Nhận Biết Và điều Trị Viêm Da Dị ứng
Có thể bạn quan tâm
Dị ứng sữa bò ở trẻ sơ sinh
Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu hình thành khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây hại từ môi trường. Lúc này, trên da người bệnh sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn ngứa, sưng đỏ, đôi khi phát ban hoặc nổi mề đay dày đặc.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó vai trò của gen tương tác với yếu tố môi trường là cơ chế bệnh sinh chính của bệnh. Các dị nguyên không khí như bọ nhà, lông chó, lông mèo, nấm mốc và một số dị nguyên thức ăn được nghiên cứu là những dị nguyên đóng vai trò chủ yếu trong các đợt cấp của bệnh, đôi khi có bội nhiễm vi khuẩn chủ yếu là chủng tụ cầu vàng.
Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng viêm da dị ứng xuất hiện khi cơ thể sản sinh histamin số lượng lớn để chống lại các dị nguyên. Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua những dấu hiệu điển hình như: Da sưng đỏ, phù nề, ngứa: Các mao mạch bị giãn nở. Lúc này, trên da bắt đầu có những nốt nhỏ li ti, da sần sùi và khô ráp hơn. Một số trường hợp bong tróc thành từng mảng, gây ngứa ngáy, nhất là khi về đêm; Da có nhiều mẩn đỏ, ngứa: Đa số người bị viêm da dị ứng nhận thấy trên da nổi nhiều mẩn đỏ, đôi khi có màu nhợt hơn so với các vùng da xung quanh. Chúng gây ngứa dữ dội và thường xuất hiện nhiều ở khu vực da tay, da chân. Một số trường hợp bị nổi mẩn ngứa khắp người; Da bị khô, bong tróc: Dị ứng có thể khiến da bị mất nước, gây khô và bong vảy trắng; Da bị chảy dịch: Người bệnh có xu hướng cào gãi khi thấy ngứa ngáy trên da. Chính vì điều này khiến cho một số nốt mẩn đỏ có dịch bên trong bị vỡ, chảy ra ngoài.
Mặc dù vị trí có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng viêm da dị ứng xuất hiện thường xuyên nhất trên bàn tay và bàn chân, ở mặt trước của của khuỷu, phía sau đầu gối, và trên mắt cá chân, cổ tay, mặt, cổ và ngực.
Điều trị có khó?
Các thuốc sử dụng điều trị viêm da dị ứng bao gồm: thuốc bôi corticosteroid, ức chế calcineurin, doxepin, kem kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm, sử dụng tia UV với liều điều trị, thuốc uống kháng histamin, kháng sinh nếu tình trạng bội nhiễm nặng không kiểm soát được bằng kháng sinh tại chỗ.
Thuốc ức chế miễn dịch đường uống như corticosteroid, cyclosporine A, azathioprine, điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu với dị nguyên khi có các bệnh phối hợp như hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Trong trường hợp bệnh nhân nặng không kiểm soát được bằng một loại thuốc đơn độc, bệnh nhân sẽ được chỉ định liệu pháp điều trị kết hợp nhiều thuốc.
Tuy nhiên, việc điều trị viêm da dị ứng còn nhiều khó khăn và cần phối hợp điều trị bằng nhiều phương pháp như tư vấn bệnh nhân và gia đình nhằm nâng cao sự hiểu biết của bệnh nhân trong việc kiểm soát các yếu tố làm nặng bệnh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngừa bệnh cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn để đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ và tốt nhất. Nhất là các dạng vitamin, chất xơ, khoáng chất,…có trong trái cây, rau củ,…
Chúng là những thành phần quan trọng giúp tái tạo tế bào da, cải thiện dị ứng hiệu quả; Tránh ăn những thực phẩm có nguy cơ làm gia tăng dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa bò,…Những thực phẩm này mặc dù có nhiều dưỡng chất cho cơ thể tuy nhiên lại là nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. Người có cơ địa mẫn cảm, có tiền sử dị ứng thức ăn nên lưu ý vấn đề này.
Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Tránh uống rượu bia, thức uống chứa chất kích thích gây hại cho sức khỏe, gia tăng dị ứng.
Vệ sinh vùng da dị ứng sạch sẽ, tránh để da tiếp xúc với dị nguyên, khói bụi, môi trường ô nhiễm,…Khi đi ra ngoài nên áp dụng các biện pháp phòng tránh, bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời, gió lạnh... Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, sử dụng nước đủ ấm để giữ da không bị khô làm bệnh nghiêm trọng hơn. Trong quá trình điều trị nếu da có những dấu hiệu bất thường nên thông báo với bác sĩ. Không tự ý thay đổi phác đồ điều trị khiến viêm da nghiêm trọng và biến chứng.
Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Để điều trị, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để khám và xác định dạng viêm da. Đồng thời, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để sớm cải thiện bệnh, phòng ngừa tái phát.Thực hư việc dùng mật ong tự nhiên chữa dị ứng theo mùa
Trung tâm y tế Bàu Bàng, Bình Dương dốc tâm lực hạn chế bệnh nhân COVID-19 trở nặng | #COVID_19
Từ khóa » Nốt Viêm Da
-
Tìm Hiểu Bệnh Viêm Da Nhiễm Khuẩn (viêm Da Mủ) | Vinmec
-
7 Dạng Viêm Da Nhiễm Trùng Phổ Biến, Thường Gặp Nhất
-
Viêm Da Tiếp Xúc - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mô Tả Các Tổn Thương Da - Rối Loạn Da Liễu - Cẩm Nang MSD
-
Viêm Da Cơ Địa: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Viêm Da Cơ địa ở Tay, Chân: Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa
-
Bé Bị Viêm Da Dị ứng Cần Làm Gì để Cải Thiện? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Viêm Da Quanh Miệng - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Một Số Bệnh Viêm Da Thường Gặp ở Trẻ Và Cách Phòng Tránh
-
Viêm Da Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Da Mủ ở Trẻ Sơ Sinh, Chớ Xem Thường! - ISofHcare
-
5 Cách Chăm Sóc Cho Bệnh Viêm Da Cơ địa Và Bệnh Chàm
-
Viêm Da Mặt Nổi Mụn: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Chăm Sóc
-
Viêm Da Mủ Do Đâu? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị