Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin Chất Lượng Cao
Có thể bạn quan tâm
- Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024
- Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn
- Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam
- VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn
- Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững
- Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
- Nhân lực công nghệ thông tin được săn đón
- Nhân lực công nghệ thông tin: Cầu khủng, cung hụt
Nhân lực đang là động lực chính để ngành công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển nhanh chóng. |
“Giành giật” tuyển dụng nhân sự CNTT
Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, đến hết năm 2020, tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam đã cán mốc 1 triệu người. Nhân lực đang là động lực chính để ngành công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển nhanh chóng, nên ngay cả khi đạt mốc 1 triệu nhân lực, thì các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải “giành giật” để tuyển dụng.
Báo cáo của Navigos Search cho thấy, các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong mảng sản xuất linh kiện điện tử và ô tô đang có kế hoạch mở rộng trong năm 2021. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất đến từ châu Âu, Mỹ, Trung Quốc… cũng đang tìm hiểu thị trường để đầu tư xây nhà máy và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực phía Nam.
Đặc biệt, trong năm 2020, Việt Nam đã trở thành điểm đến mới của các công ty sản xuất trong lĩnh vực công nghệ. Cụ thể, Qualcomm (Mỹ) mở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội; Luxshare ICT (công ty chuyên lắp ráp tai nghe Airpods cho Apple và Samsung) sau khi mở nhà máy, tuyển hàng ngàn công nhân và kỹ sư, đang có kế hoạch xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất Smart TV ở Khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang) và mở rộng đầu tư nhà máy ở Nghệ An.
Cùng với đó, LG đã lên kế hoạch, dự kiến đầu tư 15.000 - 20.000 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp thông minh, nhà máy thông minh tại Đồng Nai; HCL (Ấn Độ) thành lập Trung tâm Công nghệ với vốn đầu tư 650 triệu USD và đặt mục tiêu đào tạo, tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực gồm 10.000 - 20.000 kỹ sư tại Việt Nam…
“Việt Nam sẽ là điểm đến của hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Ngành CNTT đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ cũng như của các tập đoàn công nghệ nước ngoài. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần cùng nhau chung tay để ‘xây tổ’, cải tiến và thúc đẩy công nghệ, sẵn sàng cho những cuộc chuyển mình lớn trong tương lai, đón ‘đại bàng’ đến làm tổ”, ông Nguyễn Hữu Bình, CEO TopDev nhận định.
Về phía doanh nghiệp trong nước, ngay từ đầu năm 2021, Viettel, VNPT, Vingroup, Bkav… cũng liên tục tuyển nhân lực CNTT, đặc biệt là nhân lực công nghệ mới về AI, big data, máy học, cloud…, nhưng số lượng đáp ứng được nhu cầu rất khiêm tốn.
Ưu tiên tập trung chất lượng hơn số lượng
Không chỉ thiếu hụt về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cũng đang là điểm nghẽn đối với sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam. Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương 500 triệu đồng/năm, thậm chí cao hơn cho kỹ sư CNTT, nhưng không thể tuyển dụng được nhân lực như mong muốn.
Việt Nam hiện có 236 trường đại học, trong đó có 149 trường đang đào tạo về CNTT, hàng năm cung cấp hơn 50.000 kỹ sư CNTT. Bên cạnh đó, còn có 412 trường đạo tạo nghề CNTT bậc cao đẳng và trung cấp, hàng năm cung cấp khoảng 12.000 nhân lực cho ngành. Bên cạnh các trường công lập, khu vực tư nhân cũng đang đầu tư rất mạnh cho lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho thị trường, như: Đại học FPT, Đại học Lạc hồng, Đại học Duy Tân, Trường Lê Quý Đôn…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, chỉ có khoảng 30% trong số nhân lực đó đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, cần ưu tiên tập trung chất lượng hơn số lượng trong đào tạo và giảng dạy. Thay vì chạy đua theo chỉ tiêu tuyển sinh, nên chú trọng đầu tư để các kỹ sư có thể đáp ứng yêu cầu thực tế khi ra trường.
Theo đề xuất của TS. Ngô Võ Kế Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (Khu công nghệ cao TP.HCM), một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực CNTT là thông qua các nhiệm vụ về khoa học công nghệ được Nhà nước đặt hàng cho các tổ chức khoa học công nghệ trung gian kết nối giữa khối đại học với doanh nghiệp để đào tạo chuyên sâu cho các học viên là những sinh viên sắp tốt nghiệp đại học và đã tốt nghiệp, hoặc người đã đi làm… Người đứng lớp sẽ là các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế.
Những học viên này chính là nguồn nhân lực công nghệ mới bổ sung thiết thực cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu.
“Doanh nghiệp cũng có thể phối hợp với các tổ chức trung gian về khoa học công nghệ để đưa cán bộ, nhân viên đi đào tạo chuyên sâu trong nước, thay vì phải đưa ra nước ngoài chi phí sẽ cao hơn rất nhiều. Chi phí có thể theo công thức: phía doanh nghiệp đóng góp 70%, cơ sở đào tạo đóng góp 30%”, ông Thành hiến kế.
Cũng liên quan công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT, từ góc nhìn chính sách, ông Lê Xuân Hòa, Phó chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) cho biết, phát triển nguồn nhân lực đang là mối quan tâm hàng đầu trong chương trình chuyển đổi số của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam đang thực hiện một loạt nhiệm vụ về đào tạo để đạt được mục tiêu đề ra như tuyển sinh đào tạo, bổ sung cử nhân, kỹ sư chuyên ngành CNTT hằng năm; điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo ở bậc sau đại học, đại học và dạy nghề về các công nghệ số; triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh…; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất…
Trước thực trạng “giật gấu vá vai” nguồn nhân lực CNTT hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã bắt tay với các tổ chức giáo dục đặt hàng đào tạo, tự mở lớp mời chuyên gia về đào tạo, thậm chí lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài về làm việc. Theo các chuyên gia, nếu không nhanh chóng có giải pháp tổng thể và bài bản, rất có thể, chúng ta sẽ nhanh chóng mất đi lợi thế lớn về nhân lực trong thu hút đầu tư, biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất công nghệ.
Phát triển nhân lực công nghệ thông tin: Khó “đếm cua trong lỗ” Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) biến động nhanh theo chính sự biến đổi của công nghệ. Điều này đặt ra bài toán khó cho công tác dự... #công nghệ thông tin # nhân lực công nghệ thông tin # nhân lực Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- iPhone 17 Air: Mỏng, độc đáo nhưng có đáng để chờ đợi?
- Siri thế hệ mới: Bước đi chiến lược của Apple trước ChatGPT
- Xác thực người dùng mạng xã hội: Chống lừa đảo, tung tin giả
- Huawei Mate 70 "gây bão" với hàng triệu đơn hàng đặt trước
- Apple ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên iPhone và iPad cũ
- Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024
- Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn
- Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam
- Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến
- VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn
- Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/11
- 2 “Ông chủ Việt” hào phóng với M&A
- 3 Đắn đo khả năng hấp thụ gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho giao thông
- 4 Bàn cân lợi nhuận và rủi ro của công ty chứng khoán
- 5 TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương)
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử
Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Cntt Việt Nam
-
Thiếu Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin, Nhất Là Nhân Lực Chất Lượng ...
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin ở Việt Nam
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Công Nghệ Thông Tin Trong Giai ...
-
Nhân Lực Ngành IT Có Thực Sự “cung Không đủ Cầu”?
-
“Khát” Nhân Lực Ngành Công Nghệ Thông Tin - Báo Dân Sinh
-
Nhu Cầu Nhân Lực Ngành Công Nghệ Thông Tin Vẫn Tăng Cao
-
Nguồn Nhân Lực Ngành Công Nghệ Thông Tin Còn “KHÁT” Dài Dài...
-
Bài Toán Phát Triển Nguồn Nhân Lực CNTT Việt Nam
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin Và Giải Pháp Cho DN
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin: Thiếu Hụt Nhân Lực Chất Lượng Cao
-
Khát Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin - Thời Báo Ngân Hàng
-
(DĐDN)Nguồn Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin: Lực Bất Tòng Tâm?
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin Của Một Số Quốc Gia ...
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Tiếp Tục 'khát' Nhân Lực - Báo Thanh Niên