thủy tinh. .. - Cô cho trẻ xem 1 số bát thật có chất liệu khác bằng sứ, nhựa, thủy tinh. … - Cô và trẻ hát vận động bài hát “ Cái bát xinh” * Trò chơi: “Đi siêu thị” + Cách chơi: Cho trẻ chơi “ Đi siêu thị”: Cô cho trẻ cùng cô đi mua đồ dung, mỗi trẻ mua một cái bát mang về để vào rổ.Trò chơi diễn ra trong một bản nhạc. Bạn nào mang nhầm đồ không phải là bát thì phải nhảy lò cò. Kết thúc trò chơi kiểm tra nhận xét trò chơi 3. Kết thúc: - Cô nhận xét tiết học khuyến khích động viên trẻ - Cô và trẻ hát bài “ Đồ dùng bé yêu” |
- Trẻ đọc - Trẻ trả lời - Trẻ đoán
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ tập nói
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát vận động
- Trẻ chơi
- Trẻ hát. |
Từ khóa » Cái Bát Có Hình Gì
-
Bát ăn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiết 13.bài 23: VTM: Cái ấm Tích Và Cái Bát(T1) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Vẽ Theo Mẫu, Cái ấm Tích Và Cái Bát (vẽ Hình) - Nslide
-
Bài Giảng Mĩ Thuật 7 Tiết 13: Vẽ Theo Mẫu Cái ấm Tích Và Cái Bát
-
Bài Giảng Tiết 23 - Vẽ Theo Mẫu: Vẽ Cái ấm Tích Và Cái Bát
-
Bài 23. Cái ấm Tích Và Cái Bát (Vẽ Hình) - Phòng Giáo Dục Trung Học
-
Vẽ Theo Mẫu - Cái ấm Tích Và Cái Bát (Vẽ Hình) - Phạm Thị Hồng Nhung
-
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH : CÁI BÁT | Giáo án Mầm Non
-
Phân Loại đồ Dùng Trong Gia đình Theo Công Dụng Và Chất Liệu
-
Bài Thơ Cái Bát Xinh Xinh (Thanh Hòa) - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Giáo án Mỹ Thuật Lớp 7 : Tên Bài Dạy : Cái ấm Tích Và Cái Bát (Tiết 1
-
Pttm: Nặn Cái Bát - MN Ngô Quyền
-
Hoạt động: Khám Phá Khoa Học - Đề Tài: Tìm Hiểu Cái Bát - Chủ đề