Nhận Biết Và Xử Trí Khi Bị Kiến Ba Khoang đốt - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...
Hiện đang là thời điểm bắt đầu hoạt động của kiến ba khoang. Theo Cục Y Tế dự phòng, trong cơ thể kiến ba khoang chứa độc tố Pederin, có độc tính mạnh. Nếu chẳng may tiếp xúc với dịch cơ thể của chúng có thể gây rộp, phỏng da, viêm da. Vì vậy, việc nhận biết, xử trí khi bị kiến ba khoang tấn công là rất quan trọng.
TIN LIÊN QUANNhận biết kiến ba khoang
Ảnh minh họa
Kiến ba khoang có thân mình thon, dài như hạt thóc, có khoang đen cam xen kẽ, có 3 đôi chân nhìn giống con kiến do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,... chúng bay và chạy rất nhanh.
Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng, trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, có cỏ mọc xung quanh. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn.
Dấu hiệu nhận biết khi bị kiến ba khoang đốt
Khi bị kiến ba khoang đốt tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành đám, thành vệt, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở trên cơ thể như: mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay. Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp. Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể gây sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Tiến triển của bệnh sau khi bị kiến ba khoang đốt: Sau khi bị kiến ba khoang đốt, người bệnh cảm giác râm ran. Trong vòng 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ, 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình. Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy. Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt rất giống bệnh Zona. Bệnh Zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn, tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.
Xử trí khi bị kiến ba khoang đốt
Theo Cục Y Tế dự phòng, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.
Kiến ba khoang không đốt hay cắn nhưng nếu chẳng may tiếp xúc với dịch cơ thể của chúng có thể gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây tổn thương da ngay tại vùng da đó... Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.
Theo Tiến sĩ. Bs. Phạm Thị Mai Hương Khoa Da liễu, BV Nhi Trung ương khi phát hiện tiếp xúc với kiến ba khoang cần:
- Loại bổ ngay kiến ba khoang nếu như phát hiện được, không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang, nên thổi hoặc dùng găng tay, tờ giấy để loại bỏ chúng.
- Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng... chú ý các biểu hiện để khám bác sĩ da liễu khi cần thiết.
- Tuyệt đối không tự ý bôi đắp các loại tự chế, ví dụ: nhai gạo nếp, đậu xanh, kem đánh răng hoặc một số loại lá cây… làm bệnh nặng thêm và bội nhiễm.
Các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang
Để phòng chống kiến ba khoang, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, nếu kiến ba khoang xuất hiện nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng trong nhà, nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn, cần tránh và đứng xa chúng.
Ngoài ra, người dân có thể ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách:
- Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào;
- Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này;
- Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng.
- Ban đêm tắt bớt các bóng đèn không cần thiết;
- Trước khi ngủ cần quét lại nhà để sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng có điều kiện tiếp xúc.
- Với mật độ kiến ba khoang nhiều, phun thuốc diệt kiến ba khoang tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà có tác dụng xua và diệt chúng.
Đỗ Hương
Tài liệu tham khảo
https://vncdc.gov.vn/khuyen-cao-phong-chong-kien-ba-khoang-nd14451.html
Đỗ Thị Hương
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Nọc Kiến Ba Khoang
-
Bị Kiến Ba Khoang Cắn Có Lây Không? | Vinmec
-
Cách Xử Trí Khi Bị Kiến Ba Khoang Cắn Và Phương Pháp Phòng Chống ...
-
Tất Tần Tật Về Kiến Ba Khoang - Bệnh Viện Quận 11
-
Tác Hại Của Kiến Ba Khoang đối Với Con Người
-
Bị Kiến Ba Khoang Cắn Bôi Thuốc Gì? | Vinmec
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Khi Tiếp Xúc Với Kiến Ba Khoang
-
Cảnh Giác Với Kiến Ba Khoang
-
Cách đối Phó Với Kiến Ba Khoang - Medinet
-
Độc Tố Kiến Ba Khoang Mạnh Gấp 15 Lần Nọc Rắn Hổ - VnExpress
-
Bị Kiến Ba Khoang Cắn, Phải Xử Trí Thế Nào? - Medinet
-
Đề Phòng Kiến Ba Khoang Khi Mùa Mưa đến
-
Độc Tính Của Kiến Ba Khoang Mạnh Gấp 15 Lần Rắn Hổ Mang, Nguy ...
-
TÁC HẠI CỦA KIẾN BA KHOANG & CÁCH PHÒNG TRÁNH