Nhân Nuôi Thành Công Nhện Bắt Mồi Bảo Vệ Cây Trồng
Có thể bạn quan tâm
- f
- 3.177
Các chuyên gia bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học thuộc Trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội vừa hoàn thiện quy trình nhân nuôi nhện bắt mồi ứng dụng trong phòng trừ nhện đỏ, rệp và sâu hại rau, đậu, hoa hồng, bí xanh, cam, cà chua thay cho thuốc trừ sâu hóa học, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏe con người. Đây là loài nhện có sẵn trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam, có tên khoa học là Amblyseius.sp. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở những vùng tự nhiên có nhiệt độ khoảng 25 độ C. Tại miền Bắc, chúng thường phát triển từ tháng 2 đến tháng 11. Quy trình nhân nuôi loài nhện này khá đơn giản, chỉ việc nuôi thả chúng trên giá thể là những cây đậu, có nhiều loài nhện đỏ để làm mồi. Cụ thể là trước đó phải gieo trồng đậu trong môi trường sạch bệnh. Khi đậu ra đủ 6 lá thì thả nhện đỏ son vào với tỉ lệ 10 con trưởng thành/cây. Khi số lượng nhện đỏ nhiều (khoảng 500 con/cây) mới thả nhện bắt mồi vào (mỗi cây từ 2-3 con). Chỉ sau 7-8 tuần số lượng nhện bắt mồi đã tăng lên gấp 13 lần so với mật độ thả ban đầu; khi đó mới đưa cả nhện bắt mồi và thức ăn của nó tới những khu vực trồng rau, màu cần phải bảo vệ. Để nhện bắt mồi sinh trưởng và phát triển nhanh trong môi trường có ít nhện đỏ, các tác giả còn sử dụng cả nhện trắng và nhiều loại thức ăn khác như phấn hoa, mật ong để thay thế, giúp cho nhện bắt mồi duy trì sự sống. PGS-TS Nguyễn Thị Kim Oanh, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Nhện bắt mồi có vòng đời ngắn, sức sinh sản cao; do đó dùng nhện bắt mồi để trừ sâu, rệp và nhện hại cây trồng trong nhà kính, nhà lưới là rất phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu này cũng đã nhân nuôi thành công bọ xít bắt mồi để phòng trừ bọ trĩ hại rau và rất mong muốn được phổ biến, triển khai trên phạm vi rộng, nhất là những vùng trồng rau sạch.
Theo TTXVN/TTO- 3.177
Khám phá
-
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
-
Tại sao trên thế giới, hầu như không có hai người nào có dấu vân tay giống hệt nhau?
-
Tại sao chúng ta thở ra carbon dioxide?
-
11 sự thật thú vị ít biết về tờ 100 Đô la Mỹ
-
Vì sao các bác sĩ phải loại bỏ ruột thừa trước khi đến Nam Cực?
-
Vì sao ngày càng có nhiều loài động vật tiến hóa để thành cua?
Công nghệ sinh học
-
Giun <i>“đom đóm”</i> được tạo trong phòng thí nghiệm
-
Tế bào gây triệu chứng dị ứng có thể hạn chế được sự tổn hại
-
Giải mã 99% trình tự hệ gen của cây cacao
-
Bản đồ gen người: kỳ vọng và thực tế
-
Bạn biết gì về món thịt “chay”?
-
Đừng để thất thoát nguồn gen vì thiếu hiểu biết!
Tiêu điểm
-
Nhiễm sắc thể Y giúp dò tìm cụ tổ
-
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
-
Giải Nobel y sinh học năm 2005 - Một cõi đi về với vi khuẩn
-
Công nghệ gene là gì?
-
Khám phá những loài kiến lạ trên thế giới
-
Lợn phát sáng huỳnh quang
-
Biomarker: Dấu ấn sinh học và giải pháp cho chẩn đoán, trị liệu tương lai
Trang chủ .
Bảo mật .
Liên hệ .
Facebook .
Copyright © 2024 KhoaHoc.tvTừ khóa » Nhện Bắt Mồi Amblyseius Sp
-
[PDF] KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LOÀI NHỆN BẮT MỒI Amblyseius Sp ...
-
Ứng Dụng Bọ Xít Bắt Mồi (Orius Sp.) Và Nhện Nhỏ Bắt Mồi ... - CESTI
-
Nhện Bắt Mồi(Amblyseius. Sp): - Tài Liệu Text - 123doc
-
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG ...
-
Nội Dung Nghiên Cứu Khả Năng Nhân Nuôi Và Sử Dụng Nhện Bắt Mồi ...
-
Nhện Bắt Mồi Amblyseius Sp Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
Nghiên Cứu đặc điểm Hình Thái, Sinh Học Và Khả Năng Kiểm Soát ...
-
Khả Năng Sử Dụng Loài Nhện Bắt Mồi Amblyseius Sp. Trong Phòng Trừ ...
-
Đề Tài Nghiên Cứu Khả Năng Nhân Nuôi Và Sử Dụng Nhện Bắt Mồi ...
-
Nghiên Cứu Khả Năng Nhân Nuôi Và Sử Dụng Nhện Bắt Mồi ... - Tài Liệu
-
[PDF] Nhện Bắt Mồi Neoseiulus LongispinosusEvans Và Khả Năng Sử Dụng ...
-
Phytoseiidae) Nuôi Trên Nhện đỏ Son Tetranychus Cinnabarinus Koch ...
-
Nhân Nuôi Thành Công Nhện Bắt Mồi Bảo Vệ Cây Trồng - Báo Tuổi Trẻ
-
Nghiên Cứu đặc điểm Hình Thái, Sinh Học Và Khả ... - TAILIEUCHUNG