Nhận Diện Mối Nguy Và đánh Giá Rủi Ro Theo Tiêu Chuẩn ISO ...

Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 45001:2016 (Phần II)

17:59 - 11/07/2016 | 46777 lượt xem

Chia sẻ Tiêu chuẩn BS OHSAS 18001:2007 của Anh Quốc cung cấp các yêu cầu về an toàn sức khỏe nghề nghiệp bao gồm việc phù hợp với luật pháp áp dụng cho hoạt động của đơn vị và các mối nguy đã được đơn vị xác nhận. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các đơn vị muốn loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho con người. OHSAS 18001 sẽ được thay thế bởi 1 tiêu chuẩn mang tính toàn cầu bởi tổ chức ISO đó là ISO 45001:2016 và tên gọi của cả 2 tiêu chuẩn trên là: tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 45001:2016 (Phần II)

Ảnh minh họa

Bài trước: Phần I. Nhận diện mối nguy Phần II: Đánh giá rủi ro Mọi công việc đều tiềm ẩn những rủi ro trong đó. Muốn công việc tiến hành một cách hiệu quả và an toàn, phải đánh giá rủi ro cho chính công việc đó. Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện, phải chỉ ra cụ thể những rủi ro có thể gặp; xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường. 1. Phân loại rủi ro Dựa vào các rủi ro, chúng ta phân tích, đo lường (xác định) và xếp loại thành 3 hạng như sau: - Rủi ro mức cao - Rủi ro mức trung bình - Rủi ro mức thấp 2. Thời điểm đánh giá rủi ro Trước khi làm việc đều có thể tiến hành đánh giá rủi ro cho hành động, công việc chuẩn bị tiến hành. Ví dụ, chúng ta chuẩn bị di chuyển một cốc nước từ bàn này qua bàn kia. - Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình vận chuyển? - Ly nước có nóng không? - Tay cầm có sắc cạnh không? - Ly nước có quá đầy để di chuyển hay không? - Có vật gì vướng trong quá trình di chuyển hay không?… 3. Người đánh giá rủi ro Người tham gia quá trình đánh giá rủi ro phải nắm được nguyên tắc và trình tự đánh giá. Người tham gia đánh giá rủi ro phải có kinh nghiệm trong công việc mà mình sẽ tham gia đánh giá. Một bảng đánh giá rủi ro không thể hoàn hảo khi được chuẩn bị bằng 01 hoặc 02 người. Ít nhất nên có từ 03 đến 05 thành viên tham gia vào nhóm đánh giá rủi ro. Nhóm này cần có các kiến thứ về tổ chức công việc, cơ khí, điện, hóa chất, y tế… 4. Các bước đánh giá rủi ro Chia công việc thành từng bước tiến hành. Phải chia nhỏ công việc sẽ tiến hành thành những bước thực hiện nhỏ hơn, theo trình tự trước sau. Các bước chia không nên quá chi tiết mà bỏ qua những bước chính, những bước cần thiết hoặc các hành động phát sinh.Các bước tiến hành thực sự rành rọt và liên quan cụ thể trực tiếp tới từng diễn biến cũng như mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra khi tiến hành công việc. Nhận diện những mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro + Mối nguy: Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm. Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu. Thông thường các vật dụng, đồ dùng, dụng cụ, máy móc..vv chúng đều là những mối nguy hiểm. + Phân loại mối nguy: Để tiện phân tích, người ta chia mối nguy thành ba loại - mối nguy vật chất, mối nguy đạo đức và mối nguy tinh thần. a. Mối nguy vật chất: Tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mất mát. Tình trạng đường sá ở Việt Nam ta là ví dụ sống động về mối nguy vật chất. Một số nơi đèn đường không đủ sáng, có ổ gà, việc phân luồng phân tuyến cho xe chạy không hợp lý là những mối nguy làm cho tai nạn xảy ra thường xuyên hơn. b. Mối nguy đạo đức: Sự không trung thực của một cá nhân nào đó làm tăng khả năng xảy ra mất mát. Ví dụ có người mua bảo hiểm cho căn nhà của mình rồi gây hỏa hoạn để lấy tiền bồi thường, hay một người biết mình bị ung thư nhưng vẫn khai là sức khỏe của mình tốt để mua bảo hiểm và được bồi thường. c. Mối nguy tinh thần: Sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát vì người này chủ quan cho rằng mình đã mua bảo hiểm. Ví dụ, một người cứ nghĩ mình đã có bảo hiểm nên cứ phóng xe ào ào giữa phố xá đông người mặc dù thỉnh thoảng trong người có hơi men. + Mức độ nguy hiểm: Nếu so sánh giữa một chiếc xe máy chạy trên đường với vận tốc 50km một giờ và một chiếc ô tô cùng vận tốc thì rõ ràng chiếc ô tô gây ra một mức độ nguy hiểm cao hơn chiếc xe máy. Hoặc so sánh cùng một chiếc ô tô ở 2 vận tốc khác nhau thì ta thấy chiếc xe nào chạy nhanh hơn sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn. Mặt khác nếu một chiếc xe chở nhiều người gây ra tai nạn thì mức độ thiệt hại sẽ cao hơn so với chiếc xe đó gây tai nạn khi chỉ chở ít người. Mức độ nguy hiểm chính là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn nào đó. + Tần suất nguy hiểm: Khi tôi đi qua một đoạn đường vắng thì chắc chắn tôi sẽ an toàn hơn đi qua một đoạn đường đầy xe lưu thông. Lượng xe càng nhiều thì khả năng va chạm của tôi càng cao. Cũng như thế nếu như tôi làm việc gì đó nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định, khả năng gặp nguy hiểm sẽ tăng lên. Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó. + Rủi ro: Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có thể xảy ra. Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất có thể xảy ra Theo nhiều nhà phân tích, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra.Với khái niệm về rủi ro này, nếu xác suất mất mát là 0 hoặc 1, thì không có rủi ro. Ví dụ, nếu một người nhảy từ tòa nhà cao 30 tầng xuống mặt đất thì cầm chắc cái chết. Mặc dù có chuyện mất mát về nhân mạng nhưng đây không phải là rủi ro vì hậu quả đã thấy trước. Tuy nhiên, nếu một cascadeur nhảy từ lầu cao xuống đất bằng dù thì người này có thể chết hay không chết. Trong trường hợp này có sự không chắc chắn về hậu quả, tức là có rủi ro trong hành động của người diễn viên đóng thế này. Nói đến rủi ro không thể bỏ qua khái niệm về xác suất hay là khả năng xảy ra mất mát. Xác suất khách quan - còn gọi là xác suất tiên nghiệm được xác định bằng phương pháp diễn dịch. Ví dụ như đồng tiền sấp hay ngửa thì xác suất của nó là 50%. Tuy nhiên, xác suất khách quan có lúc không thể xác định bằng tư duy logic. Chẳng hạn như không thể suy diễn rằng xác suất của một người đàn ông lái xe hơi có gây tai nạn hay không trong năm tới là 50% bởi còn nhiều yếu tố liên quan khác như độ tuổi, xe cũ hay mới... Tuy nhiên, bằng cách phân tích kỹ lưỡng những trường hợp tai nạn xe hơi trước đây, người ta có thể ước tính xác suất tai nạn theo lối suy luận quy nạp. Ngoài xác suất khách quan, có thể kể thêm xác suất chủ quan là ước tính của từng cá nhân đối với khả năng xảy ra mất mát.Ví dụ như nếu có 01 triệu vé số bán ra chỉ có 01 người trúng thì xác suất khách quan là một phần triệu. Mặc dù vậy vẫn có nhiều người mua nhiều vé số vì xác suất chủ quan của họ cao hơn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xác suất chủ quan như tuổi, giới tính, trình độ học vấn và cả óc mê tín dị đoan... Để hiểu thêm về rủi ro cần phân biệt sự khác nhau giữa hiểm họa và mối nguy. Hiểm họa được hiểu như là nguyên nhân dẫn đến mất mát. Ví dụ một ngôi nhà bị cháy thì hỏa hoạn là hiểm họa đã gây ra thiệt hại đối với ngôi nhà; hai xe hơi đụng nhau thì việc đụng xe là hiểm họa làm cho xe bị hư hỏng. Trong khi đó, mối nguy được xem là tác nhân làm tăng khả năng xảy ra mất mát.Nếu như hỏa hoạn được xem là hiểm họa thì dầu lửa trong khu vực hỏa hoạn được xem là mối nguy. Những câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá rủi ro: Một quy tắc rất chung là xác định các thông tin: Ai? Làm gì ? Ở đâu ? Khi nào? và Làm như thế nào ? - Có thực sự cần thiết tiến hành công việc này hay không? - Công việc này đã từng được thực hiện hay chưa? - Có cách nào khác thực hiện công việc này hay không? - Ai tham gia làm việc này? - Có yêu cầu đặc biệt gì về thể chất, điều kiện sức khỏe cho người tiến hành công việc không? - Dụng cụ và thiết bị nào sẽ liên quan tới quá trình thực hiện? - Khi nào bắt đầu công việc, và khi nào kết thúc công việc? - Điều kiện thời gian và thời tiết có ảnh hưởng gì đến quá trình thực hiện hay không? - Có công việc nào cùng thực hiện tại địa điểm đó? - Yêu cầu kỹ thuật nào cho công việc này? - Các cách liên lạc cũng như trao đổi thông tin? - Điều gì sẽ xảy ra nếu thay đổi tiến trình công việc? - Những mối nguy hiểm nào đang hiện hữu tại khu vực sẽ tiến hành công việc? - Những mối nguy hiểm nào có thể xảy ra khi công việc đang tiến hành? - Những mối nguy hiểm tiềm ẩn nào có thể xuất hiện khi bị tác động bởi những hành vi có thể liên quan? - Mức độ tác động của các mối nguy hiểm tới công việc, người thực hiện công việc và môi trường làm việc? - Làm thế nào để cách ly những mối nguy hiểm đã được nhận diện? - Làm thế nào để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người thực hiện cũng như môi trường làm việc? - Trách nhiệm thực thi thuộc về ai? - Trang bị bảo hộ cá nhân nào? Cụ thể và chi tiết yêu cầu kỹ thuật. Bảng đánh giá rủi ro Bảng đánh giá rủi ro phải được ghi lại một cách rõ ràng, nếu cần sẽ phải dịch ra ngôn ngữ mà người tham gia làm việc hiểu được. Bảng đánh giá rủi ro phải ghi rõ cho từng công việc, thời gian cũng như địa điểm thực hiện. Bảng đánh giá rủi ro cần ghi rõ những nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm ẩn có thể tác động tới quá trình tiến hành công việc. Những tác động đó gây ra ở mức độ nào, những ai sẽ bị ảnh hưởng… Bảng đánh giá rủi ro cũng cần nêu rõ tên những người đã tham gia quá trình đánh giá cũng như người có thẩm quyền phê duyệt… Bảng 1. Tính nghiêm trọng của mối nguy Bảng 2. Xác suất xảy ra của mối nguy Ma trận rủi ro Bảng 3. Ma trận rủi ro Bảng 4. Quy định mức độ rủi ro Bảng đánh giá rủi ro (Hết phần II)

Trường Thắng - Tuấn Long (Tổng hợp)

17:59 - 11/07/2016 | 46777 lượt xem

Chia sẻ

Tin tức khác

  • Công ty Điện lực Bình Định: Nghiệm thu đưa vào sử dụng chức năng FLISR trên lưới điện 22kV TP Quy Nhơn

    29/11/2024 97 lượt xem

  • Tích cực nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý, vận hành lưới điện

    24/11/2024 174 lượt xem

  • CPCIT nghiên cứu triển khai công nghệ Low-Code, giải pháp phát triển ứng dụng nhanh chóng

    21/11/2024 458 lượt xem

  • PC Thừa Thiên Huế xây dựng công cụ quản lý và tự động xử lý mất kết nối SCADA thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

    20/11/2024 218 lượt xem

  • PC Đà Nẵng: 4 công trình khoa học công nghệ tham gia đánh giá tại Hội đồng cấp thành phố Đà Nẵng cho Giải thưởng VIFOTEC

    17/11/2024 220 lượt xem

  • PC Đắk Nông: Nâng cao khả năng vận hành TBA 110kV, ngăn ngừa sự cố lưới điện

    14/11/2024 149 lượt xem

  • CPCETC: Hội thảo về thiết bị chẩn đoán phóng điện cục bộ PD và EMI loại SPARK P3 tích hợp tính năng AI

    06/11/2024 234 lượt xem

  • Khoảng cách ly (Separation Distance)

    06/11/2024 252 lượt xem

  • PC Đà Nẵng: Phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng, cung cấp điện đồng bộ, hiện đại

    01/11/2024 165 lượt xem

  • CPCETC: Nâng cao hiệu quả nhờ chuyển đổi số

    01/11/2024 262 lượt xem

TIN BÀI ĐỌC NHIỀU

CPCETC: Bước tiến chiến lược trong phát triển lưới điện thông minh

CPCETC: Bước tiến chiến lược trong phát triển lưới điện...

17:00 - 07/11/2024 | 2725 lượt xem

  • Công ty Điện lực Quảng Trị thông báo tuyển dụng lao động năm 2024

    Công ty Điện lực Quảng Trị thông báo...

    14:56 - 29/10/2024 | 1858 lượt xem

  • Công đoàn EVNCPC tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” giai đoạn 2019-2024, biểu dương cán bộ nữ công tiêu biểu

    Công đoàn EVNCPC tổng kết phong trào thi...

    14:22 - 25/10/2024 | 1836 lượt xem

  • Công đoàn PC Khánh Hòa: Xây dựng niềm tin vững chắc cho đoàn viên Công đoàn, người lao động

    Công đoàn PC Khánh Hòa: Xây dựng niềm...

    10:20 - 24/10/2024 | 1584 lượt xem

  • Triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Điện lực miền Trung

    Triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại...

    06:57 - 30/11/2024 | 1568 lượt xem

Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Doanh nghiệp: Tổng công ty Điện lực miền Trung

Địa chỉ: 78A - Duy Tân - Phường Hòa Thuận Đông - Quận Hải Châu - Tp Đà Nẵng

Điện thoại: 84-236-2221028, Fax: 84-236-3625071

Email: truyenthong@cpc.vn Info@cpc.vn

Giấy phép số: 661/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 31/7/2019.

Trưởng Ban biên tập: Ngô Tấn Cư

Chịu trách nhiệm nội dung: Hoàng Ngọc Thạch

Đang truy cập: 516

Lượt truy cập: 5144622

ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Công ty Điện lực Quảng Bình (0232) Công ty Điện lực Quảng Trị (0233) Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (0234) Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (0236) Công ty Điện lực Quảng Nam (0235) Công ty Điện lực Quảng Ngãi (055) Công ty Điện lực Phú Yên (057) Công ty Điện lực Bình Định (056) Công ty Điện lực Đăk Lăk (0500) Công ty Điện lực Gia Lai (059) Công ty Điện lực Kon Tum (060) Công ty Điện lực Đăk Nông (0501) Công ty Công nghệ thông tin điện lực miền Trung (0236) Công ty Thí nghiệm điện miền Trung (0236) Công ty TNHH MTV Tư vấn Điện miền Trung (0236) Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung (0236) Ban Quản lý dự án Điện nông thôn miền Trung (0236) Công ty cổ phần đầu tư Điện lực 3 (0236) Ban Quản lý dự án Lưới Điện miền Trung (0236) Công ty cổ phần ĐL Khánh Hòa (058) Trung tâm SX thiết bị đo điện tử điện lực miền Trung (0236) Trung tâm CSKH điện lực miền Trung (0236) Đơn vị khác Trường cao đẳng Điện lực miền Trung (0236) Top

Từ khóa » Nhận Diện Mối Nguy Và đánh Giá Rủi Ro