Nhận thức đúng về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay Ths. Nguyễn Kim Dự2021-03-02T15:38:40+07:002021-03-02T15:38:40+07:00https://truongchinhtri.edu.vn/home/dau-tranh-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/nhan-thuc-dung-ve-dau-tranh-giai-cap-o-viet-nam-hien-nay-1088.html/home/themes/egov/images/no_image.gifTrường Chính trị tỉnh Bình Phướchttps://truongchinhtri.edu.vn/home/uploads/lg.pngThứ tư - 24/02/2021 22:02287.3490 Có thể khẳng định việc nhận thức đúng về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là cơ sở quan trọng để chúng ta khẳng định lập trường, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thời gian vừa qua đã xuất hiện những quan điểm lệch lạc, sai trái và cả những quan điểm của thế lực thù địch nhằm xuyên tạc, phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp. Trong đó, nổi lên là quan điểm cho rằng: “trong điều kiện hiện nay, nói tới đấu tranh giai cấp là bảo thủ, lạc hậu, là gây nên sự chia rẽ, phân hoá nội bộ… làm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc”hay: “hiện nay, nói đến đấu tranh giai cấp ở Việt Nam là đi ngược lại xu thế của thời đại, là lạc hậu, không thức thời, không phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay”. Do vậy, có thể nói, việc nâng cao nhận thức khoa học về đấu tranh giai cấp sẽ góp phần đấu tranh phòng chống những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay là một vấn đề khoa học, có ý nghĩa thiết thực. 1. Bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề đấu tranh giai cấp Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã bàn nhiều về đấu tranh giai cấp và chỉ rõ những cái mới trong lý luận về vấn đề này. Điều đáng nói là, do nhu cầu của thực tiễn lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tập trung nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của lịch sử. Nhưng các ông không bao giờ xem đấu tranh giai cấp là mục đích, là công cụ vạn năng, duy nhất để giải quyết mâu thuẫn xã hội, mà đó chỉ là phương tiện để giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Quan điểm đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.Theo V.I.Lênin “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phân nhân dân này chống một bộ phân khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản’’1 Đấu tranh giai cấp là một quá trình phức tạp trong sự vận động của lịch sử - xã hội, một xu thế tất yếu, khách quan của xã hội có giai cấp. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (năm 1848), C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”2. Trong nhiều tác phẩm, các ông đã trình bày rõ quan điểm của mình cho rằng, đấu tranh giai cấp không phải là những cuộc bạo loạn, khủng bố, lật đổ, chỉ có ý nghĩa phá hoại gây chia rẽ, bè phái, gây rối loạn, làm thiệt hại cho xã hội, mà là một quá trình tất yếu, khách quan của xã hội có áp bức giai cấp, là những cuộc đấu tranh rộng khắp của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị bảo thủ. Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội: mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ đại diện cho phương thức sản xuất mới một bên là giai cấp thống trị, bóc lột, đại diện cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỡi thời, lạc hậu. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tự nó không giải quyết được, mà phải thông qua cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị lật đỗ giai cấp thống trị, sau đó mới xóa bỏ được quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với trình độ sản xuất mới của lực lượng sản xuất. Với ý nghĩa ấy đấu tranh giai cấp được coi là động lực trực tiếp của sự phát triển lịch sử chứ không phải là sự gây rối, phá hoại. Trong xã hội có giai cấp đối kháng về mặt lợi ích thì tất yếu có đấu tranh giai cấp. Điều đó hoàn toàn không phụ thuộc vào việc người ta có nói về nó hay không, hoặc nói như thế nào về nó. Không phải cứ cố tình không nói đến đấu tranh giai cấp thì trên thực tế, đấu tranh giai cấp sẽ mất đi hoặc mức độ xung đột sẽ dịu đi. Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi xã hội có giai cấp. Nhưng trong quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp của mỗi xã hội và do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất quyết định.Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu trạnh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi mục tiêu là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội. Do vậy, đây là cuộc đấu tranh gay go và phức tạp nhất trong lịch sử. Cuộc đấu tranh này tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản. Nhưng, chuyên chính vô sản không phải là mục đích cuối cùng của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Nó chỉ là bước quá độ để tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp, tiến tới xã hội không có giai cấp. Giai cấp vô sản cần phải sử dụng nền chuyên chính của mình để tiếp tục cuộc đấu tranh trong điều kiện mới. Như vậy, ngay từ khi giai cấp vô sản ra đời thì cuộc đấu tranh của nó với giai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác cũng xuất hiện. Cuộc đấu tranh đó diễn ra thường xuyên, liên tục cả khi giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền từ tay giai cấp thống trị cũ, lẫn khi đã thiết lập được chính quyền cách mạng của mình và sử dụng chính quyền ấy như một công cụ để xây dựng xã hội mới. Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành được chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. V.I.Lênin viết: “Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước được”3 2. Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay: Ở Việt Nam, đấu tranh trong giai đoạn quá độ là tất yếu. Bởi lẽ, ở nước ta hiện nay còn có những lực lượng đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng, của Đảng. Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong đó có cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái cách mạng, tiến bộ và cái bảo thủ, trì trệ, v.v. nên đấu tranh giai cấp là tất yếu.Đại hội IX của Đảng đã xác định rõ thực chất “mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng”; Nội dung chủ yếu cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá các thế lực thù địch; bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc4.Những nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trên đây là rất lớn lao và phức tạp. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết, bao gồm cả đấu tranh trực diện bằng bạo lực, trấn áp đối với thế lực thù địch trong nước và trên thế giới luôn tìm cách ngăn cản, phá hoại cuộc cách mạng của nhân dân ta, đấu tranh bằng giáo dục, tuyên truyền, vận động, cả hành chính và đấu tranh chống khuynh hướng bảo thủ, tiêu cực của tầng lớp tư sản nói riêng. Đấu tranh ở đây không có nghĩa là phá hoại sự ổn định xã hội mà chính là thông qua đấu tranh để ngăn chặn, loại trừ những phần tử bảo thủ, thoái hóa, biến chất và chống đối nhằm củng cố, tăng cường và phát huy vai trò của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong nhân dân.Hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách khá gay gắt và phức tạp. Sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn mới. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ ý đồ phá hoại, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng đang ra sức đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, kết hợp gây bạo loạn lật đổ, với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.Đặc biệt, chúng đang ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và những yếu kém, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; chia rẽ các tầng lớp nhân dân nhằm tạo ra mâu thuẫn, xung đột trong xã hội để làm suy yếu và lật đổ chế độ ta. Vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta cần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ đặc điểm, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực trong điều kiện mới. Đều kiện mới của đấu tranh giai cấp hiện nay đó là lợi ích cơ bản, lâu dài của các giai cấp trong cộng đồng Việt Nam thống nhất với lợi ích dân tộc; cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường vẫn còn nhưng gắn liền với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, chống nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình trạng nước nghèo, chậm phát triển. Đấu tranh trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, trong cơ cấu giai cấp - xã hội của nước ta hiện nay, ngoài giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, còn có tầng lớp tư sản. Với kết cấu giai cấp đó, tất yếu nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và mâu thuẫn giữa sự phát triển tự giác theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Đây là mặt mâu thuẫn trong quan hệ giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Mâu thuẫn đó biểu hiện rất rõ trong các doanh nghiệp tư bản, nhất là các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta có Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong điều kiện như vậy, mâu thuẫn giữa công nhân và tầng lớp tư sản là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Ở nước ta, tầng lớp tư sản không có công cụ để thực hiện sự thống trị về chính trị và kinh tế của nó. Giai cấp công nhân, dù làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, vẫn được Nhà nước ta bảo vệ quyền lợi. Mặt khác, kinh tế tư bản tư nhân là bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tầng lớp tư sản có vai trò nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế, có khả năng tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lợi ích hợp pháp của các nhà tư sản thống nhất với lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc. Đây là mặt thống nhất giữa giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản. Như vậy, quan hệ giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản là quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Hợp tác cùng xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đấu tranh chống khuynh hướng bảo thủ, tiêu cực của tầng lớp tư sản. Những sự phân tích trên đây cho thấy, ở nước ta hiện nay và trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự tồn tại của các giai cấp và đấu tranh giai cấp vẫn là một tất yếu. Cuộc đấu tranh đó có lúc, có mặt còn gay go, quyết liệt hơn so với những thời kỳ trước đây.Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nhận thức rõ tính chất gay go, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp. Chúng ta cần nghiên cứu thấu đáo, cẩn thận, nghiêm túc những tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và quan điểm của Đảng ta, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn một cách cụ thể, tránh rơi vào hai thái cực sai lầm: hoặc là quá cường điệu đấu tranh giai cấp, dẫn đến mất phương hướng trong huy động nguồn lực phát triển đất nước; hoặc là xem thường, xóa nhòa đấu tranh giai cấp đi đến mơ hồ, mất cảnh giác, mắc vào âm mưu diễn biến hòa bình của các lực lượng phản động trên thế giới đang luôn tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tài liệu tham khảo: 1. V.I.Lênin. Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.7, tr.238 -239. 2. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.596. 3. V.I.Lênin. Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.39, tr.298. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr85-86.
Tác giả bài viết: Ths. Nguyễn Kim Dự
Tags: quan trọng, xã hội, cách mạng, cơ sở, khẳng định, bảo vệ, nền tảng, tư tưởng, đấu tranh, thù địch, thế lực, nâng cao, nhận thức, hiện nay, cảnh giác, nhà nước, tinh thần, có thể, giai cấp, lập trường, thất bại
Tổng số điểm của bài viết là: 71 trong 20 đánh giá
Nhận thức đúng về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay Xếp hạng: 3.6 - 20 phiếu bầu 5Click để đánh giá bài viết
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nâng cao năng lực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cho giảng viên trẻ Trường Chính trị tỉnh
(20/03/2021)
Đấu tranh phản bác các luận điểm xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch
(28/05/2021)
Việt Nam thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa không chấp nhận đa nguyên, đa đảng
(20/06/2021)
Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta hiện nay
(12/08/2021)
ĐẤU TRANH LOẠI BỎ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHỦ NHẬN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
(09/09/2021)
Phê phán các quan điểm cho rằng Việt Nam vi phạm quyền con người, quyền công dân
(16/09/2021)
Về chủ nghĩa dân túy và đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay
(27/10/2021)
Nhiệm vụ của giảng viên lý luận chính trị trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch hiện nay
(29/10/2021)
Nhận diện và đập tan âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc ở tỉnh Bình Phước qua các thời kỳ
(10/02/2022)
Giảng dạy lý luận chính trị gắn với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở trường Chính trị hiện nay
(19/03/2022)
Nâng cao năng lực cho học viên các lớp Trung cấp Lý luận Chính trị – Hành chính tại Trường Chính trị Bình Phước trong đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch
(28/01/2021)
Nhận diện vấn đề suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ đến “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam hiện nay
(15/11/2020)
Nhận diện và đấu tranh phản bác luận điểm sai trái về phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam
(11/11/2020)
Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị - Một trong những giải pháp quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
(14/09/2020)
Nhận thức tốt việc học tập lý luận chính trị góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
(18/08/2020)
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là kết quả của sự lãnh đạo tài tình, chuẩn bị chu đáo và sáng suốt tận dụng thời cơ của Đảng.
(17/08/2020)
Tăng cường đấu tranh phòng chống âm mưu “gây nhiễu thông tin”, “nắn dòng dư luận” của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(27/07/2020)
Phát huy vai trò của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Bình Phước trong hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
(02/07/2020)
Một số giải pháp tăng cường phòng chống “diễn biến hòa bình” đối với thanh niên trong giai đoạn hiện nay
(20/05/2020)
Đấu tranh, phản bác luận điệu “Việt Nam kiên định mục tiêu Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sai lầm”
(05/03/2020)
Thống kê truy cập
Đang truy cập33
Máy chủ tìm kiếm5
Khách viếng thăm28
Hôm nay4,044
Tháng hiện tại110,353
Tổng lượt truy cập9,072,715
Thông tin tư liệu C.Mác – Ăngghen, Lênin,Hồ Chí MinhLãnh đạo Đảng, Nhà nướcBan Chấp hành TWCác Ban Đảng TWCác Đảng bộ trực thuộc TWVăn kiện ĐảngHệ thống văn bảnHồ sơ - Sự kiện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây