Nhân Sâm – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Phân bố
  • 2 Công dụng
  • 3 Chú thích
  • 4 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikispecies
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Panax ginseng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Apiales
Họ (familia)Araliaceae
Chi (genus)Panax
Loài (species)P. ginseng
Danh pháp hai phần
Panax ginsengC.A.Mey., 1842
Danh pháp đồng nghĩa
  • Aralia ginseng Baill.
  • Panax verus Oken[1]
Nhân sâm với mật ong

Nhân sâm hay đôi khi gọi tắt đơn giản là sâm (Danh pháp khoa học: Panax ginseng) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng. Loài này được C.A.Mey. mô tả khoa học đầu tiên năm 1842.[2] Dù nhân sâm đã được sử dụng trong Đông y trong nhiều thế kỷ với tính cách là một vị thuốc quý[3] có ít bằng chứng từ nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe.[4]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Là loài thực vật mọc hoang và trồng ở vùng Cao Ly nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Ở Trung Quốc có 2 tỉnh miền Đông Bắc là: Liêu Ninh và Cát Lâm. Liên Bang Nga có ở miền Viễn Đông, nhưng trên thị trường thế giới người ta chỉ chuộng nhân sâm có xuất xứ từ CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, có tên chung là Sâm Cao Ly. Nhân Sâm Hàn Quốc: Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3.000 năm trước Công Nguyên, Nhân Sâm đã được nói đến như là một thần dược trong "Thần nông bản thảo" của vua Thần Nông. Nhân sâm có ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc. 

Công dụng

[sửa | sửa mã nguồn] Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn.Trước khi sử dụng những thông tin này, độc giả cần liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Nhân sâm là loài thảo dược quý hiếm và rất khó trồng, là một vị thuốc quý của y học cổ truyền. Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung - Quế - Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước. Ngày nay Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều dược lý của nhân sâm như tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết.

  • Tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ.
  • Ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
  • Giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp
  • Cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí lực, sinh lực,
  • Phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường[5]
  • Giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn, giúp tăng sự tập trung
  • Có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới.
  • Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.
  • Thúc đẩy các quá trình sinh tổng hợp quan trọng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất độc hại)...
  • Bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
  • Nâng đỡ hệ thống tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón.
  • Giải độc, ngăn ngừa kích ứng da, viêm da và các bệnh về da.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sinónimos en Catalogue of life”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ The Plant List (2010). “Panax ginseng. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ Chinese Herbal Medicine: Materia Medica, Third Edition by Dan Bensky, Steven Clavey, Erich Stonger, and Andrew Gamble 2004
  4. ^ “Asian ginseng”. National Center for Complementary and Integrative Health, US National Institutes of Health, Bethesda, MD. tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2017.
  5. ^ “The Molecular Mechanisms of Panax ginseng in Treating Type 2 Diabetes Mellitus: Network Pharmacology Analysis and Molecular Docking Validation”. www.hindawi.com (bằng tiếng Anh). doi:10.1155/2022/3082109. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư liệu liên quan tới Panax ginseng tại Wikimedia Commons
Bài viết phân họ hoa tán Aralioideae này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhân_sâm&oldid=71822582” Thể loại:
  • Chi Sâm
  • Thực vật được mô tả năm 1842
  • Sơ khai Aralioideae
Thể loại ẩn:
  • Nguồn CS1 tiếng Anh (en)
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Các Cây Thuộc Họ Nhân Sâm