Nhận Diện Ngay Những Triệu Chứng HIV Trước Khi Quá Muộn

1. HIV là gì?

HIV là tên gọi của một loại virus ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể và các cơ quan có chức năng chống nhiễm trùng. Nếu con người mắc phải HIV mà không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bởi lẽ, khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng miễn dịch suy giảm không thể chống lại nhiễm trùng và ung thư. Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc HIV hiện nay có thể được điều trị và có sức khỏe ổn định trong thời gian dài.

Virus HIV xâm nhập vào cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch

Virus HIV xâm nhập vào cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch

Chúng ta có thể mắc HIV nếu như máu hoặc dịch cơ thể (tinh dịch và dịch âm đạo) của bệnh nhân HIV đi vào cơ thể. Một người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm HIV bằng các con đường sau:

  • Quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ an toàn như bao cao su sẽ khiến virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

  • Sử dụng chung kim tiêm với bệnh nhân HIV.

2. Nhận biết triệu chứng HIV

2.1. Phát hiện những triệu chứng HIV sớm

Dấu hiệu mệt mỏi: Mệt mỏi được xem là dấu hiệu của nhiều căn bệnh trong đó có HIV. Nếu như bạn có những dấu hiệu mệt mỏi cấp tính này thì cần lưu ý hơn:

  • Mệt mỏi cấp tính không chỉ dừng lại ở việc bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu như bạn thường xuyên mệt mỏi và thậm chí là sau một đêm ngon giấc vẫn cảm thấy mệt thì cần lưu ý nhiều hơn.

  • Dấu hiệu này kéo dài qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng bạn nên đi kiểm tra xem có mắc HIV hay không.

Nếu tình trạng mệt mỏi diễn ra lâu dài bạn cần đi kiểm tra ngay

Nếu tình trạng mệt mỏi diễn ra lâu dài bạn cần đi kiểm tra ngay

Sốt hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm: tình trạng này sẽ xảy ra vào giai đoạn đầu của HIV và gọi là giai đoạn cấp tính.

  • Sốt nhẹ, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

  • Rùng mình, đau cơ, đau họng hoặc đau đầu cũng là dấu hiệu của bệnh cảm lạnh thế nhưng nếu kéo dài cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế.

Sưng ở cổ, nách, bẹn: triệu chứng hiv này xảy ra vì cơ thể có phản ứng với viêm nhiễm và là hiện tượng phổ biến ở các bệnh nhân nhiễm HIV.

  • Hạch bạch huyết vị trí cổ thường sưng to hơn vị trí nách hoặc bẹn nếu nhiễm HIV.

  • Hạch bạch huyết sưng có thể do nhiều nguyên nhân thế nhưng vẫn cần đi khám để loại trừ nguy cơ HIV.

Buồn nôn, tiêu chảy: triệu chứng này cảnh báo bệnh HIV đang ở giai đoạn đầu, hãy đến khám ngay nếu triệu chứng kéo dài.

2.2. Phát hiện triệu chứng HIV nặng

Tình trạng ho khan: triệu chứng này diễn ra vào giai đoạn cuối bệnh HIV. Triệu chứng hiv này rất dễ bị bỏ qua đặc biệt là khi chúng xảy ra vào các mùa dị ứng hoặc ho hoặc cảm cúm. Nếu như triệu chứng không thuyên giảm sau khi can thiệp bằng thuốc thì bạn nên đi kiểm tra HIV.

Những điểm bất thường (có màu đỏ/hồng/nâu/tím) trên da: những bệnh nhân HIV vào giai đoạn cuối sẽ bị phát ban ở da đặc biệt là mặt và trên cơ thể. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở miệng và mũi. Triệu chứng HIV này cho thấy bệnh đang chuyển dần sang AIDS.

  • Da có vảy màu đỏ và các vết giống như bị loét hay nổi cục.

  • Triệu chứng phát ban có đi kèm với cảm cúm. Vì vậy khi quan sát thấy tình trạng này bạn cần đi khám ngay lập tức.

Vết phát ban ở da có thể là triệu chứng HIV

Vết phát ban ở da có thể là triệu chứng HIV

Viêm phổi: HIV làm ảnh hưởng xấu đến những người có khả năng miễn dịch kém. Bệnh nhân HIV vào giai đoạn cuối rất dễ bị viêm phổi.

Tình trạng nhiễm nấm ở miệng: triệu chứng HIV giai đoạn cuối có xuất hiện nhiễm nấm trong miệng còn gọi là bệnh tưa miệng. Dấu hiệu của bệnh này là những vết đốm trắng hoặc những vết dị thường có trên lưỡi và trong miệng. Dấu hiệu này cảnh báo bạn rằng hệ miễn dịch bị suy giảm khả năng chống lại viêm nhiễm.

Dấu hiệu nấm mốc trên móng tay: móng tay của bệnh nhân HIV giai đoạn cuối thường bị vàng hoặc nâu, bị nứt hoặc sứt mẻ. Móng của bệnh nhân dễ bị nhiễm nấm ngay cả trong điều kiện thường.

Sút cân không rõ nguyên nhân: do giai đoạn đầu bệnh nhân bị tiêu chảy và đến giai đoạn cuối diễn ra hiện tượng gọi là “thải ra”. Đây là phản ứng mạnh của cơ thể trước sự có mặt của virus HIV trong cơ thể.

Hiện tượng mất trí nhớ, trầm cảm: vào giai đoạn cuối HIV gây ra các tác động lên khả năng nhận thức của não bộ và đây là triệu chứng khá nghiêm trọng.

3. Con đường lây truyền HIV

Bệnh nhân HIV được xem là nguồn gây nhiễm HIV duy nhất mà không có ổ nhiễm trùng nào trên động vật. HIV lây truyền qua 3 con đường chính:

3.1. HIV lây truyền qua đường máu

  • HIV lây qua đường máu và từ các chế phẩm của bệnh nhân HIV.

  • Sử dụng chung bơm kim tiêm.

  • Sử dụng chung kim xăm trổ, xăm mày, châm cứu, lưỡi dao cạo,…

  • Sử dụng chung dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh chưa qua khử trùng đúng cách.

  • Lây qua các dụng cụ có máu (bàn chải đánh răng).

  • Do tiếp xúc trực tiếp máu của bệnh nhân HIV ở nơi có vết thương hở.

3.2. HIV lây truyền qua đường Quan hệ tình dục

  • HIV lây lan qua đường quan hệ tình dục khi có dịch thể như máu, tinh dịch, dịch âm đạo có virus HIV xâm nhập vào cơ thể của bạn tình.

  • Mọi hình thức quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV đều có khả năng mắc HIV, kể cả bằng đường hậu môn hay đường miệng.

Tình dục không an toàn dẫn đến lây nhiễm HIV

Tình dục không an toàn dẫn đến lây nhiễm HIV

3.3. HIV lây truyền từ mẹ sang con

  • Khi mẹ mang thai thì virus HIV sẽ đi từ máu mẹ qua nhau thai rồi vào cơ thể thai nhi.

  • Khi mẹ sinh thì virus HIV từ nước ối hoặc dịch âm đạo đi vào cơ thể em bé hoặc máu của mẹ dính vào niêm mạc của em bé.

  • Khi mẹ cho con bú thì HIV có thể lây truyền qua sữa hoặc những vết nứt trên núm vú của mẹ và tiếp xúc với những tổn thương tại niêm mạc miệng của trẻ.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh HIV

Một số biện pháp sau đây sẽ giúp cho chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh HIV:

  • Nắm vững con đường lây lan của virus HIV để hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm.

  • Không sử dụng rượu bia và đặc biệt là ma túy làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, suy nghĩ và hành động bản thân dẫn đến nguy cơ mắc HIV.

  • Quan hệ tình dục đảm bảo các biện pháp an toàn: sử dụng bao cao su, nếu như bạn tình của bạn mắc HIV phải thường xuyên kiểm tra có lây nhiễm HIV hay không.

  • Không nên chạm vào máu hoặc chất dịch của người khác bao gồm: tinh dịch, dịch âm đạo, dịch ối, sữa mẹ, dịch não tủy,...

  • Không được dùng chung bơm kim tiêm với người khác.

5. Biện pháp chữa trị HIV

Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa lây truyền HIV và không có bất kì biện pháp nào chữa trị khỏi hoàn toàn HIV.

Tuy nhiên, hiện nay đã có biện pháp chữa trị kháng virus bằng thuốc ARV có khả năng làm chậm sự phát triển của HIV và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Với những chia sẻ trong bài viết hôm nay, chúng tôi mong rằng bạn đọc có thể nhận biết sớm những triệu chứng HIV và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Từ khóa » Hình ảnh Người Bị Hiv Giai đoạn đầu