Nhận Diện Thách Thức Nhân Sự Ngành FMCG - Thời Báo Ngân Hàng

Những thông tin trên được Navigos Group cho biết tại báo cáo "Nhân sự ngành FMCG: Thách thức và Cơ hội khi thị trường phục hồi sau Covid-19".

nhan dien thach thuc nhan su nganh fmcg
Thay đổi hình thức kinh doanh khiến nhân sự ngành FMCG có nhiều cơ hội và thách thức

Báo cáo cho thấy, dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ năm 2020 sang năm 2021 đã khiến cho ngành FMCG có sự chuyển đổi mạnh mẽ về về kênh bán. Cùng với sự thay đổi trong cách thức kinh doanh, các doanh nghiệp FMCG cũng đang có nhiều thay đổi trong tuyển dụng kéo theo nhiều thách thức cho nhân sự trong mảng này.

Chuyển kênh bán hàng từ truyền thống sang kỹ thuật số

Nhân sự trong ngành FMCG có một số những đặc điểm chuyên biệt như: có khả năng làm việc độc lập và có tính cam kết cao, thường xuyên di chuyển, khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, khéo léo. Đặc biệt, nhân sự ngành FMCG thường không duy trì sự ổn định lâu tại một công ty. Họ thường xuyên chuyển việc sau 2-3 năm làm việc tại một tổ chức. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp trong mảng FMCG thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng nhân sự

Do FMCG là ngành có nhiều cạnh tranh liên quan đến doanh số và hình thức vận chuyển nên đây vẫn luôn là thách thức cho bất kỳ một nhân viên nào, đặc biệt là là bộ phận bán hàng (sale). Ngoài ra, nhân sự trong ngành này cũng thường xuyên phải di chuyển, thậm chí làm việc xa nhà cũng là một thử thách với sức bền của đội ngũ này. Bên cạnh đó, nhân sự ngành này vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải nếu không đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp khi thị trường thay đổi nhanh và liên tục.

Ngành FMCG yêu cầu ứng viên cần có kỹ năng xây dựng mạng lưới mối quan hệ tốt và rất năng động. Ứng viên còn cần phải có bộ kiến thức và kỹ năng mới liên quan đến thương mại điện tử, hiểu về bán hàng đa kênh và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc. Các doanh nghiệp đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hoạt động trong ngành FMCG đều yêu cầu ứng viên có kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo để đáp ứng được với các xu hướng toàn cầu hóa trong ngành này.

Doanh nghiệp ngành FMCG đang có xu hướng tuyển dụng nhân sự là bán hàng online (sale online) thay vì tuyển sale để bán tại các kênh truyền thống như trước đây.

“Chính vì vậy, các ứng viên truyền thống sẽ cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng mới liên quan đến chuyển đổi số, công nghệ thông tin để có thể đi được đường dài cho chặng đường trong 5 – 10 năm tới”- báo cáo khuyến nghị.

Thời điểm hiện tại, các kênh truyền thống vẫn đang tồn tại với số lượng lớn nên các ứng viên quen làm việc với các kênh này cẫn còn cơ hội làm việc trong 1 – 2 năm nữa. Tuy nhiên sau đó, nếu họ không chuyển đổi theo các yêu cầu và kỹ năng mới thì khả năng bị đào thải có thể xảy ra.

Trong khi đó, nhân sự cấp trung, cấp cao bắt buộc phải tự làm mới bản thân để thích nghi với sự thay đổi trong ngành. Nhân sự cấp trung và cấp cao trong ngành FMCG giờ đây buộc phải tự làm mới mình trong cách quản lý do có những thay đổi về cách làm việc mới, thị trường mới, khách hàng mới. Bên cạnh đó, ngoài các doanh nghiệp đa quốc gia, thị trường còn có các doanh nghiệp nội địa với sự xuất hiện của các chủ sở hữu còn rất trẻ. Dó đó xuất hiện các khác biệt về tư duy liên quan đến thế hệ giữa người trẻ và các quản lý lâu năm.

“Để tồn tại và phát triển, các quản lý lâu năm sẽ bắt buộc phải làm mới bản thân nếu vẫn muốn tiếp tục làm việc trong ngành này”- báo cáo của Navigos Group cho hay.

Từ khóa » Các Kênh Bán Hàng Trong Ngành Fmcg