Nhân Chứng Giê-hô-va - Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia
Có thể bạn quan tâm
NHÂN CHỨNG GIÊ-HÔ-VA Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhân chứng Giê-hô-va là một tôn giáo mà niềm tin của họ dựa trên Thánh Kinh. Tên của họ được dựa vào câu Kinh Thánh nơi Ê-sai 43:10-12. Họ luôn giữ sự trung lập trong các vấn đề chính trị như Chúa Giê-sucủa họ đã từ chối không làm vua khi dân Giu-đa muốn tôn ngài làm vua.Nhiều giáo lý của nhóm này khác biệt với các giáo lý của các giáo phái Kitô giáo khác, như họ không công nhận giáo lý Một Chúa Ba Ngôi, Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, hình phạt đời đời trong hỏa ngục, linh hồn bất tử, sau khi chết được lên trời, v.v. Do đó, nhiều nhóm khác không công nhận giáo phái này là Kitô giáo (những người tin vào Chúa Giêsu Kitô).
Tháng 8 năm 2008 Nhân chứng Giê-hô-va có 7.124.443 người tham gia tại 236 nước.
NHÂN CHỨNG JEHOVANhân Chứng Jêhôva (Jehovah’s Witnesses) là một giáo phái hình thành cách đây khoảng một thế kỷ. Người đầu tiên sáng lập là ông Charles Russell. Giáo phái này cũng có tên là Hội Tháp Canh (Watchtower Society). Hiện tại, giáo phái ấy có khoảng trên dưới 2 triệu tín đồ trên thế giới, trong đó có khoảng nửa triệu ở Hoa kỳ. Giầu có phương tiện vật chất là một trong những đặc nét của giáo phái này.
Về tổ chức, giáo phái được chia thành những đơn vị địa phương, gọi tên là ‘Vương quốc Hội đường’ (Kingdom Hall). Mỗi ‘Hội đường’ bao gồm khoảng từ 75 đến 100 thành viên.
Về sinh hoạt, mỗi tuần họ thường họp mặt tại ‘Hội đường’ để nghe giảng Kinh thánh, và học tập về những sứ điệp hằng tuần, trích từ bản tin ‘Watchtower’ hoặc ‘Awake’ do Hội xuất bản. Sau đó, mỗi thành viên phải dành ít nhất 15 đến 20 giờ một tuần để đi ‘truyền giáo’. Họ thường đi từng hai người một. Trong việc này, ta thấy họ áp dụng Thánh kinh triệt để. Họ nghĩ rằng phải thi hành y như Chúa đã làm, là sai từng nhóm ‘hai người’ (Lc10:1). Nhiều khi không được gia chủ ‘welcome’ lắm, họ vẫn không ngại ngùng gì vì họ tin rằng ‘khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng’ (1 Cor. 9:16).
Về tư tưởng, Chứng nhân Jêhôva tin rằng thế giới đang ở vào thời gần tận mạt. Ngày tận thế sẽ là ngày ‘đại chiến Armageddon’ giữa Chúa Kitô và Satan. Họ đã tiên đoán rằng biến cố Armageddon xảy ra vào năm 1914. Sau khi tận thế ‘thất hẹn’, họ ‘hẹn’ biến cố ấy lại vào năm 1924. Rồi lại ‘dời’ đến năm 1975. Và cho tới nay, họ vẫn rao truyền rằng biến cố ấy sắp xảy ra.
Theo đạo lý Chứng nhân Jêhôva, chỉ có Chúa Cha mới thật là Thiên Chúa (Jêhôva). Chúa Giêsu là một ‘tạo vật thần linh’ trên Thiên đàng giống như các thiên thần. Nhiệm vụ của Ngài là ‘Tổng Quản Lý’ Thiên quốc. Ngài đã ‘đầu thai’ xuống trần gian để chuộc tội cho con người. Ngài đã chịu chết, không phải trên thánh giá, mà bởi sự hành hình. Vì lẽ này, tín đồ Jêhôva không tin nhận giá trị thiêng liêng của thánh giá. Ngoài ra, họ cũng chủ trương rằng Thiên đàng... chật lắm; chỉ đủ chỗ cho khoảng 144.000 người (Khải huyền 7:4). Các tín hữu Jêhôva (hạng hai!!) thì cũng được cứu rỗi, nhưng sẽ ở lại nơi ‘Thiên đàng trần thế’. Tất cả nhân loại còn lại sẽ bị tiêu hủy. Ngoài ra, họ cấm ngặt ngoại tình, dâm ô, phá thai, đồng tính luyến ái, bài bạc, truyền máu, v.v. Họ không mừng Giáng sinh, Phục sinh, và cũng không tổ chức lễ trong ngày sinh nhật.
NHÂN CHỨNG GIÊHÔVA: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT PHAN HỮU LỘCMấy lâu nay, báo chí, truyền hình nói đến những tai hại của các Giáo Phái (les Sectes), cũng như tòa án đã phạt những giáo phái đã gây tang tóc cho môn đệ của họ. Vì thế, NHÂN CHỨNG GIÊHÔVA (NCG) đã ra một Tờ Quảng Cáo bỏ vào Hộp Thư các tư nhân để «thanh minh thanh nga» rằng họ không phải là một giáo phái, mà lại là một đạo chính cống...
Tờ quảng cáo của họ: «NHÂN CHỨNG GIÊHÔVA: Những điều bạn cần biết.» Những điều cần biết, theo họ, là 12 điều thu tóm về Đời Sống, Cách Thức và Vai Trò của Giáo phái trong xã hội. Để khỏi quá dài, tôi chỉ xin trích dẫn 3 Điều để tìm hiểu cùng bạn đọc. Vì thật ra có gia đình công giáo nào, một hôm nào đó, lại không thấy một ông một bà, ăn mặc sạch sẽ, ăn nói rất lịch sự, không ngần ngại gõ cửa nhà bạn và đem «tin mừng» đến cho bạn: Sắp đến ngày tận thế rồi, chỉ những ai theo Giêhôva mới được cứu thoát, vì cả thế giới chỉ có 144.000 người thôi!...
Và để trả lời 3 Điều trích dẫn trong Tờ Quảng cáo nói trên, thiết tưởng không gì hùng hồn và chính xác hơn là dựa vào những tang chứng của những người trước kia đã theo họ và về sau đã gặp tai họa hay chết chóc....Tang chứng này lấy trong tập Sélection số Tháng Décembre 1996 (tr. 37-48).
ĐIỀU 1: NCG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT GIÁO PHÁI, MÀ LÀ MỘT TÔN GIÁO.
Đó là một lời họ quả quyết suông, không thấy có những điều chứng minh. Vậy ta hãy tự hỏi: thế nào là một GIÁO PHÁI? Và NCG có phải là giáo phái không? Ủy Ban điều tra HạViện 1996 đã định nghĩa:
«...Ngày nay, Giáo Phái là một nhóm người do một hay nhiều «gu-ru» điều khiển, có khả năng bắt ép đồ đệ, biệt lập họ với thế giới, đưa họ sống ngoài vòng xã hội, bằng những phương pháp «hoán não» mà theo nhà tâm phân Jean-Marie Abgrall, được «nuôi dưỡng bởi những kỹ thuật tân tiến nhất về thuyết phục, giao-cảm và có tổ chức... Khai thác trước những lo âu của con người thời nay, các giáo phái làm cho môn đệ có ảo tưởng là họ có thể trở nên người hùng, đầy hiểu biết, tiến đến tình trạng siêu nhân nữa.».
«...Cựu Bộ trưởng Tư-pháp, Jacques Toubon, trong thông cáo ra ngày 29.2.96 gửi cho các biện lý, đã nói lên một hay nhiều tiêu chuẩn để biết thế nào là một giáo phái. Nhìn quả thì biết cây:
* gây khủng hoảng tinh-thần * đòi tiền bạc thái quá. * cắt đứt với môi trường gốc của mình * giảng dạy chống xã hội * đoàn ngũ hóa trẻ em * hay bị kiện tụng ở tòa án».... Họ cho họ là một tôn giáo được thiết lập trên thế giới, nhưng Uỷ Ban điều tra Hạ viện, do Nghị sĩ Alain Gest làm Trưởng Ban, đã liệât kê NCG vào số những Giáo Phái thực thụ cũng như 172 Giáo phái khác được liệt kê trong năm 1996 tại nước Pháp.Trong số đó, NCG có đến 130.000 hội viên, là thành phần lớn hơn cả. Lớn về nhân số, và cả về của cải!
Còn nói về tiêu chuẩn để biết Giáo Phái do cựu Bộ Trưởng Jacques Toubon đưa ra, ta hãy lấy hai tiêu chuẩn:
1/ -Gây khủng hoảng tinh thần:
Ông Frédéric Marcou hỏi ông Pierre, người đã theo NCG với vợ con đã nhiều năm:
- Làm sao trở nên một NCG ngoan đạo?
- Trước hết, ông Pierre đáp, phải phục vụ Giêhôva như Người đòi hỏi chúng ta, nghĩa là không được hút thuốc, không được sống vợ chồng mà không cưới hỏi, không được nghe bất cứ loại nhạc nào, coi bất cứ phim nào, phải từ chối việc sang máu, không đi bầu cử, không được mừng lễ Noel, đó là lễ ngoại giáo...
Nhưng ông Pierre chưa cho biết thêm là: phải đi giảng đạo từng nhà, tổng kê các giờ đi từng nhà đó với Chủ tịch Hội. Nếu ít giờ đi như thế trong tháng, thì sẽ bị khiển trách, ít đi hội họp sẽ bị khai trừ như trường hợp ông Jacques P. đã bị tòa án nội bộ trục xuất. Trường hợp bị trục xuất như thế, không hội viên nào được giao tiếp, kể cả người nhà nữa, nếu không muốn chính mình cũng bị đuổi như thế.
Thì đây những tang chứng khác cho ta biết thêm những điều vừa nói:
Bà Rosa da Silva cho biết: «Năm 1983, chồng tôi bỗng nhiên theo NCG. Trước kia vui vẻ bao nhiêu, nay lầm lì bấy nhiêu. Khi người bố chết, anh không vào nhà thờ khiêng quan tài của cha với anh em mình. Ba lần trong tuần lễ, anh vùi đầu trong Nhà họp NCG cho tới 10 giờ đêm. Ngày cuối tuần, anh đi giảng đạo từng nhà. Chúng tôi là đạo dòng, thế mà anh lại chống việc đứa con gái đầu lòng Rước lễ trọng thể, rồi còn vất giây chuyền thánh giá bằng vàng vào sọt rác...»
2/- Đòi đóng góp tiền bạc thái quá:
Ông Vincent Bonnier thuật lại: «Tôi có hai người con gái nhỏ rất dễ thương, và người vợ rất duyên dáng. Gia đình tôi ở Avignon, nhưng vào năm 1990-91, vợ tôi bỗng dưng theo NCG. Tôi không nói gì, chỉ xin một điều là bà đừng đem hai đứa con nhỏ theo. Bà ta hứa là không, nhưng rồi về sau bà ta còn muốn tất cả bố con tôi đi lễ ngày Chúa nhật ở NCG nữa. Tôi không đồng ý; thế là vợ chồng cãi vã, gây gỗ. Bà còn tuyên bố là các ngày lễ Noel, Phục sinh và các ngày lễ mừng sinh nhật của con cái đều là tà-đạo, bạn bè của tôi là ở dưới quyền của Satan… Rồi chiều Chúa Nhật, bà đi giảng đạo từng nhà. Đến tháng Hai 1992, tôi nhận thấy bà chuyển ngân quỹ gia đình qua một ngân quỹ khác. Rồi trước ngày hai vợ chồng ra Nhà băng để nói chuyện tiền bạc đó, bà ta bỏ nhà trốn đi, đem theo hai đứa con nhỏ và để lại mấy chữ trong đó có địa chỉ luật sư của bà ta...»
Dẫu vậy, khi ta nói đến tiền bạc, NCG cho rằng họ không bắt ép ai, đó chỉ là của dâng cúng. Nhưng kỳ thực, việc đóng góp tiền bạc tổ chức quy-mô: dâng cúng nữ trang, vàng bạc, nhà cửa, ngân quỹ gia đình như nói ở trên... Chưa kể mỗi người đi giảng đạo trước mỗi nhà đều mang theo Nội san Tháp Canh để biếu (nhưng ông bà có thể trả tiền, nếu muốn) như trường hợp cô Jeannine, vợ của ông Mario đã bỏ học lớp Anh-văn để đi giữ điện thoại nửa buổi để nửa buổi đi bán báo cho NCG. Mỗi cuốn chỉ năm ba đồng, nhưng in đến 14 triệu cuốn trên thế giới, nên đã thu vào đến 60 triệu mỗi năm. Chưa kể chính người cầm đi bán, trước khi đi, đã phải bỏ tiền túi ra mua một số... Rồi lúc đi bán về, lại bỏ tiền bán được vào ống. Còn tờ Hãy Thức Dậy in 12 triệu cuốn mỗi tháng, cũng thu vào được 50 triệu đồng. Ở Pháp, nguồn tài chánh của họ lên đến 345 triệu francs (chừng 52,5 triệu Euro). Hơn 300 môn đệ làm việc không công cho nhà in của họ ở Louviers (Eure). Mỗi tháng chỉ được 600 francs (khoảng 91 Euro). Hội không khai báo với Sécurité Sociale, không đóng tiền Hưu... Bị nhà báo chất vấn về điều đó, họ trả lời: «Những môn đệ làm việc đó không vì lợi, mà chỉ vì tận tâm phục vụ. Không ai trong chúng tôi lợi dụng tôn giáo để làm giàu». Nhà báo lại đặt vấn đề, và họ đã đáp lại:
- Rồi khi những người đó đau ốm, không có bảo hiểm xã hội thì sao?
- Thì Hội hoàn toàn bảo đảm tiền thuốc men.
Như thế là hoàn toàn tùy thuộc vào Hội! Không ai làm giàu vì lợi dụng tôn giáo, nhưng đất đai ruộng vườn của họ lên đến 103 mẫu tây, trị giá 13 triệu francs (gần 2 triệu Euro).
ĐIỀU THỨ 9: NCG RẤT TÔN TRỌNG ĐỊNH CHẾ GIA ĐÌNH.
Họ còn thêm: «NCG dạy vợ chồng phải biết trung tín, dạy dỗ con cái với tình yêu thương. Vợ chồng không vì khác tôn giáo mà bỏ nhau. Bằng chứng là có 15.000 cặp vợ chồng ở Pháp mà một trong hai theo NCG, vẫn sống êm đẹp...»
Nhưng trong thực tế ta thấy gì? Những gia đình trước kia đã theo NCG cho ta thấy thảm trạng gia đình họ sau khi một trong hai đã theo NCG.
Ông Vincent Bonnier kể ở trên, cho biết: «Sau khi vợ tôi bỏ nhà ra đi, lại đòi ly thân, rồi đem con cái đi; thì hôm sau cảnh sát đến nhà tôi nói là vợ tôi ra bót kiện là tôi đánh đập bà ta. Vợ tôi còn tố cáo là tôi đã mò mẫm đứa con gái còn nhỏ tuổi. Làm sao vợ tôi lại có những lời dối trá thấp hèn đến thế!»
Còn bà Rosa da Silva thì cũng cho biết thêm. Bà nói «Tôi đi kiện chồng tôi dụ dỗ con cái còn vị thành niên đi theo NCG. Tòa cấm chồng tôi không được đưa chúng đi NCG. Nhưng anh ta vẫn làm. Rồi đến tháng Năm 1989, chồng tôi xin ly thân (in hệt trường hợp ông Vincent Bonnier, cũng một khuôn).
Đầu tháng Giêng năm sau, tòa cho tôi được quyền giữ hai đứa nhỏ, và bắt chồng tôi phải rời mái gia đình. Đến tháng Năm 1991, trong khi tòa sắp tuyên bố cho ly dị, thì anh ta trở về, xin được sống chung lại. Tôi ra một điều kiện là anh ta không được đề cập đến chuyện NCG ở trong nhà.Anh ta bằng lòng. Nhưng rồi anh ta bị đau phổi đến nỗi phải mổ để ghép tủy mới sống đươc. Nhưng anh ta từ chối không chịu sang máu vì NCG bắt buộc. Tôi van nài mãi cũng không được. Anh ta đưa giấy từ chối việc sang máu trước khi được đưa vào nhà thương. Và ngày đêm đều có hai NCG canh bên giường chồng tôi ở bệnh viện. Họ không lấy gì làm ngượng nghịu làm tôi không thể chịu được.
Nhưng rồi một hôm, NCG cho biết là họ tìm được ở Paris một bác sĩ mổ xẻ mà không cần phải sang máu và họ đòi đem châồng tôi lên ngay Paris. Tôi không tin được, nhưng cũng hy vọng vào «phép lạ» vì chồng tôi quá yếu sức.
Rồi ngày hôm sau, tôi điện thoại đến Nhà thương hỏi xem khi nào xe Hồng thập tự chở chồng tôi lên Paris, thì được tin là anh ta...đã chết rồi!
Khi đưa đám, có đến hàng trăm người của họ đi đưa. Tôi không muốn nhận môt lời chia buồn nào của họ, thế mà cũng có người tìm cách đến gần tôi và nói: «Chồng bà chết lương tâm bằng an. Ông chết làm đẹp lòng cho Giêhôva!».
Và bà ta kết luận: «Nếu vào một dịp khác, thì tôi tát cho ông ta một cái rồi!».
ĐIỀU 11: TẠI SAO NCG ĐI GÕ CỬA TỪNG NHÀ?
Họ tự trả lời: «Để tuân theo lệnh Chúa Giêsu. Họ tin Nước Trời và đi loan báo». Rồi họ trích lời thánh Matthêô 28:19 để dẫn chứng.
Nhưng thực ra thánh Matthêô nói gì trong đoạn đó. Thánh sử viết: «Chúa Giêsu nói: Các con hãy đi khắp dân tộc, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Các con hãy dạy họ giữ tất cả các điều Ta giảng dạy».
Như thế, Chúa Giêsu đâu có nói phải đi từng nhà, bỏ giờ làm việc để đi giảng dạy, rồi về lại phải trình lên cấp trên kiểâm tra, côïng sổ xem được ít nhiều! Vì thực ra đã có nhiều môn đệ NCG đã thay việc làm cho có thì giờ rảnh đi giảng đạo từng nhà. Nếu không hội đủ giờ phải có, họ sẽ bị khiển trách và đi tới chỗ bị khai trừ như tang chứng sau đây:
Bà Monique Guillian thuật lại: «Laurent con tôi, một hôm kia bị một người bạn dẫn vào NCG. Rồi sau đó, nó đi giảng đạo từng nhà. Thấy lạ, tôi hỏi nó thì nó trả lời: Đó là nghề cao đẹp nhất thế giới.
Đến tháng Bảy 1991, nó cho tôi biết là nó sẽ bỏ nghề mộc để đi kiếm việc khác, ít bận rộn hơn, vì NCG nói là nghề mộc chiếm nhiều thì giờ quá. Nó đưa cho tôi xem một cái bàn nhỏ nó làm lén không cho NCG biết, vì họ cho đó là những giờ vô ích. Một người NCG ngoan đạo, theo họ, là người phải học hỏi Kinh Thánh mỗi ngày, một tuần đi họp ba lần, và ngày Chúa Nhật đi từng nhà giảng đạo. Con tôi nói là nó bị bắt ép dữ quá...
Nhưng rồi nó kiếm được một việc khác thật, nhưng lại thuê nhà ở gần trụ sở NCG. Dẫu vậy nó vẫn còn liên lạc với chúng tôi. Nhưng rồi ngày đêm nó lại vùi đầu trong sách NCG, và bị họ thúc giục phải rời bỏ liên lạc với gia đình. Một thời gian trước Noel, nó điện thoại về trong sở bố nó và nói: Ba ơi, con thương ba lắm, bất chấp những gì sẽ xảy ra».
Sự xảy ra đó là ngày 10.1.1992, anh Laurent bất ngờ trở về nhà và cho người em biết là anh bị NCG trục xuất. Rồi vào lúc 2 g30 chiều, anh ta tự sát ở một cánh rừng nhỏ. Về sau cha mẹ anh ta đi kiện cho rằng anh ta là «nạn nhân bị khủng hoảng tinh thần vì NCG»; nhưng Tòa lại cho đó không cóù bằng cớ gì rõ rệt!!!.
KẾT LUẬN:
Thiết tưởng những tang chứng trích dẫn trên kia cũng đủ hùng-hồn nói lên NCG quả đã gieo biết bao đau thương cho cá nhân, cho gia đình và cho xã hội. Học hỏi thấu đáo về giáo phái đó quả là một điều cần thiết để tránh những lầm lẫn của những người đã đi trước vào con đường mà họ không ngờ. Những đau thương họ nói lên với nước mắt cũng không ngoài việc muốn gióng lên một tiếâng chuông cảnh tỉnh... cho những ai còn sống trong huyền ảo!
TÓM LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHÁI CHỨNG NHÂN GIÊHÔVA1879 Charles Taze Russell bắt đầu phổ biến tạp chí Zion’s Watch Tower and Herald of Christ’s Presence (Tháp Canh Zion và Lời Loan Báo Sự Hiện Diện của Chúa Kitô). 1881 Tổ Chức Zion’s Watch Tower (Tháp Canh Zion) được thành lập. 1885 Tổ Chức báo cáo về 300 “người bán sách rong - colporteurs” phân phát các tài liệu. 1886 Russel phổ biến tác phẩm của ông ta: “The Divine Plan of the Ages - Chương trình của Thiên Chúa cho mọi thời đại”. 1914 Armageddon (trận chiến khủng khiếp cuối cùng) không xảy ra như đã được tiên tri. 1916 Charles T. Russell chết. 1917 “Thẩm phán” J. F. Rutherford nắm quyền điều khiển tổ chức đó. 1920 Tổ Chức này tuyên bố “Hằng triệu người hiện nay đang sống sẽ không bao giờ chết!” và tiên tri việc phục sinh ngay tại trần thế này xảy ra vào năm 1925. 1920 Tổ Chức này tuyên bố 8.402 người tình nguyện phân phát các sách báo của Watchtower (Tháp Canh) 1925 Việc phục sinh ngay tại trần gian này của các ông Abraham, Isaac, Jacob... Không xảy ra như đã tiên tri. 1927 Cơ sở của Tháp Canh được kiến thiết tại Brooklyn, New York. 1930 “Beth Sarim” xây dựng tại San Diego, nhà cho các tiên tri sẽ được phục sinh; “Thẩm phán” Rutherford cư ngụ tại đó. 1931 Danh xưng “Các Chứng Nhân Jehovah” được chính thức công nhận. 1935 Tổ Chức Watchtower bắt đầu qui tụ “quần chúng đông đảo”; dạy họ lòng trông cậy cuộc sống vĩnh cửu ở trần gian, không tham dự hiệp thông bánh rượu. 1938 Các cộng đoàn địa phương NCJ chấm dứt việc quản trị giáo hội cách dân chủ, đưa ra việc tổng hành dinh trung ương tại Brooklyn chỉ định “theo thần quyền” các chức sắc quản trị các cộng đoàn địa phương. 1938 Tổ chức đó tuyên bố 59.047 người phân phát các sách vở báo chí; 69,345 người tham dự hiệp thông bánh rượu hàng năm; 36.732 người có dự phần bánh rượu. 1942 J. F. Rutherford chết, N. H. Knorr trở thành chủ tịch. 1943 N. H. Knorr lập các chương trình huấn luyện cho các nhà truyền giáo ngoại quốc và các người địa phương tình nguyện. 1948 Tổ chức này cho biết 260.756 người phân phát sách báo; 376.393 người tham dự hiệp thông hằngnăm; 15.037 người dự phần bánh rượu. 1950 Tân Ước do New World Translation (bản dịch Thế Giới Mới) xuất bản, gọi Chúa Giêsu là “một vị thần”, thêm “Jehovah” vào Tân Ước. 1958 Tổ chức này cho biết 798.326 người phân phát sách báo, 1.171.789 người tham dự hiệp thông hằng năm; 15.037 người dự phần bánh rượu. 1968 Bài báo trong The Watchtower “Why Are You Looking Forward to 1975 - Tại sao người ta trông chờ năm 1975?” Tiên tri điều tương tự Trận Chiến Kinh Hoàng (Armageddon) xảy ra năm đó. 1975 Tổ chức đó thông báo 2.179.256 người phân phát sách báo; 4.925.643 người tham dự hiệp thông hằng năm; 10.550 dự phần bánh rượu. 1975 Trận Chiến Kinh Hoàng (Armageddon) vẫn không xảy ra như đã tiên tri. 1985 Tổ chức này cho biết 3.024.131 người phân phát sách báo; 7.792.109 người tham dự hiệp thông hằng năm; 9.051 người dự phần bánh rượu.
http://www.danchua.eu/
Chia sẻ một vài hiểu biết nhỏ của mình về Jehowah Witness - Nhân Chứng Jehowah.1. Có người tưởng lầm đạo này là môt trong những hệ phái của Tin Lành: TOTALLY WRONG. Tin Lành được coi là "anh em" của giáo hội CG La Mã (Roman Catholic) vì TL tách ra từ CG từ sau khi Martin Luther làm cuộc "ky khai" ở Châu Âu (bắt đầu từ Đức) khoảng thế kỷ 16. Kế đó là cuộc "ly khai" của giáo hội Anh Giáo. Những giáo hội TL ra đời từ đó. Trên căn bản, TL và CG được gọi chung là "Ky Tô Giáo" - Christianity - dù rằng tín lý có những điểm khác nhau.
2. Jehowah cũng không dính dáng gì tới Chính Thống - Methodist - là một giáo hội cách biệt hẳn giáo hội CG La Mã ngay từ thời giáo hội sơ khai. (Từ thế kỷ 1, 2). Cách biệt về thẩm quyền giáo hội và tín lý. Dù sao vẫn không đáng kể bằng sự "thù nghịch" như Công Giáo và Jehowah Witness. Công Giáo không coi Chính Thống là "tà đạo". Công Giáo luôn muốn "làm lành - hòa giải" với Chính Thống. Các ĐGH trong những thập niên mới này đều có gắng làm điều đó.
3. Jehowah cũng không có "bà con" với Mormon. Đạo này "thuần" Mỹ vì tin chính Chúa Jesus đã qua Mỹ và đã thành lập 1 giáo hội. Mormon không chống CG kịch liệt như Jehowah Witness.
Bất cứ khi nào bạn có dịp đọc qua tài liệu của Jehowah Witness, bạn có cảm thấy những điều sau "đập vào mắt" bạn:
1. Luôn cho rằng đạo của mình là con đường cứu rỗi duy nhất. 2. Luôn tự hào đạo của mình dựa hoàn toàn trên Kinh Thánh 3. Luôn tấn công không thương tiếc giáo hội "ma quỷ" - nói ngầm là các giáo hội "Ky Tô Giáo"
Vậy Jehowah Witness là gì và tại sao lại chống giáo hội Công Giáo tới cùng như vậy ?
Xin các bạn làm "homework" search trên net về J.W. Chỉ xin chia sẻ đây nhân chuyện đài truyền hình PBS cho trình chiếu bộ phim tài liệu "Inquisition" nói về tội ác giáo hội CG đã làm vì niềm tin quá khích của mình trong thời kỳ Trung Cổ. Các tài liệu này bị giáo hội khóa kín lại trong gần 300 năm. Tới khi ĐGH John Paul II cho mở tài liệu ra. Ngài đã đọc và đã chính thức lên tiếng xin lỗi thế giới vì những tội ác này.
Trong loạt phim truyền hình này, có đoạn nói tới những người "Catharists" sống và truyền đạo vào khoảng thế kỷ 12 ở Pháp. Những người này có lối sống thánh thiện và có lối truyền đạo cực kỳ "convinced". Họ cho rằng "Hễ ai đã nghe họ nói chuyện thì sẽ convert sang đạo của họ" . Niềm tin của họ phản bác hoàn toàn giáo lý của giáo hội Công Giáo La Mã. Cũng nói thêm cho rõ, giáo hội Công Giáo La Mã sau gần 11 thế kỷ trãi qua bao sống gió trong giáo lý cũng như xáo trộn trong quyế`n hành điều khiển giáo hội, thì giáo hội đã củng cố gần như trọn vẹn và khá vững chắc toàn bộ nền thần học Công Giáo. Quyền hạn giáo hội gần như tuyệt đối khắp Châu Âu. Bởi sức ép giữa việc bảo vệ nền tảng đức tin Công Giáo và duy trì quyền lực thế gian giữa những thế lực chính trị lợi dụng dựa vào GH, GH đã ra những "Inquisition" để điều tra và tiêu diệt những giáo lý và phần tử phản giáo hội, gây rối ngay chính trong hàng ngũ giáo phẩm của giáo hội Công Giáo.
Trong bối cảnh đó, giáo hội đã bắt bớ, tra tấn và xử cực hình những người thuộc nhóm đạo "Catharists" và những ai liên quan. Họ bị truy lùng và tiêu diệt từ Pháp lan khắp Châu Âu.
Loạt phim nêu ra một vài truờng hợp những nạn nhân nhưng không nói rõ là bao nhiêu người bị hành hạ và xử chết. Ngoài nhóm "Cathalists" này còn có những nạn nhân chính là người Do Thái ở Tây Ban Nha.
Từ bộ phim này, tôi suy ra rằng chính hẳn đó là lý do tại sao tới ngày nay có nhiều nhóm Anti-Catholic tấn công giáo hội Công Giáo La Mã (bên cạnh những người vô thần, CS, và những tín hữu quá khích của tôn giáo khác). Riêng Jehowah Witness, hầu như trong bất cứ tài liệu truyền đạo nào của nhóm này đều có những bài và / hoặc những câu tấn công "Ky Tô Giáo" nói chung. (Dù vậy, họ không gọi thẳng tên ra khi tấn công).
Với cái nhìn của những tư tưởng cởi mở ngày nay, tôi thiết nghĩ chúng ta cần tìm hiểu tôn gia'o bằng những lý luận khách quan, trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt của nhau, hơn là chăm bẳm tâ'n công 1 tôn giáo nào đó chỉ vì sự thù hằn vốn đã có từ nghìn năm trước.
Rất tiếc, nhiều người VN đã tham gia vô tôn giáo này vì họ "bị" hay "được" convinced bởi những nhà truyền giáo rất đạo mạo và có khi là đạo đức trong nhóm Jehowah Witness, thế nhưng họ đã bỏ qua 2 yếu tô' quan trọng khi tìm hiểu tôn giáo này:
1. Tại sao 1 tôn giáo tốt bắt buộc phải chối bỏ tuyệt đối hoàn toàn những tôn giáo khác? Nhất là tại sao nhất định thù nghịch cùng "Ky Tô Giáo" thì mới là "nhân chứng thật của Jehowah”
2. Khi mình tin con đường mình đi là "đúng". Dựa vào cái gì để làm "kim chỉ nam" ? Nếu nói rằng dựa vào KT, thì chẳng qua là "Hiểu thế nào", "đọc thế nào" mới là quan trọng. Cho nên, dựa vào tiêu chuẩn nào mình cho là cách hiểu, cách đọc KT của mình là "đúng nhất" ?
Rất tiếc, với Jehowah Witness, vốn không có suy luận đa chiều.
Đó là vài nhận định nhỏ của tôi về nhóm tôn giáo này.
Một Độc Gỉa Trên mạng Internet Nghiên cứu thêm: Trang chính thức của Nhân Chứng Giê-hô-va Nhân Chứng Giê-hô-va(en) Lịch sử Nhân Chứng Giê-hô-va NHÂN CHỨNG GIÊHÔVA: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT Nhân Chứng Giê-hô-va và những điều có thể bạn chưa biết
Từ khóa » Jw.org Là Gì
-
Nhân Chứng Giê-hô-va—Trang Web Chính Thức: | Việt
-
Nhân Chứng Giê-hô-va—Trang Web Chính Thức: | Vietnamese ...
-
Nhân Chứng Giê-hô-va – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thức Tỉnh: Phần 5, Vấn đề Thực Sự Với Là Gì - Beroean Pickets
-
Nhân Chứng Giê-hô-va – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Đức Giê-hô-va Là Ai? | Câu Hỏi Kinh Thánh - JW.ORG
-
JEHOVAH'S WITNESSES Nếu Ngày Nào đó Bạn Gặp Một Bệnh Nhân ...
-
Tra Xem Kinh Thanh Moi Ngay?
-
Phòng Nước Trời Của Nhân Chứng Giê-hô-va | 0394 380 072
-
JW Có Nghĩa Là Gì Trong Tôn Giáo? - Nhận Xét Wiki
-
Top 15 Làm Gì Khi Bị Thầy Cô Chửi Mới Nhất Năm 2022
-
CÔNG TY TNHH JW KOREA - Mã Số Thuế 0316631499
-
Phương Pháp điều Trị Nào Là Hiệu Quả Nhất? 3 Tùy Chọn Cụ Thể