Nhận Diện Và Chủ động Phòng Ngừa, đấu Tranh Chống Chủ Nghĩa Cá ...
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: sachsuthattphcm.com.vn
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên phê phán, nhắc nhở: chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên lợi ích chung của dân tộc; là kẻ thù của cách mạng, là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hóa Đảng. Người chỉ ra các loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân là: bệnh quan liêu; bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh “hữu danh vô thực”; bệnh tị nạnh; bệnh nịnh, a dua và bệnh kéo bè, kéo cánh…
Tác hại của chủ nghĩa cá nhân vô cùng to lớn, hiện nay trong Đảng vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên chưa thấy hết được tác hại của chủ nghĩa cá nhân, của lối sống cá nhân chủ nghĩa và như vậy chừng nào chủ nghĩa cá nhân còn tồn tại trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên thì khi đó sẽ còn là một trở ngại lớn đối với tổ chức đảng và ngay chính bản thân của người cán bộ, đảng viên trong quá trình phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu chống mà còn phải trừ bỏ, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; đồng thời Người cũng nêu rõ sự cần thiết phải phân biệt chủ nghĩa cá nhân với lợi ích cá nhân chính đáng. Người chỉ rõ “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Nhưng lại phải thấy rằng, chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”. “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”.
Những gì về chủ nghĩa cá nhân mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra luôn được Đảng ta, các thế hệ cán bộ, đảng viên quán triệt và phòng tránh. Nhiều cán bộ lãnh đạo, đảng viên đã nêu cao đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần làm chủ tập thể; cống hiến trí, lực, mô hôi và xương máu, thậm chí hy sinh cả tính mạng. Những thành quả của cách mạng Việt Nam giành được từ trước đến nay là thực tế sinh động để chứng minh cho điều này.
Tuy nhiên hiện nay, chủ nghĩa cá nhân vẫn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, thậm chí phức tạp và tinh vi hơn. Chủ nghĩa cá nhân vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ngày 30-10-2016 nêu rõ: “Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân”.
Trung ương cũng chỉ rõ sự suy thoái về đạo đức, lối sống mà biểu hiện hàng đầu là: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình”. Một biểu hiện của sự suy thoái là tình trạng “Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực”.
Vì vậy, nhận diện và đấu tranh chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân là trách nhiệm không của riêng ai; là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Trước hết mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị phải nêu cao ý thức tự rèn luyện, tự bảo vệ mình trong sạch về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; chủ động và tích cực đấu tranh phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái. Mỗi người trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ phải thống nhất giữa nói và làm, giữa dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, nhất là trong phòng, chống và đấu tranh với các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, góp phần xây dựng hình ảnh, uy tín người cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới.
Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cần phân tích, làm rõ tác hại của chủ nghĩa cá nhân. Phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư cách đảng viên; khắc phục mọi biểu hiện cơ hội, thực dụng, mơ hồ mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu và những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống.
Các cấp ủy đảng cần giữ vững các nguyên tắc tổ chức xây dựng đảng, phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình. Khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi; kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay. Quá trình tiến hành kiểm điểm phải bảo đảm thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, đúng yêu cầu, nội dung, cách làm. Cấp trên phải làm gương tự phê bình trước, cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau; các đồng chí trong thường vụ, cấp ủy viên cấp trên gương mẫu, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, làm gương cho cấp dưới.
Đồng thời phát huy tốt vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát, tích cực đấu tranh, phê phán những hành động sai trái của cán bộ, đảng viên, góp phần phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị; các cấp ủy đảng cần có nghị quyết lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, góp phần quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, nơi cư trú và khi công tác xa cơ quan, đơn vị; đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai những cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.
Đỗ Xuân Thể
Từ khóa » Thu Vén Cá Nhân Nghĩa Là Gì
-
'thu Vén Cá Nhân' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Thu Vén - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "thu Vén" - Là Gì?
-
Thu Va Thu Vén Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Thu Vén Cá Nhân Nghĩa Thông Thường Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Thu Vén - Từ điển Việt
-
Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Bài 6 Chân Trời Sáng Tạo
-
Thu Vén Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
“Làm Nghệ Thuật Không Phải để Thu Vén Cá Nhân” - Báo Công An ...
-
Top 6 Bài Soạn Thực Hành Tiếng Việt Bài 6 (Ngữ Văn 6 - SGK Chân ...
-
Thu Vén - Home | Facebook
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về đấu Tranh Chống Chủ Nghĩa Cá Nhân Và Sự ...
-
Đấu Tranh Chống Lối Sống Thực Dụng Trong Cán Bộ, đảng Viên