Nhân Hoá Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Cho Ví Dụ Và Bài Tập áp Dụng
Có thể bạn quan tâm
Nhân hóa là một biện pháp tu từ được chúng ta sử dụng rất nhiều trong thơ văn hay thậm chí là trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nó giúp những tác phẩm nghệ thuật trở nên độc đáo, có điểm nhấn, có ý nghĩa hơn. Vậy Nhân hóa là gì? Hãy cùng mayruaxegiadinh đi khám phá ngay qua bài viết sau đây.
Contents
- 1 Biện pháp nhân hóa là gì?
- 2 Nhân hóa có những kiểu gì?
- 3 Tác dụng biện pháp nhân hóa là gì?
- 4 Cách để nhận biết nhân hóa trong câu
- 5 Ví dụ về biện pháp nhân hóa
- 5.1 Ví dụ về nhân hóa trong thể loại thơ ca
- 5.2 Ví dụ phép nhân hóa trong các truyện ngắn, tiểu thuyết.
- 6 Bài tập về biện pháp nhân hóa
Biện pháp nhân hóa là gì?
Nhân hóa là gì? Nhân hóa là một phép tu từ gọi hoặc mô tả sự vật như đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để mô tả cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
Hiểu một cách đơn giản nhân hóa chính là nhân cách hóa đồ vật, cây cối hay vậy nuôi để chúng có tên gọi, hành động, suy nghĩ, tình cảm, tính cách như con người. Phép nhân hóa được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến trong các tác phẩm văn học và đạt được hiệu quả khá cao.Trong đó, sự vật ở đây bao gồm con vật, cây cối, đồ vật hay các hiện tượng nào đó,…
Ta có ví dụ sau:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
Chim Đỗ Quyên là loài chim đặc trưng thường hót vào mùa hè, hình ảnh nhân hóa ở đây “quyên gọi hè“, khiến cho ý tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với cách dùng biện pháp nghệ thuật này, người đọc có thể cảm nhận nghe được bước đi của thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè.
Nhân hóa có những kiểu gì?
Biện pháp nhân hóa gồm có 4 loại nhân hóa chính:
Phép nhân hóa dùng từ vốn để gọi người để gọi vật
Hiểu đơn giản là sử dụng các từ thường để gọi hay xưng hô giữa người với người như cậu, bạn, anh em, mày tao để gọi cho các loài vật.
- Ví dụ như: Ông trăng, anh dế mèn, chị sáo sậu,…
Trò chuyện và xưng hô với đồ vật, con vật như con người
- Ví dụ: Em cún ơi! Về ăn cơm nào em!
Dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật.
- Ví dụ như: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng vàng ươm mùa lúa chín.
Từ “ uốn mình” của dòng sông ở đây đã được nhân hóa như một hoạt động của con người.
Vật tự xưng như con người
Ví dụ: Xin chào, tớ là máy cẩu đây.
Tác dụng biện pháp nhân hóa là gì?
Biện pháp nhân hóa rất quan trọng trong văn học, nghệ thuật không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn hữu ích trong đời sống hàng ngày của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa bao gồm:
Biện pháp nhân hóa sẽ làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên và động vật hơn.
Nó giúp biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật.
Cách để nhận biết nhân hóa trong câu
Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.
Trong câu/đoạn văn có xuất hiện các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.
Trong câu/đoạn văn nói về các sự vật nhưng có các từ xưng hô của con người: anh, chị, cô, dì, chú, bác…
Bước 2: Nêu lên tác dụng của phép nhân hóa đó.
Đối với việc miêu tả các sự vật: Có tác dụng khiến cho sự vật trở nên gần gũi, mật thiết với con người.
Đối với việc giúp biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn đề cập đến.
Ví dụ về biện pháp nhân hóa
Ví dụ về nhân hóa trong thể loại thơ ca
Ví dụ 1:
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên gồm: Cậu mèo, Mụ gà, thằng gà trống, làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, gần gũi.
Ví dụ 2:
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua
( Dừa ơi của tác giả Lê Anh Xuân).
Phép nhân hóa ở đây là cây dừa được xem như con người, có tên tuổi, tâm tư tình cảm như con người.
Ví dụ phép nhân hóa trong các truyện ngắn, tiểu thuyết.
“Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”
(Trích từ tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành).
Phép nhân hóa cây xà nu ở đây như một cơ thể người lực lưỡng, cường tráng, cành lá như chiếc lông chim.
Bài tập về biện pháp nhân hóa
Bài tập 1: Hãy nêu ra và chỉ tác dụng phép nhân hóa trong các đoạn văn sau đây:
Đáp án của bài tập 1:
Các từ được sử dụng phép nhân hóa gồm: bến cảng đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.
Tác dụng của biện pháp nhân hóa:
- Quang cảnh bến cảng được mô tả một cách rất gần gũi, sống động, tăng sức hấp dẫn cho lối diễn đạt của tác giả. Hình dung chân thực nhất được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên bến cảng, dưới thuyền.
- Gợi lên không khí lao động khẩn trương, niềm vui hăng say trong lao động của con người…
- Nghệ thuật quan sát tài tình, miêu tả một cách chân thực và niềm vui, hạnh phúc của tác giả.
Bài tập 2: Hãy chỉ ra phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và nêu tác dụng của chúng?
a)
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
b)
Đáp án bài tập 2:
Câu a:
- Phép nhân hóa là Ơi
- Kiểu nhân hóa là trò chuyện xưng hô với vật như với con người.
- Tác dụng của phép nhân hóa là Cách nói này khiến cho núi trở nên gần gũi và con người nó có khả năng bày tỏ kín đáo các tâm tư, tình cảm của mình.
Câu b:
- Phép nhân hóa là tấp nập
- Kiểu nhân hóa là Dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động cho vật.
- Tác dụng là giúp cho người đọc hình dung ra cuộc sống, sinh hoạt của các loài vật vô cùng sinh động, giống như con người và có tính biểu cảm cao..
Bài viết trên là những kiến thức liên quan đến nhân hóa lớp 3, lớp 6, hi vọng rằng qua bài viết bạn đã nắm được nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Tác dụng biện pháp nhân hóa mang lại. Có thể hoàn thành được các bài tập liên quan đến biện phép nhân hóa, có thể áp dụng phép này trong văn thơ hay giao tiếp hàng ngày để có được tính biểu đạt cao hơn. Chúc các bạn thành công.
Từ khóa » Cấu Tạo Của Biện Pháp Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Xác định Biện Pháp Nhân Hóa Trong Câu
-
Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? - Các Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ
-
Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ
-
Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? Một Số Ví Dụ Và Các ... - DINHNGHIA.VN
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ Và Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ Về Nhân Hóa - Luật Hoàng Phi
-
ÔN TẬP BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA VÀ CÁC HÌNH THỨC ...
-
Nhân Hóa Là Gì? - Ví Dụ Về Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Những điều Cần Biết Biện Pháp Tu Từ ... - Vieclam123
-
Nhân Hóa Là Gì? Tác Dụng Của Nhân Hóa Là Gì? Cho Ví Dụ Minh Họa
-
Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa Ngắn Gọn - Top Tài Liệu
-
Biện Pháp Nhân Hóa - MarvelVietnam
-
Biện Pháp Nhân Hóa: Định Nghĩa - Các Hình Thức Và Lưu ý Khi Sử Dụng