Nhân Dân Trang 14,15 Vở Bài Tập (SBT) Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
Có thể bạn quan tâm
Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Nhân dân
1. Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp rồi ghi vào chỗ trống:
(giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu
thương, chủ tiệm)
a) Công nhân: ........
b) Nông dân: ........
c) Doanh nhân: ........
d) Quân nhân: ........
e) Trí thức: ........
g) Học sinh: ........
2. Nối các thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B:
A Thành ngữ, tục ngữ | B Phẩm chất của người Việt Nam |
a) Chịu thương chịu khó | 1) Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình. |
b) Dám nghĩ dám làm | 2) Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc. |
c) Muôn người như một | 3) Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ. |
d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của) | 4) Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. |
e) Uống nước nhớ nguồn | 5) Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến. |
3. Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên (Tiếng Việt 5, tập một, trang 27) và trả lời câu hỏi:
a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ?
b) Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”), ví dụ : đồng hương (cùng quê),
đồng lòng (cùng một ý chí).
□ đồng môn | □ đồng quê | □ đồng ca | □ đồng cảm |
□ đồng chí | □ đồng ruộng | □ đồng thanh | □ đồng bằng |
□ đồng đội | □ đồng nghĩa | □ đồng hồ | □ đồng tình |
□ đồng thau | □ đồng âm | □ đồng phục | □ đồng ý |
□ đồng ngũ | □ đồng tiền | □ đồng hành | □ đồng tâm |
Trả lời :
1. Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp rồi ghi vào chỗ trống :
(giáo viên, đại úy, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, họ sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu
thương, chủ tiệm)
a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí
b) Nông dân : thợ cấy, thợ cày
c) Doanh nhản : tiểu thương, chủ tiệm
d) Quân nhân : đại úy, trung sĩ
e) Tri thức : giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
g) Học sinh : học sinh tiểu học, học sinh trung học
2. Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta ?
a - 3; b - 5; c - 4; d - 2; e - 1
3. Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên (sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 27)
a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ? Người Việt Nam gọi nhau là đồng bào vì đều được sinh ra từ bọc trăm
trứng của mẹ Âu Cơ.
b) Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”), ví dụ đồng hương (cùng quê), đồng lòng (cùng một ý chí).
✓ đồng môn | ✓ đồng quê | ✓ đồng ca | ✓ đồng cảm |
✓ đồng chí | □ đồng ruộng | ✓ đồng thanh | □ đồng bằng |
✓ đồng đội | ✓ đồng nghĩa | □ đồng hồ | ✓ đồng tình |
□ đồng thau | ✓ đồng âm | ✓ đồng phục | ✓ đồng ý |
✓ đồng ngũ | □ đồng tiền | ✓ đồng hành | ✓ đồng tâm |
c) Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được :
- Ba tôi và ba Nam là đồng đội cũ của nhau.
- Chị tôi hát rất hay nên được chọn vào đội đồng ca của trường.
Sachbaitap.com
Từ khóa » Câu Hỏi Số 5 Tập 14
-
Phim Truyện: Câu Hỏi Số 5 - Tập 14 - Video đã Phát Trên | VTV.VN
-
Tag Cau Hoi So 5 Tap 14 Ngay 24/9 - Emdep
-
Top 15 Phim Cau Hoi So 5 Tap 11 - Interconex
-
Câu Hỏi Số 5 Tập 16
-
Kho Video - VTV Go
-
Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Bài 98 Luyện Tập Diện Tích Hình Tròn
-
Giải Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 5 Bài 14 Thu – đông Năm 1947, Việt Bắc ...
-
Câu Hỏi Số 5 Tập 12
-
Vua Tiếng Việt - Wikipedia
-
Tập Làm Văn: Luyện Tập Tả Cảnh Trang 14 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
-
Nữ Luật Sư Kỳ Lạ Woo Young Woo Tập 14: Kang Tae Oh Bật Khóc Khi ...
-
Phim Đấu Phá Thương Khung Phần 5 Tập 14 - Hàng Hiệu Giá Tốt