Nhận định Và đánh Giá Tiềm Năng Cổ Phiếu MSH để đầu Tư Hiệu Quả

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu như CTCP May Sông Hồng. Như vậy, cổ phiếu MSH có tiềm năng tăng trưởng vào nửa cuối năm 2022 hay không? Nhà đầu tư quan tâm có thể tham khảo nhận định và đánh giá cổ phiếu MSH dưới đây.

Khái quát cổ phiếu MSH

Để nhận định và đánh giá cổ phiếu MSH, trước tiên phải tìm hiểu công ty phát hành cổ phiếu này. Mã cổ phiếu MSH do CTCP May Sông Hồng phát hành. Đây là một trong những doanh nghiệp dệt may lớn nhất Việt Nam.

Khái quát về CTCP May Sông Hồng

CTCP May Sông Hồng tiền thân là xí nghiệp may của nhà nước –  Xí nghiệp May 1/7, được thành lập ngày 1/7/1998. Ban đầu, xí nghiệp chỉ có 100 công nhân. Đến năm 1993, Xí nghiệp May 1/7 được đổi tên thành Công ty May Sông Hồng. Từ đây, công ty bắt đầu có những bước phát triển nhanh chóng.

Khai-quat-ve-CTCP-May-Song-Hong

Năm 2001, công ty chuyển trụ sở chính đến 105 Nguyễn Đức Thuận, Tp. Nam Định, số xưởng may tăng lên 3 xưởng với khoảng 1500 công nhân. Đến năm 2004, số xưởng tăng thành 6, số công nhân viên khoảng 3600 người. Cũng trong năm này, công ty tiến hành cổ phần hóa, đổi tên thành CTCP May Sông Hồng.

Năm 2006, May Sông Hồng thành lập chi nhánh tại Hồng Kông. Vài năm sau đó, công ty tiếp tục phát triển lớn mạnh, mở thêm nhiều xưởng may mới. Hiện nay, công ty đã có hơn 20 xưởng sản xuất, đặt tập trung tại tỉnh Nam Định. CTCP May Sông Hồng cũng trở thành doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm hàng đầu Việt Nam.

Cổ phiếu May Sông Hồng

Ngày 28/11/2018, CTCP May Sông Hồng niêm yết cổ phiếu MSH lần đầu tiên với tổng vốn điều lệ là 476,28 tỷ đồng. Hiện tại, số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 75.014.100 cổ phiếu trị giá 4.320,8 tỷ đồng. 

Ngày 8/6/2022, CTCP May Sông Hồng kết thúc đợt phát hành 25.004.700 cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 2:1. Nguồn phát hành lấy từ lợi nhuận chưa phân phối năm 2021. 

Cổ đông lớn nhất của CTCP May Sông Hồng là Ông Bùi Đức Thịnh – Chủ tịch HĐQT với 17.934.120 cổ phiếu, tương ứng 23,91% cổ phần. Cổ đông lớn thứ hai là CTCP Chứng khoán FPT với 9.591.645 cổ phiếu, tương ứng với 12,79% cổ phần. Cổ đông lớn thứ ba là Ông Bùi Việt Quang – Thành viên HĐQT với 8.512.560 cổ phiếu, tương ứng với 11,35% cổ phần.

Thông tin cơ bản về cổ phiếu MSH:

  • Sàn giao dịch: HOSE
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 75.014.100 cổ phiếu
  • Vốn thị giá: 4.313,3 tỷ đồng
  • Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 141.140
  • Giá tham chiếu: 56.400đ/cổ phiếu
  • Chỉ số P/E: 9,78
  • EPS: 8.820.

Đánh giá cổ phiếu MSH

Quý I/2022, trong khi nhiều doanh nghiệp dệt may báo lỗ thì May Sông Hồng lại có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ 2021 nhờ việc đưa công ty con Sông Hồng Nghĩa Hưng vào hoạt động. Số đơn hàng quốc tế tăng cao là tiền đề phát triển tốt của công ty và giúp cổ phiếu MSH tăng trưởng.

Lịch sử giá cổ phiếu MSH

Sau khi niêm yết trên thị trường vào năm 2018, cổ phiếu MSH luôn có mức giá thuộc top cao nhất thị trường. Dù biến động giá liên tục nhưng mức giá cổ phiếu MSH luôn trên 45.000đ/cổ phiếu. Mức giá cao nhất được ghi nhận trong khoảng thời gian này là 65.110đ/cổ phiếu vào ngày 8/8/2019.

Từ tháng 11/2019, giá cổ phiếu MSH có xu hướng giảm liên tục xuống mức chỉ còn 23.600đ/cổ phiếu vào ngày 1/4/2020. Từ đó đến cuối năm 2020, giá cổ phiếu có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn ở mức 30.000đ – 35.000đ/cổ phiếu.

lich-su-gia-co-phieu-msh

Bước sang năm 2021, giá cổ phiếu MSH có dấu hiệu tăng trở lại thời kỳ huy hoàng. Bắt đầu từ tháng 9/2021, giá cổ phiếu tăng mạnh ở mức trên 80.000đ/cổ phiếu. Trong đó, mức giá cao nhất là 97.580đ/cổ phiếu được ghi nhận vào ngày 22/11/2021.

Sang năm 2022, cổ phiếu MSH tiếp tục tăng giá, đạt kỷ lục 100.770đ/cổ phiếu vào ngày 18/4/2022. Tuy nhiên, sau đó lại đối mặt với xu hướng giảm cùng với xu hướng chung của thị trường, giảm xuống còn 56.400đ/cổ phiếu vào ngày 20/6/2022.

Điểm nổi bật của cổ phiếu MSH thu hút các nhà đầu tư

Nhìn lại lịch sử giá cổ phiếu MSH ở trên có thể thấy MSH là mã cổ phiếu hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư. Trong thời gian dài, mức giá luôn trên 70.000đ/cổ phiếu, đây là con số mà nhiều mã cổ phiếu khác mơ ước. Vậy đâu là điểm nổi bật của cổ phiếu MSH hấp dẫn các nhà đầu tư?

Hai yếu tố gồm ngành dệt may là ngành mũi nhọn, thế mạnh của Việt Nam và CTCP May Sông Hồng là một trong những doanh nghiệp dệt may lớn nhất nước ta đã tạo nên sức hấp dẫn của cổ phiếu MSH. Không chỉ vậy, ngành dệt may Việt Nam còn có nhiều cơ hội phát triển và đang tăng trưởng không ngừng.

Diem-noi-bat-cua-co-phieu-MSH-thu-hut-cac-nha-dau-tu

Năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh trong nước đang căng thẳng, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nước ta vẫn tăng 11,2% so với 2020, ước tính đạt 39 tỷ USD. 

Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành dệt may đang từng bước phục hồi và tăng trưởng sau ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, với kết quả này, thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã vượt qua Bangladesh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.

Năm 2021 cũng ghi nhận mức tăng lợi nhuận khả quan của CTCP May Sông Hồng. Cụ thể, kết thúc năm 2021, May Sông Hồng ghi nhận doanh thu gần 4.748 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ. LNST đạt hơn 442 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với 2020.

Trên thị trường chứng khoán, năm 2021 cũng là một năm bùng nổ với cổ phiếu MSH. Giá cổ phiếu MSH đã tăng tới 120%, có thời điểm giá bán cổ phiếu này lên tới 100.000đ/cổ phiếu.

Nhận định cổ phiếu MSH

Năm 2022 hứa hẹn là một năm tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dệt may khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA… Đồng thời, ngành dệt may cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi và thích ứng, trong đó có CTCP May Sông Hồng.

Bên cạnh đó, dự đoán doanh thu ngành thời trang toàn cầu sẽ phục hồi sau dịch bệnh vào năm 2022. Khi đó, doanh thu ngành dệt may cũng tăng theo. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang diễn biến phức tạp do xung đột Nga – Ukraine. Tình trạng thiếu nguyên liệu, tắc nghẽn logistics khiến chi phí nguyên liệu và vận chuyển sẽ tăng cao.

Nhan-dinh-co-phieu-MSH

Giá sợi bông tăng cao đầu năm 2022 cũng là thách thức ngành dệt may phải đối mặt. Điều này khiến chi phí đầu vào tăng cao, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sẽ giảm. Kết thúc quý I/2022, CTCP May Sông Hồng đạt doanh thu thuần 1.291,5 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, LNST đạt 82 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.

Dự đoán giá sợi bông sẽ có điều chỉnh giảm vào nửa cuối năm 2022. Cùng với đó, Công ty May Sông Hồng đã có kế hoạch cho nhà máy SH10 hoạt động, tăng 20% công suất và nhiều đơn hàng đã được ký kết đến hết quý III/2022. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh khả quan của May Sông Hồng cuối năm 2022. Nhà đầu tư có thể lựa chọn mua và gia tăng tỷ trọng cổ phiếu MSH thời gian tới.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản, đánh giá và nhận định về cổ phiếu MSH. Ngành dệt may Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, May Sông Hồng là một ông lớn trong ngành nên nhà đầu tư có thể cân nhắc mua cổ phiếu MSH thời gian tới. Tuy nhiên, không thể lường trước những biến động xảy ra trong tương lai, nhà đầu tư cần tính toán thời điểm và số lượng mua phù hợp để không bị thua lỗ.

Từ khóa » Giá Cổ Phiếu Msh