Nhân Hóa Là Gì? Phân Loại Và Cho Ví Dụ Về Nhân Hóa
Có thể bạn quan tâm
Nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều trong tiếng Việt giúp cho các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động hơn. Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu xem phép nhân hóa là gì, biện pháp nhân hóa là gì, có mấy kiểu nhân hóa trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
- 1 Nhân hóa là gì?
- 2 Các hình thức nhân hóa
- 3 Các bước để sử dụng phép nhân hóa là gì?
- 4 Bài tập ví dụ
Nhân hóa là gì?
Nhân hóa là cách gọi hoặc mô tả sự vật bằng những từ vốn được dùng để gọi, miêu tả người. Biện pháp tu từ nhân hóa khiến cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của loài người .
Dấu hiệu nhận biết biện pháp nhân hóa: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, ăn, anh, chị…
Ví dụ:
– Chị Cúc đang khoe màu áo mới vàng như nắng.
– Hàng nghìn cây xanh đang cố gắng bảo vệ từng tấc đất của mảnh vườn.
– Này chú chim gì ơi!
Điệp ngữ là gì? Có mấy loại điệp ngữ? Ví dụ
Các hình thức nhân hóa
Cách 1:
Gọi các sự vật bằng những từ ngữ chỉ dùng để gọi con người. Các sự vật được sử dụng phép nhân hóa như đồ vật, con vật, cây cối… không chỉ gọi một cách thông thường mà được gọi như con người.
Ví dụ: Ông mặt trời mang nắng đến muôn nơi.
Cách 2:
Miêu tả các sự vật bằng những từ dùng để miêu tả con người. Đối với việc miêu tả sự vật, có thể miêu tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm trạng, hình dáng, tính cách….
Ví dụ: Chú ếch con đang ngồi chăm chú học bài bên bờ sông.
Cách 3:
Xưng hô với sự vật 1 cách thân mật như với con người. Sự vật lúc này không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên gần gũi hơn thông qua cách trò chuyện của con người.
Ví dụ: Chị ong nâu nâu chị bay đi đâu?
Các bước để sử dụng phép nhân hóa là gì?
Bước 1: Xác định sự vật cần được nhân hóa.
Trước tiên chúng ta cần nhận biết, xác định sự vật được sử dụng biện pháp nhân hóa là gì? Con vật (ếch, vịt, cá…), đồ vật (giường, bàn, ghế, tủ…) hay các hiện tượng tự nhiên (mưa, nắng…).
Ví dụ: Bác chim trên ngọn cây đang hót véo von.
– Sự vật được nhân hoá ở đây là “bác chim” bằng cách dùng từ ngữ của con người đó là “bác” để gọi loài chim.
Bước 2: Sử dụng các hình thức của phép nhân hóa (gọi, mô tả, xưng hô) để gán cho sự vật được lựa chọn nhân hóa.
Các sự vật được dùng phép nhân hóa sẽ lựa chọn các hình thức nhân hóa phù hợp.
Ví dụ: Ông mặt trời đang phát ánh nắng cho cây cối và con người trên thế giới.
– Chúng ta sử dụng từ ngữ xưng hô “ông” để gọi mặt trời.
– Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của con người “ban phát” dùng cho sự vật “mặt trời” được nhân hoá.
Bước 3: Tiến hành thực hiện biện pháp nhân hóa với nội dung của câu.
Ví dụ: Điền từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hoá để hoàn chỉnh câu giới thiệu sau:
Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng của mình: chim chích choè…, chào mào…, vẹt…, cu gáy …
– Trong trường hợp này, chúng ta nên sử dụng những từ ngữ nhân hoá miêu tả tính chất giống như con người.
Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng của mình: chim chích chòe thì biết múa, chào mào lại biết hát, vẹt biết nói rất giỏi còn cu gáy thì biết chơi nhạc cụ.
Các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong môn Ngữ Văn THPT
Bài tập ví dụ
Ví dụ 1: Hãy nêu ra và trình bày tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
“Bến cảng lúc nào trông cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy trên mặt nước. Xe anh, xe em thì tíu tít nhận hàng về rồi chở hàng ra. Tất cả đều rất bận rộn.”
Các từ ngữ đã sử dụng phép nhân hóa ở đây gồm: đông vui, xe em, xe anh, tàu mẹ, tàu con, bận rộn.
Tác dụng của biện pháp nhân hóa trên giúp quan cảnh của bến tàu trở bên sinh động hơn, giúp người đọc và người nghe hình dung ngay trước mắt được cảnh nhộn nhịp của các phương tiện giao thông ở đây.
Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và cách phân biệt
Ví dụ 2: Hãy cho biết biện pháp nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo nên bằng cách nào và tác dụng của nó là gì?
- a) Núi cao gì lắm núi ơi
Núi che mặt trời làm chẳng thấy người thương!
- b) Dọc bờ sông, những chòm cổ thụ mãnh liệt đang đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống mặt nước. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền cứ vùng vằng chực tụt xuống, quay đầu rồi chạy về lại Hòa Phước.
– Với câu a thì phép nhân hóa ở đây là từ “ơi” có tác dụng trò chuyện, xưng hô với sự vật như với người. Làm cho sự vật – núi trở nên gần gũi với con người, đồng thời bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người viết.
– Với câu b thì phép nhân hóa được sử dụng là “dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn” và “vùng vằng”.
Đây là phép nhân hóa bằng cách dùng những từ vốn được chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật. Nó có tác dụng làm cho sự vật thêm sinh động dễ hình dung hơn.
Lưu ý là cụm từ “quay đầu chạy” ở đây không phải là phép nhân hóa mà chính là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Trên đây là những chia sẻ của Palada.vn về biện pháp tu từ nhân hóa trong chương trình học môn Ngữ văn của các em học sinh. Chúng mình tin rằng bài viết này sẽ thực sự mang lại những kiến thức quý báu, giúp các em học sinh nhận biết và áp dụng tốt phép tu từ nhân hóa trong các bài tập. Chúc các em học tốt và nhớ đón đọc thêm các bài viết bổ ích trên Palada.vn nhé.
Từ khóa » Ví Dụ Phép Nhân Hoá
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ, Phân Loại Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? - Ví Dụ Về Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ Về Nhân Hóa - Luật Hoàng Phi
-
Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa? Ví Dụ Về Từng Loại
-
Nhân Hóa Là Gì? Ví Dụ Và Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa
-
Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ
-
Nhân Hóa Là Gì ? Lấy Ví Dụ ? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa ? Tác Dụng Của ...
-
Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? Một Số Ví Dụ Và Các Hình Thức Của Nhân ...
-
Nhân Hóa Là Gì? Xác định Biện Pháp Nhân Hóa Trong Câu
-
Nhân Hóa Là Gì? Các Kiểu Nhân Hóa, Ví Dụ Về Phép Nhân Hóa
-
Phép Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa? Ví Dụ
-
Nhân Hóa Là Gì? Các Hình Thức Nhân Hóa Và Ví Dụ Minh Họa
-
Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? - Các Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ
-
Tìm Các Ví Dụ Về Các Kiểu Nhân Hóa - Kim Ngan