Nhận Diện Các Loại Quan điểm Sai Trái, Thù địch Hiện Nay

Nhận diện các loại quan điểm sai trái, thù địch hiện nay

Trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch thì việc nhận diện các loại quan điểm sai trái, thù địch đặc biệt quan trọng. Bài viết chỉ rõ 6 loại quan điểm sai trái, thù địch hiện nay: 1) Loại tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta với biểu hiện rất đa dạng; 2) Loại chống phá sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 3) Loại xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng; 4) Loại bôi nhọ cá nhân các lãnh tụ, lãnh đạo của Đảng; 5) Loại lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc bản chất Đảng; 6) Loại ca ngợi chủ nghĩa tư bản với những giá trị khác nhau của nó

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo càng đi vào chiều sâu càng đạt được những thành tựu rất đỗi tự hào thì càng nảy sinh những vấn đề mới đặt ra phải giải quyết. Đó cũng là lẽ thường tình, bởi thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, luôn làm nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi con người phải giải quyết. Chính thực tiễn đổi mới cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mới trên tất cả các lĩnh vực đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải kịp thời giải quyết. Hơn nữa, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tác động của biến đổi khí hậu; thực tiễn chính trị thế giới thay đổi nhanh, khó lường; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, v.v. đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Trong tình hình ấy, lực lượng thù địch lợi dụng những khó khăn, yếu kém của ta tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước ta. Trong bối cảnh mới, các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay rất đa dạng, phong phú, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa trực diện, vừa ẩn mình chống phá Đảng, Nhà nước ta, nhưng có thể đưa về 6 loại chủ yếu nổi lên như sau:

1. Những quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta với biểu hiện rất đa dạng

Quan điểm cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là đúng đắn nhưng chỉ đúng đắn trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (động cơ hơi nước), nền sản xuất dựa trên máy móc cơ khí. Còn hiện nay, nhân loại đã chuyển mình sang Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế tri thức, kinh tế số, toàn cầu hóa, tin học hóa, dữ liệu lớn (Big data). Hay nói như một số nhà lý luận phương Tây là thời đại “hậu công nghiệp”, kinh tế - xã hội có rất nhiều đổi thay, vì vậy hiện nay chủ nghĩa Mác - Lênin không còn phù hợp nữa. Trong thời đại ngày nay, trong nền sản xuất hiện đại đã sử dụng nhiều robot - người máy, tự động hóa, người công nhân được tuyển dụng và sử dụng rất ít, cho nên học thuyết giá trị thặng dư của Mác, học thuyết về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân... không còn phù hợp nữa. Trong điều kiện hiện đại thì nhà tư bản không còn bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân lao động nữa. Giai cấp công nhân không còn vai trò trong nền sản xuất hiện đại mà chính tầng lớp trí thức mới là người quyết định vận mệnh tương lai của nhân loại. Những quan điểm cho rằng thế giới đã có sự thay đổi “quyền lực”. Chẳng hạn, Alvin Toffler cho rằng “quyền lực” trong quá trình vận động và phát triển của chính bản thân nó đã trải qua các hình thức phát triển: Đi từ “bạo lực quyền, đến của cải quyền, rồi đến tri thức quyền” hay có người gọi là “trí quyền”. Nghĩa là thuở hoang sơ, phải dùng sức mạnh bạo lực mới có quyền lực như thông qua xâm lược, ăn cướp,...; sau đó kẻ nào có tiền là có quyền lực và đến hiện nay, ai có trí tuệ, có tri thức là có quyền lực (trí quyền). Nếu thoáng qua chúng ta thấy có vẻ hợp lý, bởi lẽ trong một xã hội chưa hoàn thiện, còn dựa trên sở hữu tư nhân thì kẻ nào có tiền thì kẻ đó có quyền lực. Nhưng thực chất ở đây, Alvin Toffler muốn khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã thay đổi, không còn xâm lược hay bạo lực nữa, có tiền cũng không có quyền lực nữa, giai cấp công nhân không còn vai trò sứ mệnh lịch sử giải phóng lao động nữa mà tầng lớp trí thức mới đóng vai trò này trong xã hội hiện đại. Nếu tách quyền lực ra khỏi sản xuất vật chất, ra khỏi kinh tế thì quyền lực không còn cơ sở để tồn tại nữa. Xét về bản chất, quyền lực vẫn do kinh tế quyết định. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen khi phê phán Đuyrinh vì không hiểu bạo lực đã viết “vậy một lần nữa, bạo lực lại do tình hình kinh tế quyết định, tình hình kinh tế cung cấp cho bạo lực những phương tiện để tạo ra và duy trì những công cụ bạo lực”1. Đồng thời, Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng “bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, những điều kiện kinh tế và tài nguyên kinh tế đều là những cái đã giúp cho “bạo lực” chiến thắng, nếu không có những điều kiện và tài nguyên đó thì bạo lực không còn là bạo lực nữa”2. Điều này hoàn toàn phù hợp, tương thích với quyền lực. Do vậy, nếu có tri thức nhưng không có điều kiện kinh tế, điều kiện vật chất để chuyển hóa những tri thức ấy thành của cải vật chất thì tri thức ấy cũng không có vai trò gì. Cho nên cách tiếp cận của Alvin Toffler chỉ là một cách xa rời khôn khéo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin mà thôi.

Quan điểm khác cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin do C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập, được V.I.Lênin phát triển là sản phẩm của sự phát triển kinh tế, văn hóa của châu Âu là chủ yếu. Mà đó lại là châu Âu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Do vậy, đối với châu Âu hiện nay thì nó không còn phù hợp. Đối với châu Á thì càng không phù hợp. Bởi lẽ, châu Á có sự phát triển kinh tế khác, có trình độ văn hóa, cùng phong tục, tập quán khác châu Âu. Do vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin không phù hợp với Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Triều Tiên,... Tư tưởng Hồ Chí Minh lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cơ sở, do vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng không thể và không nên vận dụng vào Việt Nam. Vì vậy, không nên lấy học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho dân tộc Việt Nam. Đúng là các châu lục khác nhau có những đặc thù khác nhau trong quá trình vận động, phát triển. Nhưng như thế không có nghĩa mỗi châu lục phải có nền toán học, vật lý, hóa học, hay khoa học nói chung riêng biệt. Tại sao các dân tộc khác nhau ở những châu lục khác nhau họ có thể hiểu được các tác phẩm văn học, nghệ thuật, những tác phẩm điện ảnh v.v. của nhau được? Họ hiểu được những điều này là bởi lẽ, mặc dù giữa các dân tộc có sự khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý nhưng họ đều dựa trên những tri thức khách quan, những quy luật khách quan được phản ánh trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh đó. Chính những tri thức khách quan, chính cái quy luật khách quan hay nói khác đi chính cái biện chứng khách quan đã quy định cái biện chứng chủ quan trong đầu óc họ. Các tri thức khách quan, các quy luật khách quan không phụ thuộc vào ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán, chỉ phụ thuộc vào nội dung khách quan mà nó phản ánh. Các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán... chỉ làm cho các tri thức khách quan, các quy luật khách quan được phát hiện, trình bày mang thêm sắc thái chủ quan khác nhau mà thôi chứ nội dung khách quan mà chúng phản ánh vẫn là một, là không đổi. Đúng như V.I.Lênin đã viết “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”3. Chủ nghĩa Mác - Lênin mặc dù ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX, nhưng luôn được bổ sung, phát triển và dù được trình bày bằng ngôn ngữ nào thì nó vẫn phản ánh đúng quy luật vận động khách quan của lịch sử loài người, trong đó có quy luật: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”4. Chính vì vậy, giai cấp tư sản không thích thú gì với học thuyết khoa học chỉ ra rằng chính họ - chính giai cấp tư sản - sẽ bị sụp đổ cả. Vì vậy, việc họ quyết liệt chống đối, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin và những chủ thuyết dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin là điều không khó hiểu.

Có quan điểm đồng nhất sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung, sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội nói riêng. Từ đây, họ ca ngợi mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ. Cho rằng chính chủ nghĩa xã hội dân chủ là mô hình phát triển phù hợp với thế giới đương đại, vừa tích hợp được những mặt mạnh của chủ nghĩa tư bản với mặt mạnh của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, có một số ý kiến cho rằng những nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, mặc dù có những bất cập nhất định nhưng tốc độ phát triển kinh tế nhanh, những vấn đề xã hội, môi trường thường được giải quyết tốt hơn các nước đi theo chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, các nước đi theo chủ nghĩa xã hội thường xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, độc đoán. Chính tình trạng tham nhũng, quan liêu, độc đoán đã cản trở xã hội phát triển lành mạnh. Họ thường đồng nhất những yếu kém, hạn chế của chủ nghĩa xã hội hiện thực, hay những sai lầm, hạn chế của một số đảng cộng sản để minh chứng cho sự không đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.

Những loại ý kiến này đều sai lầm ở một điểm là đồng nhất một mô hình chủ nghĩa xã hội sai lầm với chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội nói chung. Họ cố tình làm ngơ trước những thành tựu của chủ nghĩa xã hội cải cách, mở cửa, đổi mới ở Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên. Họ đồng nhất hiện trạng tham nhũng, quan liêu, độc đoán với chủ nghĩa xã hội. Chúng ta không phủ định những hạn chế biểu hiện ở tình hình tham nhũng, quan liêu, độc đoán ở một số nước xã hội chủ nghĩa, nhưng hiện trạng này cũng tồn tại ở các nước tư bản phát triển, ở các nước không đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dường như hiện trạng này tồn tại khá phổ biến trên thế giới, không loại trừ quốc gia nào. Nó là căn bệnh của bộ máy quan liêu mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm làm trong sạch.

2. Quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Biểu hiện của loại này cũng đa dạng như cho rằng sự ra đời của Đảng là sai lầm; đòi đa nguyên chính trị; cho kinh tế thị trường không thể đi cùng định hướng xã hội chủ nghĩa; lôi kéo theo Mỹ “bài” Trung Quốc; cho rằng sự lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản là ngược, là trái với quy luật tự nhiên; không nên đi lên chủ nghĩa xã hội, v.v.. Những người có quan điểm này thường là những người có lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình liên quan đến chế độ cũ, bởi lẽ sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội sẽ làm cho bản thân họ, gia đình họ mất đi những lợi ích to lớn. Đứng trước lợi ích gia đình và lợi ích Tổ quốc họ đã sẵn sàng hy sinh lợi ích Tổ quốc, dân tộc. Những người có quan điểm này là những người đã từng phục vụ cho lợi ích của thực dân, đế quốc ngoại bang. Chính họ đã bán rẻ lợi ích dân tộc từ lâu rồi. Bởi lẽ, một công dân bình thường của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào cũng sẽ luôn muốn bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không muốn làm nô lệ cho ngoại bang, cho dân tộc khác. Nhưng những người này lại sẵn sàng làm tay sai, nô lệ cho ngoại bang. Vì vậy, chính họ đã xúc phạm đến sự hy sinh của hàng nghìn, hàng vạn các anh hùng liệt sỹ, thương binh - những người đã hy sinh tính mạng, một phần thân thể của mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có những sai lầm nhất định, bởi Đảng ta không phải là thánh, nhưng Đảng luôn nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữa sai lầm và kiên quyết sửa chữa. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, vị thế thực sự của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế, sự nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân... đã nói lên tất cả.

3. Quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng

Loại quan điểm này thường xuyên xuyên tạc lịch sử cách mạng, ví như cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và Nhân dân ta là sai lầm, gây đổ máu; đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì đã không phải thực hiện hai cuộc chiến tranh; phủ nhận những thành quả cách mạng của Đảng và Nhân dân ta đã giành được. Hiện nay, những kẻ chống lại lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng Việt Nam bất chấp mọi hành động đê tiện, hèn mạt như xuyên tạc, vu khống, lừa dối, chửi bới, tìm mọi cách và bằng mọi thủ đoạn nhằm đổi trắng thay đen, “thay đổi lịch sử dân tộc”, bôi nhọ, xuyên tạc, gây nghi ngờ không rõ về lịch sử của Đảng, của dân tộc, lịch sử cách mạng của chúng ta. Một số ý kiến chống đối khó nhận ra, họ bằng cách đánh tráo vấn đề, đánh tráo tên gọi để cố ý đồng nhất chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc với chiến tranh ăn cướp, xâm lược phi nghĩa của thực dân, đế quốc. Nhân danh nhân đạo, nhân ái để làm lu mờ ranh giới lịch sử thân nhân của những người đã từng tích cực tham gia phục vụ chế độ đế quốc, thực dân cũ. Chúng ta nhân đạo, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai nhưng chúng ta không quên quá khứ hy sinh, mất mát của hàng triệu người vì nền độc lập của dân tộc. Chúng ta phân biệt rõ ranh giới lịch sử thân nhân các cá nhân không phải để trả thù mà để rút ra bài học kinh nghiệm, để biết người, biết ta, để biết rõ bạn - thù.

4. Quan điểm sai trái, thù địch tấn công vào cá nhân các đồng chí lãnh đạo, các lãnh tụ của Đảng

Loại quan điểm này đã xuyên tạc, bôi đen lý lịch, đời tư của một số đồng chí lão thành cách mạng; đổi trắng thay đen, tung hỏa mù gây nghi ngờ trong dư luận về phẩm chất đạo đức, năng lực và lý lịch gia đình; gây chia rẽ nội bộ trong Đảng. Đặc biệt, loại quan điểm này hay tung hỏa mù làm cho thế hệ trẻ ít hiểu biết và đông đảo quần chúng nhân dân không có thông tin, hiền lành, chất phác dễ tin và dễ bị lừa bởi thông tin mập mờ không rõ. Mục đích của loại quan điểm này là gây nghi ngờ trong Nhân dân về uy tín của cá nhân các đồng chí lãnh đạo. Từ hạ thấp uy tín cá nhân một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để hạ uy tín của Đảng. Loại quan điểm này thường lợi dụng công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội tung tin giả, làm nhiễu thông tin. Do vậy, chúng ta phải rất thận trọng khi tham gia các trang mạng xã hội. Không vội hùa theo những thông tin trên mạng xã hội khi chưa được kiểm chứng, xác thực.

5. Lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc bản chất Đảng

Loại quan điểm này luôn luôn lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng ta; lợi dụng những khó khăn, hạn chế của chúng ta, hay lợi dụng tình trạng có một số đảng viên có chức quyền tham nhũng, quan liêu để qua đó nói xấu, xuyên tạc bản chất của Đảng, cho Đảng ta là quan liêu, tham nhũng, xa dân, không vì lợi ích của Nhân dân; gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng sự sụp đổ, khó khăn của chủ nghĩa xã hội để phủ định con đường lên chủ nghĩa xã hội. Những kẻ xấu thậm chí còn dùng thuật ngữ Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dùng “lời lẽ” của Đảng, Nhà nước ta để chống lại chính hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối, chính sách của chúng ta thông qua việc chống tiêu cực. Vì khi làm như vậy chúng mới “lừa” được những quần chúng nhân dân chất phác, ngây thơ, những người ít am hiểu lý luận và thực tiễn. Cũng có những ý kiến thuộc dạng này khi lợi dụng việc phát biểu của cá nhân đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý nào đó chưa chặt chẽ chúng cắt, ghép, trích dẫn không đầy đủ tung lên mạng xã hội với dụng ý hạ bệ uy tín cá nhân các đồng chí lãnh đạo. Qua đó muốn hạ uy tín của Đảng ta.

6. Ca ngợi chủ nghĩa tư bản với những giá trị khác nhau của nó

Loại quan điểm này lấy chủ nghĩa tư bản làm mục đích tối thượng, ca ngợi các nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; ca ngợi tự do kiểu phương Tây; ca ngợi dân chủ phương Tây; ca ngợi mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ; ca ngợi những giá trị của phương Tây; ca ngợi văn hóa thực dụng phương Tây; tuyên truyền cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ngoại lai vào nước ta; phủ nhận những giá trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực; thông tin sai lệch, không đúng về thực tế Cuba, Vênêxuêla, các nước xã hội chủ nghĩa khác, phủ định những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực, ca ngợi con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc phi xã hội chủ nghĩa... Qua đó, gián tiếp phủ định chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Từ những nhận diện trên, có thể thấy, các quan điểm sai trái, thù địch rất tinh vi, đa dạng, phong phú. Các loại ý kiến này có liên hệ với nhau và cùng mục tiêu chung là chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Muốn đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch này một cách hiệu quả cần kiên trì, bình tĩnh và phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Với từng loại quan điểm sai trái, thù địch chúng ta phải có đối sách riêng, phù hợp. Trong cuộc đấu tranh này, dù thuộc loại quan điểm sai trái, thù địch nào trong 6 nhóm biểu hiện trên cũng cần quán triệt tốt một số nguyên tắc cơ bản:

Một là, đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam để đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch.

Hai là, phân biệt rõ quan điểm thù địch, quan điểm sai trái và xem xét xem chúng thuộc loại nào, trên cơ sở đó có các phương pháp đấu tranh, phê phán cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Đối với các quan điểm thù địch, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống lại, bác bỏ toàn diện, triệt để trên nhiều phương diện lý luận, pháp lý, lịch sử, khoa học, thực tiễn. Phân biệt những quan điểm sai trái do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ với những quan điểm sai trái do cố ý, cố tình để có phương thức đấu tranh phù hợp.

Ba là, vận dụng uyển chuyển nguyên tắc khách quan trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch.

Bốn là, quán triệt nguyên tắc dân chủ trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch.

Các nguyên tắc cơ bản trên phải được quán triệt, thực hiện một cách triệt để, đồng bộ. Cùng với quán triệt tốt các nguyên tắc trên thì biện pháp quan trọng nhất là phải phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; ổn định chính trị, xã hội, an ninh, an toàn, trật tự. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu trong cuộc sống và trong công việc. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh. Có như vậy thì việc nhận diện và đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch mới hiệu quả, thiết thực.

--------------------------------------

Bài đăng trên Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị số 10 (59) - 2019

1, 2. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 235, 242.

3. V.I.Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr. 223-224.

4. C.Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, t.4, tr. 613.

Tác giả: GS, TS. Trần Văn Phòng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện chính trị khu vực II (hcma2.hcma.vn)

Đăng bởi: T.C.L (K5)

Tin khác

Tăng cường đấu tranh phòng chống âm mưu “gây nhiễu thông tin”, “nắn dòng dư luận” của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tăng cường đấu tranh phòng chống âm mưu “gây nhiễu thông tin”, “nắn dòng dư luận” của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam(16/12/2020)

Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước. Trước những sự kiện này, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá nhằm phá hoại Đại hội

Nhận diện vấn đề suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ đến “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam hiện nay

Nhận diện vấn đề suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ đến “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam hiện nay(13/12/2020)

Hiện nay các thế lực thù địch triệt để lợi dụng tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đến “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” để thực hiện “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, do vậy, cần nhận diện rõ vấn đề này

Việt Nam bỏ rơi công dân ở nước ngoài' - luận điệu vô lý trắng trợn

Việt Nam bỏ rơi công dân ở nước ngoài' - luận điệu vô lý trắng trợn (11/12/2020)

'Việt Nam bỏ rơi công dân ở nước ngoài' - luận điệu vô lý trắng trợn | Đối diện

Lợi dụng câu chuyện 'từ thiện' gây chia rẽ người dân với chính quyền

Lợi dụng câu chuyện 'từ thiện' gây chia rẽ người dân với chính quyền(11/12/2020)

đối diện tháng 11 với chủ đề "Lợi dụng câu chuyện 'từ thiện' gây chia rẽ người dân với chính quyền"

Ngăn chặn luận điệu xuyên tạc về đất nước

Ngăn chặn luận điệu xuyên tạc về đất nước(11/12/2020)

Trước muôn vàn khó khăn như lũ lụt, dịch COVID-19, cả hệ thống chính trị và nhân dân đã nỗ lực, đồng lòng để ứng phó và giải quyết hậu quả nặng nề của thiên tai, dịch bệnh. Thế nhưng, lại xuất hiện những luận điệu xuyên tạc, chia rẽ tình đoàn kết quâ

Công an nhân dân nêu gương “vì dân mà phục vụ, dựa vào nhân dân mà làm việc”

Công an nhân dân nêu gương “vì dân mà phục vụ, dựa vào nhân dân mà làm việc”(11/12/2020)

75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, CAND Việt Nam luôn xứng đáng là “thanh bảo kiếm của Đảng”, là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Những thủ đoạn gây bất ổn xã hội

Những thủ đoạn gây bất ổn xã hội(11/12/2020)

Nhận diện những thủ đoạn gây bất ổn xã hội

Làm gì để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay

Làm gì để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay(11/12/2020)

Trong thời gian qua, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, ngày càng nguy hiểm. Vậy, cần làm gì để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Chiêu thức chống phá mới của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

Chiêu thức chống phá mới của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa(11/12/2020)

Thời gian qua các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và hoạt động này được chúng tăng cường thực hiện với nhiều thủ đoạn chống phá mới

Nhận diện thủ đoạn chống phá lực lượng CAND thời gian gần đây

Nhận diện thủ đoạn chống phá lực lượng CAND thời gian gần đây(09/12/2020)

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá lực lượng Công an nhân dân bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Do vậy, cần nhận diện thủ đoạn, hoạt động mà các đối tượng đã sử dụng

Từ khóa » Giải Pháp đấu Tranh Chống Các Quan điểm Sai Trái