Nhận Thức Là Gì? Thực Tiễn Là Gì? Ví Dụ Về Nhận Thức Và Thực Tiễn

Nhận thức là gì? Thực tiễn là gì? Đây vốn là những nội dung liên quan đến triết học nên rất trừu tượng và khó hiểu đối với nhiều người. Nổi bật như khái niệm nhận thức và thực tiễn, hai khái niệm này tưởng chừng đối lập nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bài viết sau đây thapgiainhietliangchi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhận thức và thực tiễn qua những ví dụ minh họa cụ thể.

Nhận thức là gì?

Hiện nay, khái niệm nhận thức là gì có rất nhiều bài viết đề cập đến và giải thích theo những cách hiểu khác nhau. Để dễ hiểu hơn cả chúng ta có thể hiểu khái niệm về nhận thức cụ thể như sau:

Nhận thức là một quá trình phản ánh được tính tích cực, sáng tạo và tự giác thế giới khách quan dựa vào bộ óc của con người dựa trên các cơ sở thực tiễn. Qua đó nhằm mục đích sáng tạo ra những tri thức đa dạng về thế giới khách quan. 

Nhận thức là gì?
Tìm hiểu nhận thức là gì?

Trên thực tế có các hình thức cơ bản của nhận thức bao gồm như sau:

  • Nhận thức lý luận: Được định nghĩa là một dạng trình độ nhận thức qua gián tiếp, trừu tượng với tính hệ thống trong việc khái quát các quy luật và bản chất của các sự vật, hiện tượng. 
  • Nhận thức kinh nghiệm: Đây là trình độ nhận thức được hình thành nhờ vào việc quan sát trực tiếp các sự vật, sự việc, hiện tượng trong xã hội, tự nhiên hoặc thông qua các thí nghiệm phân tích khoa học cụ thể.
  • Nhận thức thông thường: Chính là loại nhận thức này sẽ được hình thành một cách hoàn toàn là tự phát và trực tiếp thông qua các hoạt động nhất định thường ngày của con người. 
  • Nhận thức khoa học: Là một dạng nhận thức được hình thành một cách gián tiếp và tự giác từ chính sự phản ánh đặc điểm bản chất. Và những quan hệ tất yếu của các đối tượng nghiên cứu. 

Ví dụ về nhận thức:

– Khi một thanh sắt được nung nóng bằng lửa sẽ dần chuyển sang màu vàng rực. Thông qua quan sát con người ta kết luận rằng thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi ta nung nóng. 

Vai trò của nhận thức
Nhờ vào sự quan sát của con người ta biết được cá sống dưới nước

– Trái đất vừa tự quay xung quanh mặt trời và cũng vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời.

– Con cá là một loài động vật sinh sống hoàn toàn dưới nước, thở bằng mang và dùng các vây để đẩy tới, di chuyển.

Thực tiễn là gì?

Thực tiễn là gì ? Thực tiễn chính là toàn bộ các hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử xã hội của con người nhằm mục đích có thể cải biến tự nhiên và xã hội. 

Tìm hiểu thực tiễn là gì? 
Tìm hiểu thực tiễn là gì?

Một số đặc điểm cụ thể của thực tiễn như sau:

  • Thực tiễn ở đây chính là những hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người thì chính là hoạt động thực tiễn. 
  • Thực tiễn là hoạt động luôn luôn có mục đích. Khác hoàn toàn với các hoạt động bản năng của loài vật. 
  • Thực tiễn có tính lịch sử và xã hội rõ rệt: Là những hoạt động của con người trong xã hội và những giai đoạn lịch sử nhất định nào đó. 

Ví dụ về thực tiễn:

Hoạt động bầu cử Đại biểu Quốc hội được diễn ra theo định kỳ. 

  • Các nhà khoa học nghiên cứu và phân tích các thí nghiệm để tìm ra vật liệu mới, các loại máy móc mới hay thiết bị phục vụ cho nhu cầu con người. 

Mối liên hệ chặt chẽ giữa thực tiễn và nhận thức

Giữa thực tiễn và nhận thức luôn có một mối quan hệ chặt chẽ, không ngừng phát triển và tác động qua lại với nhau. Cụ thể như sau: 

  • Thực tiễn là cơ sở và nền tảng cho nhận thức: Tóm lại thì mọi nhận thức đều nảy sinh trên cơ sở giải quyết nhu cầu các vấn đề trong thực tiễn. Đồng thời qua thực tiễn cung cấp những căn cứ, hiện thực cụ thể để nhận thức giải quyết được vấn đề đó.
  • Thực tiễn là động lực cho sự phát triển của nhận thức: Sự phát triển nhận thức theo tốc độ nào đó cũng đều do sự thúc đẩy nhu cầu phát triển ở mức độ cấp bách của thực tiễn. 
  • Thực tiễn chính là mục đích của nhận thức: Mọi nhận thức cho dù là gián tiếp hay trực tiếp đều hướng đến mục đích sáng tạo tri thức để giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn. 
Ví dụ về thực tiễn
Bầu cử Đại biểu Quốc hội là hoạt động có tính lịch sử xã hội

Bên cạnh đó, thực tiễn cũng chính là tiêu chuẩn của chân lý. Bất kỳ một quá trình nhận thức nào đó đến cuối cùng cũng đều dẫn đến mục đích sáng tạo tri thức và đảm bảo tính chính xác.

Bài viết trên là những khái niệm về nhận thức và thực tiễn, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và luôn luôn tồn tại. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết mà bạn đang tìm kiếm. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề nhận thức và thực tiễn hãy để lại bình luận cho chúng tôi để có được câu trả lời sớm nhất nhé!

Từ khóa » Ví Dụ Vè Nhận Thức