Nhân Kỷ Niệm 91 Năm Ngày Thành Lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt ...
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người chiến sĩ tiên phong sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở nước ta. Từ năm 1930-1936, dưới sự lãnh đạo của Đảng, người phụ nữ đã được giác ngộ cách mạng và các tổ chức Phụ nữ Giải phóng dần hình thành. Từ năm 1936-1938, căn cứ Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng (tháng 8/1937) về công tác vận động phụ nữ, tổ chức Phụ nữ Giải phóng được đổi thành Hội phụ nữ Dân chủ. Hội đã tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ, nam nữ bình đẳng và tổ chức các hoạt động gắn với tính chất ngành nghề của phụ nữ để đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi cho phụ nữ. Từ năm 1939-1941, trong hoàn cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Hội chủ trương đổi tên thành Hội phụ nữ Phản đế.
Từ năm 1941-1945, Đoàn Phụ nữ Cứu quốc được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Phụ nữ cứu quốc đã vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phụ nữ Việt Nam diễu hành kỉ niệm 70 năm ngày Quốc khánh 2/9 năm 2015. Ảnh: congankhanhhoa.gov.vn |
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì cần phải giải phóng hoàn toàn người phụ nữ. Người nhận định: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau. Lênin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa xã hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả”[1]. Trong Tuyên ngôn Độc lập của nước ta (2/9/1945), Người viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”[2].
Tại Điều thứ 1, Điều thứ 9, Điều thứ 18, Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đã quy định “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”; “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”; “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền”. Tiếp đó, vào ngày 20/10/1946, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập, nhằm mục tiêu đấu tranh tạo lập vị thế bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phát huy truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, hàng ngàn, hàng vạn các mẹ, các chị cầm vũ khí trực tiếp tham gia giết giặc lập công. Ngoài những nữ chiến sĩ trong hàng ngũ các đơn vị chính quy, các binh chủng và các đơn vị kỹ thuật, còn có đông đảo phụ nữ tham gia chiến đấu trong phong trào dân quân, du kích, thanh niên xung phong ở khắp nơi. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) cả nước ta có đến 980.000 nữ du kích. Trong đó có 12 nữ du kích được tặng danh hiệu Anh hùng như: Hồ Thị Bi, Nguyễn Thị Chiên, Mạc Thị Bưởi, Võ Thị Sáu... Từ năm 1950 đến 1954, nữ dân công vùng tự do đã đóng góp 9.578.000 ngày công vận chuyển lương thực, thực phẩm, súng đạn cho 18 chiến dịch, riêng chiến dịch Điện Biên Phủ là 2.381.000 ngày công. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975), phụ nữ miền Nam đã lập được nhiều kỳ tích chói lọi… Ở miền Bắc, phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ đã trở thành một trong những biểu tượng cao nhất của phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong những năm chống Mỹ.
Bà Lê Thu Hà - nữ Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam |
Đánh giá về kết quả sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng và Chính phủ khẳng định: “Trong hàng ngũ vẻ vang những anh hùng quân đội, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều có phụ nữ. Phụ nữ ta tham gia ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thế là dưới chế độ tốt đẹp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phụ nữ đã thật sự làm chủ Nhà nước”.
Tháng 5/1968, trong đoạn viết bổ sung vào Di chúc năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên nhắc tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”[3].
Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (ban hành ngày 27/4/2007) cũng nhấn mạnh: “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới”. Nghị quyết cũng chỉ rõ, đối với cán bộ nữ phải “Phổ cập tin học cho cán bộ nữ các cấp”, “Ưu tiên tuyển dụng cán bộ nữ, lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học. Chăm lo bồi dưỡng, phát triển tài năng là nữ”. Đặc biệt, Nghị quyết nêu rõ: “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể vận động, hướng dẫn phụ nữ phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu”.
Trong Bản Hiến pháp năm 2013, nữ giới không những được bình đẳng với nam giới mà còn được ưu tiên như: “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội” (Khoản 2 Điều 26); “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em” (Khoản 2 Điều 36); “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình” (khoản 2 Điều 58).
Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em”[4].
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.195.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 1.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 617.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII”, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr. 169
Từ khóa » Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam Thành Lập
-
Các Dấu Mốc Lịch Sử - Cổng Thông Tin Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam
-
Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam - 90 Năm Trưởng Thành Và Phát Triển
-
91 Năm Ngày Thành Lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam (20/10/1930
-
Lịch Sử Ngày Thành Lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam
-
Lịch Sử Thành Lập Hội LHPN Việt Nam 20/10/1930-20/10/2020 Và ...
-
Lịch Sử Và ý Nghĩa Ngày Thành Lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20 ...
-
Kỷ Niệm 90 Năm Ngày Thành Lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam (20 ...
-
Ý Nghĩa Lịch Sử Ngày Thành Lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20/10
-
Kỷ Niệm 91 Năm Ngày Thành Lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930
-
Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 90 Năm Thành Lập
-
Kỷ Niệm 90 Năm Ngày Thành Lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam
-
Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ ...