Nhân Hóa Là Gì? Có Những Cách Nhân Hóa Nào? Ví Dụ Minh Họa
Có thể bạn quan tâm
Nhân hóa là một biện pháp tu từ được các nhà thơ, nhà văn sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học. Vậy nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức liên quan đến biện pháp tu từ này nhé!
Contents
- Nhân hóa là gì?
- Tác dụng dụng của phép nhân hóa là gì?
- Ví dụ về phép nhân hóa
- Có mấy kiểu nhân hóa?
- Dùng các từ ngữ gọi người để gọi vật
- Dùng những từ vốn được dùng để chỉ tính chất/ hoạt động của người để chỉ vật
- Xưng hô với vật như xưng hô với con người
- Cách nhận biết phép nhân hóa trong câu
- Lưu ý khi sử dụng phép nhân hóa
- Bài tập về phép nhân hóa
Nhân hóa là gì?
Chúng ta đã được làm quen với phép nhân hóa từ chương trình tiếng Việt Lớp 3. Đến chương trình Ngữ Văn 6, nhân hóa xuất hiện lại lần nữa giúp các bạn học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức về biện pháp tu từ này và làm quen với nhiều biện pháp tu từ khác. Vậy nhân hóa có nghĩa là gì?
Dù là chương trình tiếng Việt lớp 3 hay Ngữ Văn lớp 6 thì phép nhân hóa được định nghĩa như sau: “Nhân hóa là gọi hoặc tả cây cối, con vật, đồ vật,… bằng các từ ngữ vốn được dùng để gọi/ tả con người. Từ đó làm cho thế giới sinh vật, cây cối trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn và có hồn hơn.”
Ví dụ: Bác Trâu, chị Kiến, Anh Voi, Chị Ong Nâu,… => Dùng những từ vốn được dùng để gọi người (anh, chị, bác) để gọi tên cho con vật. Nhờ vậy mà hình ảnh các con vật hiện lên gần gũi, thân thuộc hơn và có hồn hơn.
Bài viết tham khảo: Điệp ngữ là gì? Các loại điệp ngữ & tác dụng của chúng trong câu
Tác dụng dụng của phép nhân hóa là gì?
- Làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người. Giúp con người thêm yêu quý thiên nhiên, yêu quý động vật hơn.
- Nhân hóa giúp các sinh vật, cây cối, thiên nhiên có thể biểu thị suy nghĩ, tình cảm như con người, trở nên có hồn hơn.
Ví dụ về phép nhân hóa
“Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”.
=> Hình ảnh cây tre được tác giả nhân hóa mang những đặc tính, hành động của con người như: giữ làng, giữ mái nhà tranh, hi sinh bảo vệ con người,… Nhờ đó mà hình ảnh cây tre trở nên gần gũi, thân quen hơn với con người.
Có mấy kiểu nhân hóa?
Chúng ta có các cách nhân hóa sau:
Dùng các từ ngữ gọi người để gọi vật
Với kiểu nhân hóa này, người nói hoặc viết sẽ dùng những từ vốn được dùng để gọi người để gọi vật.
Ví dụ: “Mấy hôm nay trời rét cóng tay. Càng về sáng trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm.”
=> Hình ảnh nhân hóa “bác mèo mướp” khiến cho hình ảnh con mèo hiện lên thật sống động, gần gũi như con người.
Dùng những từ vốn được dùng để chỉ tính chất/ hoạt động của người để chỉ vật
Với kiểu nhân hóa này, những từ được dùng để tính chất, hoạt động của con người như: múa, hát, chạy, nhảy,… được dùng cho vật.
Ví dụ:
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.”
=> Tác giả đã gắn cho con mèo những hoạt động vốn có của con người như: đi học, mang bút chì, mang mẩu bánh mì con con.
Xưng hô với vật như xưng hô với con người
Hình thức này thường được sử dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.
Ví dụ:
“Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”
=> Trong hai câu thơ trên, người viết đang trò chuyện với con nhện như với con người qua hình ảnh “nhện ơi nhện hỡi”. Thực chất là tác giả đang độc thoại với chính mình về nỗi nhớ quê hương da diết. Nhờ hình ảnh nhân hóa này mà câu thơ giàu sức biểu cảm hơn. Đồng thời cũng làm nổi bật tâm trạng cô đơn của tác giả nơi đất khách quê người.
Cách nhận biết phép nhân hóa trong câu
Rất nhiều học sinh gặp khó khăn khi nhận biết phép nhân hóa. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng chỉ ra phép nhân hóa trong câu, trong đoạn văn nhờ các mẹo sau:
- Trong câu hoặc đoạn văn sử dụng phép nhân hóa thường xuất hiện các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người nhưng lại dùng để chỉ vật.
- Trong câu hoặc đoạn văn nói về vật (cây cối, con vật, thiên nhiên) nhưng xuất hiện các từ xưng hô của con người như: cô, gì, chú, bác, anh, em,…
Lưu ý khi sử dụng phép nhân hóa
- Không sử dụng phép nhân hóa một cách tùy tiện. Trước khi sử dụng, cần nắm rõ mục đích bạn muốn sử dụng là gì? Có nhất thiết phải sử dụng trong hoàn cảnh này không? Bạn muốn truyền tải thông điệp gì đến người đọc, người nghe qua hình ảnh ẩn dụ đó. Hãy sử dụng phép nhân hóa một cách linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả nghệ thuật tốt nhất!
- Phân biệt phép nhân hóa với các biện pháp tu từ khác. Nhân hóa là biện pháp tu từ dễ nhận biết cũng như dễ áp dụng nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khi thực sự hiểu rõ nhân hóa là gì, tránh việc hiểu chung chung sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng một cách máy móc, dễ bị lầm tưởng sang biện pháp khác.
Bài tập về phép nhân hóa
Dạng 1: Đặt câu sử dụng hình ảnh nhân hóa
Ví dụ:
- Đặt câu sử dụng hình ảnh nhân hóa chiếc bút mực: “Cậu Bút Chì hôm nay trông bảnh bao làm sao! Chắc chắn là vừa được cô chủ “tân trang” lại nhan sắc cho rồi!”.
- Đặt câu sử dụng hình ảnh nhân hóa đồ dùng học tập: “Chị bút mực chăm chỉ viết lên trang giấy trắng những dòng chữ ngay ngắn, thẳng hàng”.
- Đặt câu sử dụng hình ảnh nhân hóa hoa hồng; “Cô hoa hồng khoác lên mình bộ cánh màu hồng trông thật xinh đẹp, lộng lẫy và kiêu sa”.
- Đặt câu sử dụng hình ảnh nhân hóa chiếc lá: “Chiếc lá vươn cao mình để đón chào bình minh!”.
- Đặt câu sử dụng hình ảnh nhân hóa con chó: “Chú chó nhỏ đang chạy lon ton trong sân, quấy đuôi tíu tít khi nhìn thấy tôi đi học về.”.
- Đặt câu có hình ảnh nhân hóa con mèo: “Chú mèo nhà em rất tinh nghịch”
Dạng 2: Cho biết trong đoạn văn, câu văn sau đã sử dụng kiểu nhân hóa nào và cho biết tác dụng của chúng?
Ví dụ 1:
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!”.
Lời giải:
- Kiểu nhân hóa: Trò chuyện, xưng hô với vật (núi) như với con người.
- Tác dụng: Khiến cho hình ảnh dãy núi trở nên gần gũi, quen thuộc hơn với con người. Từ đó bày tỏ một cách kín đáo tình cảm của tác giả.
Ví dụ 2:
“Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập ngược xuôi. Thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, bồ nông, mòng két xơ xác tận đâu cũng bay về đây kiếm mồi”.
Lời giải:
- Phép nhân hóa: tấp nập
- Kiểu nhân hóa: Dùng những từ miêu tả hoạt động của con người để chỉ hoạt động của vật.
- Tác dụng: Giúp người đọc hình dùng được cuộc sống của các loại vật cũng phong phú, sinh động như con người.
Dạng 3: Viết một đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa
Bài viết tham khảo: Khiêm tốn là gì? Những biều hiện của nười có lòng kiếm tốn
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ nhân hóa là gì, tác dụng cũng như cách nhận biết phép nhân hóa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến biện pháp tu từ nãy, hãy để lại câu hỏi bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn nhé!
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Ví Dụ Về Nhân Hóa Trong Thơ
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ, Phân Loại Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? - Ví Dụ Về Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ Về Nhân Hóa - Luật Hoàng Phi
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ Và Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa
-
Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? Một Số Ví Dụ Và Các Hình Thức Của Nhân ...
-
Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa Và Ví ... - Daful Bright Teachers
-
Nhân Hóa Là Gì? Các Kiểu Nhân Hóa, Ví Dụ Về Phép Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Xác định Biện Pháp Nhân Hóa Trong Câu
-
Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa Là Gì? Các Hình Thức Và Ví Dụ Của Nhân Hóa
-
Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? - Các Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ
-
Tìm Các Ví Dụ Về Các Kiểu Nhân Hóa - Kim Ngan
-
Nhân Hóa Là Gì ? Lấy Ví Dụ ? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa ? Tác Dụng Của ...
-
Nhân Hóa Là Gì? Tác Dụng Của Nhân Hóa | Ví Dụ Cụ Thể
-
Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ