Nhân Hóa Là Gì? Các Cách Nhân Hóa & Ví Dụ Thực Tế
Có thể bạn quan tâm
Nhân hóa là gì? Nghệ thuật tu từ nhân hóa là một nội dung quan trọng trong chương trình ngữ văn. Nó cũng thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm văn chương, mang nhiều ý nghĩa biểu đạt thực tiễn. Tại bài viết này, Cẩm nang điện máy sẽ cùng các bạn giải đáp cụ thể nhân hóa là gì và có mấy kiểu nhân hóa, cùng tìm hiểu nhé!
Contents
- 1 Nhân hóa là gì? Các hình thức nhân hóa
- 1.1 Khái niệm “Nhân hóa là gì?”
- 1.2 Tác dụng của nhân hóa là gì?
- 1.3 Ví dụ về nhân hóa
- 2 Các cách nhân hóa là gì?
- 3 Dấu hiệu nhận biết phép nhân hóa là gì?
Nhân hóa là gì? Các hình thức nhân hóa
Khái niệm “Nhân hóa là gì?”
Phép tu từ nhân hóa hay còn được gọi là nhân cách hóa: “Là cách gọi hoặc tả cây cối, đồ vật, con vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người. Qua đó, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… được nói đến trở nên sinh động và gần gũi hơn”.
Tác dụng của nhân hóa là gì?
Như đã đề cập trong định nghĩa nhân hóa là gì, phép tu từ này được dùng với 2 ý nghĩa chủ đạo:
– Làm cho thế giới loài vật, cây cối, thiên nhiên quanh ta trở nên sinh động, gần gũi hơn. Chúng trở nên có tình cảm, tính cách, cảm xúc, giao lưu với con người… Qua đó, gây thiện cảm và khơi gợi tình yêu, lòng quý trọng với thiên nhiên, loài vật hơn.
– Nhân hóa giúp tăng khả năng biểu đạt, thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước thiên nhiên, cây cối, sinh vật,…
Ví dụ về nhân hóa
Ví dụ 1: “Cậu mèo đã dậy từ lâu / Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng” – thơ Trần Đăng Khoa
– Phép nhân hóa trong câu: sử dụng đại từ nhân xưng “cậu” để nhắc đến loài vật “mèo”. Hành động “rửa mặt” trong cách sinh hoạt của con người để miêu tả cách sinh hoạt của mèo con.
– Tác dụng: Tạo sự gần gũi, thân thiết giữa các loài sinh vật với con người, khiến câu thơ thêm sinh động, có hồn.
Ví dụ 2: “Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” – ca dao tục ngữ Việt Nam
– Phép tu từ nhân hóa: Sử dụng cách nói chuyện giữa con người với nhau để nói với “trâu”
– Tác dụng: Thể hiện sự gắn bó, trâu được xem như người bạn đồng hành của người nông dân.
Ví dụ 3: “Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.”
– Phép tu từ nhân hóa: xe anh, xe em, tàu mẹ, tàu con, bận rộn
– Tác dụng: Miêu tả khoang cảnh, cuộc sống nơi bến tàu trở nên sôi động, người đọc hình dung rõ hơn về cảnh tượng nhộn nhịp, đông đúc của các phương tiện trên bến tàu.
Ví dụ 4: “Núi cao chi lắm núi ơi / Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
– Phép tu từ nhân hóa: Từ “ơi” vốn dùng để gọi người, xưng hô với người, được dùng để nói về “núi”. Mà núi ở đây là đại diện cho sự chênh lệch, cao thấp, khoảng cách giàu – nghèo.
– Tác dụng: Nghệ thuật nhân hóa nhằm nhấn mạnh sự cách trở của mối tình chênh lệch giàu nghèo.
Các cách nhân hóa là gì?
Để hiểu cụ thể hơn về phép nhân hóa có nghĩa là gì, ta cần nắm được 4 hình thức nhân hóa chính thường gặp trong câu:
– Loại 1: Sử dụng từ ngữ gọi con người để gọi con vật / sự vật.
Ví dụ: “Ông mặt trời chiếu sáng rực rỡ khung trời phương Đông.”
– Loại 2: Sử dụng từ ngữ chỉ tính chất / hoạt động của con người để nói về tính chất / hoạt động của con vật / đồ vật.
Ví dụ: “Những ngọn cỏ e ấp cành lá, thỏ thẻ tâm sự cùng làn gió xuân mới về sớm nay. Có nhành hoa hải đường chúm chím đón những giọt sương mai.”
– Loại 3: Dùng từ ngữ xưng hô với vật như là với người.
Ví dụ: “Bác gấu ơi, bác đang trò chuyện với ai ngoài kia thế?”
– Loại 4: Vật tự xưng là người.
Ví dụ: “Mình là cây bút chì trong hộp đồ dùng của bạn Lan Anh.”
Dấu hiệu nhận biết phép nhân hóa là gì?
Trong văn học, truyện kể,… thì các phép nhân hóa khác nhau có thể cùng xuất hiện để làm nổi bật nội dung.
Ví dụ: “Bác gà trống đứng trên tận đỉnh rơm vàng, dõng dạc tiếng kêu gọi ngày mới. Xong đâu đó, bác lại trở về sau vườn, thăm nom vườn cải.
– Bác gà trống ơi, cháu là bắp cải xanh đây ạ. Cháu cảm ơn bác đã giúp vườn rau tụi cháu khỏi đám sâu ác độc hôm qua ạ!”
Các phép nhân hóa:
- Dùng từ gọi người để gọi vật: Bác
- Dùng từ chỉ hành động / tính chất con người để nói về vật: dõng dạc, gọi, trở về, thăm nom, cảm ơn, giúp, ác độc
- Vật tự xưng như con người: cháu
So với các nghệ thuật tu từ như ẩn dụ, hoán dụ,… thì phép nhân hóa khá dễ hiểu, dễ vận dụng hơn. Cụ thể, ta có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây để xác định phép tu từ nhân hóa là gì ở trong câu:
– Sử dụng các từ ngữ gọi tên của người để nói về vật
Ví dụ: bác gà, chị ong, chú vịt,…
– Sử dụng từ ngữ thể hiện tính cách của con người để miêu tả vật
Ví dụ: chiếc loa của ông nội ham nói chuyện lắm, cứ thao thao cả ngày
– Sử dụng từ ngữ miêu tả hành động của con người để miêu tả vật
Ví dụ: Nụ hoa e ấp, cành cây vươn mình, mèo con tung tăng,…
– Cuộc nói chuyện có sự vật / con vật tham gia:
Ví dụ: Kìa lừa ơi! sao mới đi một đoạn đã dừng chân rồi!
Trên đây là toàn bộ kiến thức giải đáp Nhân hóa là gì? Phân loại và ví dụ về các cách nhân hóa. Mong rằng qua bài viết trên của camnangdienmay.net, các bạn có thể hiểu và xử lý tốt các bài tập về phép tu từ này!
Từ khóa » Nhân Hóa Là Cái Gì
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ Về Nhân Hóa - Luật Hoàng Phi
-
Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ, Phân Loại Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Các Hình Thức Nhân Hóa Và Ví Dụ Minh Họa
-
Nhân Hóa Là Gì? Xác định Biện Pháp Nhân Hóa Trong Câu
-
Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? - Các Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ
-
Phép Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa? Ví Dụ
-
Nhân Hóa Là Gì ? Lấy Ví Dụ ? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa ? Tác Dụng Của ...
-
Nhân Hóa Là Gì? Phân Loại, Tác Dụng Và Lấy Ví Dụ Minh Họa?
-
Nhân Hóa Là Gì? Tác Dụng Của Nhân Hóa Là Gì? Cho Ví Dụ Minh Họa
-
Nhân Hóa Là Gì? Những điều Cần Biết Biện Pháp Tu Từ ... - Vieclam123
-
Nhân Hóa Là Gì? Cách Xác định Phép Nhân Hóa. Ví Dụ Minh Họa