Nhận định Hay Về Thơ Ca Và Văn Học Nghệ Thuật - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Tuyển chọn những Nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật. Với những bài văn mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung Nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật của các tác giả Việt NamNhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật của các tác giả Nước ngoàiÁp dụng các nhận định về thơ ca và văn học nghệ thuật trong mở bài và kết bàiNhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật của các tác giả Việt Nam
- “Thơ là rượu của thế gian.” (Huy Trực)
- “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)
- “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)
- “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy.” (Tố Hữu)
- “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi.” (Lưu Trọng Lư)
- “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu)
Nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật của các tác giả Nước ngoài
- “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi.” (Puskin)
- “Trên đời, có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ.” (Maiacôpxki)
- “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautopxki)
- “Làm thơ là cân một phần nghìn miligam quặng chữ.” (Maiacôpxki)
- “Thơ chính là tâm hồn của con người.” (M. Go-rơ-ki)
- “Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung… Khi đó tôi viết.” (Léc-môn-tốp)
- “Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người.” (Van-gốc)
- “Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ.” (Ta-go)
- “Nhà thơ như người thợ lặn đang sục tìm những vực sâu kín nhất của tâm thức mình những vật liệu cao quý sẽ kết tinh lại khi bàn tay anh mang chúng ra ánh sáng.” (Reverdy)
Áp dụng các nhận định về thơ ca và văn học nghệ thuật trong mở bài và kết bài
Mở bài:
- Léc-môn-tốp đã từng nói: “Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung… Khi đó tôi viết.” Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc. Và tác giả….. đã để tác phẩm …….. của mình là nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích…..
- Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” (Trích trong Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc). Có lẽ ta không thể cảm nhận trọn vẹn “niềm sầu buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn/nhà thơ……..không dùng ngòi bút của mình để in dấu tất cả qua hình tượng nhân vật………. với đầy những áp bức, bóc lột và bất công nhưng trên hết những người nông dân ấy vẫn giữ trọn vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn.
Kết bài:
- Đúng như Phương Lựu đã nói: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…”. Qua hình tượng sóng, bài thơ diễn tả trọn vẹn tâm hồn của người phụ nữ đang yêu: thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Đóng góp thêm một tiếng nói, một cách diễn tả độc đáo đề tài muôn thuở của loài người - tình yêu. Với Sóng, Xuân Quỳnh đã khẳng định một phong cách, qua đó ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
- Pautopxki đã từng nói: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp.” Phải chăng, Nguyễn Khoa Điềm đã có được niềm vui ấy – niềm vui của người mở đường đến với Đất Nước – với Nhân Dân.
---/---
Trên đây là những Nhận định hay về thơ ca và văn học nghệ thuật do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!
Từ khóa » Thơ Ca Phải Say Mới Thích
-
[NLVH] Thơ Là Rượu Của Thế Gian - BLOG CHUYÊN VĂN
-
80 Nhận định Về Thơ - Thích Văn Học
-
110 Nhận định Hay Về Thơ Ca Cần Nhớ để Trích Dẫn Vào Bài Làm Văn
-
Trái Lại Văn Chương Là Một Thứ Khí Giới Thanh Cao Và đắc Lực Mà ...
-
Chế Lan Viên Và Quan Niệm Về Thơ - UBND Tỉnh Lào Cai
-
THƠ VÀ VẦN ĐIỆU – LÀM THƠ DỄ HAY KHÓ
-
Nhà Thơ Nói Về Thơ Hay – Chuyện Trong Cuộc
-
Nghị Luận Về Câu Nói Thơ Trước Hết Là Cuộc đời, Sau đó Mới Là Nghệ ...
-
Thơ Bắt Rễ Từ Lòng Người, Nở Hoa Nơi Từ Ngữ - 11CV NK.19-22
-
Thơ Ca Là Niềm Say Mê Của Cuộc đời - Hànộimới
-
Nghị Luận Về Thơ Ca Hay Nhất (4 Mẫu) - Văn 12
-
Văn 9 - Những Câu Nhận định Văn Học Cần Nhớ - HOCMAI Forum