Nhân Dân Tệ Khó Vượt Qua Thách Thức Bởi đô La Mỹ - Ngân Hàng

Nhân dân tệ khó vượt qua thách thức bởi đô la Mỹ DIỄM NGỌC 27/05/2022 05:00

Theo đánh giá, triển vọng trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu chính của đồng Nhân dân tệ sẽ gặp thách thức nếu Mỹ tăng cường kiềm chế.

>> Đồng Nhân dân tệ suy yếu trong bối cảnh kinh tế gián đoạn

Nhân dân tệ cũng dễ bị tổn thương

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga vì xung đột quân sự với Ukraine và tác động từ việc Mỹ tăng lãi suất, đã thúc đẩy cuộc thảo luận ở Trung Quốc về cách giảm sự phụ thuộc vào hệ thống đồng USD, cũng như thiết lập đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ mạnh, được giao dịch quốc tế.

chính sách tiền tệ của Mỹ và Trung Quốc đang có sự khác biệt. Trung Quốc vẫn đang nới lỏng để thúc đẩy nền kinh tế, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Kết quả là, lợi thế về lợi suất của Trung Quốc so với Kho bạc Mỹ đã biến mất, khiến dòng vốn chảy ra ồ ạt và đồng Nhân dân tệ suy yếu.

Chính sách tiền tệ của Mỹ và Trung Quốc đang có sự khác biệt khiến lợi thế về lợi suất của Trung Quốc so với Kho bạc Mỹ đã biến mất, dẫn đến dòng vốn chảy ra ồ ạt và đồng Nhân dân tệ suy yếu.

Với những lo ngại ngày càng tăng ở Trung Quốc về việc tiếp xúc với hệ thống đô la Mỹ, một số cố vấn chính phủ nước này đang thúc giục các nhà chức trách “đại tu” chế độ tỷ giá hối đoái và biến đồng Nhân dân tệ thành một đồng tiền neo, đặc biệt là đối với khu vực châu Á.

Phát biểu tại một Diễn đàn kinh tế vào tuần trước, ông Huang Qifan, cựu Thị trưởng thành phố Trùng Khánh nhấn mạnh, việc phát hành Nhân dân tệ gắn với đồng đô la Mỹ ở một mức độ nhất định, không phải là giải pháp lâu dài từ quan điểm về vị thế quốc tế trong tương lai và nhu cầu phát triển của Trung Quốc. Đồng Nhân dân tệ nên được gắn với GDP và tín dụng quốc gia.

“Một mỏ neo tiền tệ độc lập sẽ cung cấp cho Trung Quốc đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ và chính sách tiền tệ, cũng như việc định giá các tài sản tài chính trong nước. Vấn đề này đang trở nên cấp bách hơn trong cuộc chơi quyền lực quốc tế ngày càng phức tạp và nó cần được nghiên cứu”, ông nói.

Hơn hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, chính sách tiền tệ của Mỹ và Trung Quốc đang có sự khác biệt. Trung Quốc vẫn đang nới lỏng để thúc đẩy nền kinh tế, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Kết quả là, lợi thế về lợi suất của Trung Quốc so với Kho bạc Mỹ đã biến mất, khiến dòng vốn chảy ra ồ ạt và đồng Nhân dân tệ suy yếu.

Những bình luận trên đều phản ánh quan điểm phổ biến ở Trung Quốc, về môi trường quốc tế đang trở nên thù địch hơn. Sau khi Nga hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt vì đã tấn công Ukraine, những lo lắng đã dấy lên rằng, Trung Quốc cũng có thể bị loại khỏi hệ thống nhắn tin tài chính SWIFT và từ chối tiếp cận với đồng USD nếu quan hệ với Mỹ xấu đi.

Theo tờ South China Morning Post, Liu Shengjun, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Cải cách Tài chính Trung Quốc cho biết, các lệnh trừng phạt đối với Nga đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, nhưng Trung Quốc lại có tiếp xúc nhiều với đồng đô la Mỹ như thị trường và công nghệ, đồng nghĩa với việc có rất ít khả năng để thay đổi.

Mối đe dọa về sự tách rời tài chính của Mỹ đã buộc các nhà quản lý phải xây dựng Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc (CIPS) và tăng cường hợp tác trong việc sử dụng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số trên phạm vi quốc tế.

“Nhưng thực tế, mức độ tin cậy của đồng tiền phụ thuộc vào quy mô kinh tế, chính sách tiền tệ và sự chấp nhận của quốc tế. Đồng thời Trung Quốc phải tiếp tục phát triển nền kinh tế, xây dựng các thị trường tài chính đa dạng hơn và thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài. Như vậy, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không hiệu quả nếu nhiều quốc gia muốn chấp nhận đồng Nhân dân tệ”, ông Liu Shengjun nói.

Việc Trung Quốc luôn bám sát hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế do Mỹ lãnh đạo  bao gồm Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới, đã giúp quốc gia này trở thành nước xuất khẩu hàng đầu và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, số USD mà Trung Quốc kiếm được thông qua cỗ máy xuất khẩu khổng lồ của mình lại chảy ngược về Mỹ, hoặc được Ngân hàng Trung ương đầu tư vào các tài sản bằng USD.

Do đồng Nhân dân tệ không thể chuyển đổi hoàn toàn theo tài khoản vốn của Trung Quốc, nên Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã in Nhân dân tệ để mua tài sản ở nước ngoài thông qua quỹ lưu hành ngoại hối, một công cụ chính được sử dụng để quản lý thanh khoản trước năm 2015.

Như vậy để thấy, bất chấp các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn tài chính quốc tế. Minh chứng là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến 20 triệu nhà máy nước này mất việc làm. Đáng chú ý là sự biến động lớn trong tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ giai đoạn 2015-2017, khi FED thắt chặt chính sách và đồng Nhân dân tệ đã giảm giá trầm trọng.

>>Trung Quốc khó quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ

Khó thách thức đô la Mỹ

Một cựu cố vấn PBoC đã khuyến nghị, xung đột giữa Mỹ và Nga cho chúng ta thấy, tài sản của cả Ngân hàng Trung ương Nga và giới tài phiệt đều có thể bị tịch thu. “Chúng ta nên cân bằng tài sản và nợ nước ngoài, đồng thời hạn chế sở hữu quá nhiều tài sản bằng đô la Mỹ. Trung Quốc nên cố gắng không trở thành một chủ nợ trong điều kiện địa chính trị hiện nay ”.

Chỉ số tỷ gia CNY/USD ngày 22/5 (nguồn: European Central Bank)

Chỉ số tỷ giá CNY/USD ngày 22/5,2022 (nguồn: European Central Bank)

Trước đó, Bắc Kinh đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao tiếng nói của mình trong hệ thống tài chính quốc tế, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Khi đó, ông Zhou Xiaochuan, Nguyên Thống đốc PBoC đã kêu gọi sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán thương mại từ năm 2009. Ông cũng ủng hộ việc sử dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF - một tài sản dự trữ quốc tế để bổ sung dự trữ của các thành viên trong việc định giá các sản phẩm tài chính.

Để tiếp tục tham vọng quốc tế, Trung Quốc còn muốn biến Thượng Hải thành một trung tâm tài sản bằng đồng Nhân dân tệ, khi mới đây nhất là đẩy nhanh việc thử nghiệm đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) và biến Nhân dân tệ trở thành đồng tiền neo cho Đông Nam Á và các quốc gia theo Sáng kiến vành đai và con đường.

Đồng nhân dân tệ chiếm 2,2% thanh toán toàn cầu trong tháng 3/2022, thấp hơn nhiều so với 41,07% đối với đô la Mỹ và 35,36% đối với đồng Euro.Tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ trong rổ tiền tệ SDR của IMF đã tăng 1,36 điểm phần trăm lên 12,28 phần trăm vào cuối tuần vừa qua, mặc dù nó bị lu mờ bởi mức tăng 1,65 điểm phần trăm của đô la Mỹ, hiện chiếm 41,73% trong rổ.

Tuy vậy, mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ lại diễn ra một cách chậm chạp, gần như không đủ mạnh để thách thức đồng USD trong tương lai gần.

GS. Ronald Anderson tại ĐH Kinh tế London cho biết, mức tăng trưởng và khả năng giữ lạm phát trong tầm kiểm soát của Trung Quốc, sẽ là bước đệm để Nhân dân tệ có thể trở thành một lựa chọn hấp dẫn giúp đa dạng hóa các tài sản tài chính ở nước ngoài. Tuy nhiên, triển vọng trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu chính của đồng Nhân dân tệ sẽ gặp thách thức nếu Mỹ tăng cường kiềm chế.

“Việc leo thang thành một cuộc chiến tranh thương mại kinh tế mở giữa hai nước sẽ rất tốn kém cho Trung Quốc, cho Mỹ và cho hầu hết các đối tác thương mại của họ. Tuy nhiên, nó có thể sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của một hệ thống thương mại thế giới dựa trên hai loại tiền tệ: đô la Mỹ và Nhân dân tệ”, vị GS nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Rủi ro Nhân dân tệ giảm giá

    04:53, 08/05/2022

  • Đồng Nhân dân tệ suy yếu trong bối cảnh kinh tế gián đoạn

    04:50, 29/04/2022

  • Trung Quốc khó quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ

    04:30, 25/03/2022

  • Đồng Nhân dân tệ tăng mạnh và tác động với Việt Nam

    05:15, 06/03/2022

Từ khóa » Nhân Dân Tệ Là ở đâu