Nhân Vật Đan Thiềm Là Người Như Thế Nào

Đề bài: Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng.

Bài văn mẫu

Nếu viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân say mê cái đẹp là nét chữ ông Huấn và biết trân trọng người tài thì Đan Thiềm nữ nhân vật phụ trong vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng cũng là một con người như vậy. Dù chỉ là một cung nữ hầu hạ vua nhưng cô có trái tim khao khát cái đẹp, biết quý trọng người tài đáng tiếc lại gặp phải bi kịch trong đời. Sự xuất hiện của cô có ý nghĩa với Vũ Như Tô cũng như cả câu chuyện đặc biệt là trong đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài”.

Đan thiềm là người con gái say mê trước đẹp và biết trân trọng người tài. Chính cô là người đã thuyết phục Vũ Như Tô lợi dụng tiền bạc, quyền lực của vua trổ hết tài năng để xây dựng cửu trùng đài_tác phẩm nghệ thuật vĩ đại “bền như sao trăng” có thể “tranh tinh xảo với hóa công” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”. Cô mong mỏi có thể cùng Vũ Như Tô làm nên điều đó để điểm tô cho đất nước. Đan Thiềm một lòng sùng bá,tôn thờ cái đẹp và biết trân quý người có tài năng tạo ra nó. Vũ Như Tô con người có một không hai của thời ấy được Đan Thiềm giúp đỡ hết mực thậm chí là nguyện hi sinh cả tính mạng để bảo vệ người tài. Khi đám thợ thuyền cùng đám tạo phản làm loạn, truy tìm Vũ Như Tô đến cùng thì cô là người hoảng loạn “hớt hơ hớt hải, mặt bà cắt không còn hột máu” nhanh chóng báo tin và khẩn khoản khuyên Vũ Như Tô hãy bỏ trốn bởi lo cho tài năng của ông sẽ bị bỏ phí, với tấm lòng chân thành chân thật Đan Thiềm hết lời khuyên nhủ, chắp tay van xin , van nài và có khi là hoảng hốt thúc giục Vũ Như Tô chỉ xin ông hãy trốn đi nếu không bọn chúng bắt được thì nguy. Bị bắt cô sẵn sàng quỳ gối cầu xin bọn chúng tha chết cho ông, sẵn sàng đem thân mình để chết thay cho Vũ Như Tô. Hiếm có người cung nữ nào lại sẵn lòng làm được điều đó chỉ vì yêu quý cái đẹp và mến mộ nhân tài. Tình yêu của nàng đối với cái đẹp và người tài xuất phát từ tấm lòng yêu mến của một người con yêu nước có tinh thần tự tôn dân tộc, cô muốn mình có thể giúp nhà kiến trúc ấy hoàn thành công trình điểm tô đất nước.

Đan thiềm còn là một người khéo léo, có suy nghĩ thấu đáo và nhận thức rõ được thời thế lúc bấy giờ. Ngay từ chi tiết nàng thuyết phục được nhà kiến trúc họ Tô xây dựng cửu trùng đài cho thấy tài năng của cô cung nữ có tầm nhìn xa trông rộng. Vũ Như Tô từ chối quyết không xây cửu trùng đài thì sớm muộn cũng bị vua ép vào tội làm phản và bị giết chết vậy sao không nhân cơ hội khuyên ông Tô xây dựng công trình kiến trúc tuyệt mĩ “xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách thức cả công trình trước sau, tranh tinh xảo với hóa công”. Chính cô cũng là người lí giải nguyên nhân cho Vũ Như Tô hiểu tại sao nhân dân căm ghét ông và cửu trùng đài là bởi “ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán hận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông” Đan Thiềm thật sáng suốt khi nhận thức rõ mâu thuẫn của nhân dân với Vũ Như Tô. Vậy mà ông Tô quyết một lòng sống chết cùng cửu trùng đài đứng ở một góc độ nào đó ta thấy ông là người có bản lĩnh quân tử nhưng xét trên hoàn cảnh thực tại Vũ Như Tô thật ngang ngược, bảo thủ và mù quáng vô cùng. Đan Thiềm nhận thức được tài năng của ông lo cho vận mệnh của đất nước “Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai điểm tô nữa”. Cô nhận rõ thời thế đại sự đã hỏng chỉ mong Vũ Như Tô bỏ trốn chờ cơ hội khác, “Đợi chờ là thượng sách đừng để phí tài trời”. Cô cũng có một tấm lòng dũng cảm vô cùng khi dám mạnh miệng buông lời khuyên Ngô Hạch: “Tướng quân hãy nghe tôi đừng phạm vào tội ác. Đừng giết ông cả. Kẻo tướng quân mang hận về muôn đời! Tha cho ông cả. Tôi xin chịu chết”. Tấm lòng của người cung nữ thật bao la rộng lớn, nguyện hi sinh và khuất phục trước cái đẹp.

Đan Thiềm trước sau đều hết lòng giúp Vũ Như Tô mà không màng đến tính mạng bản thân chính điều đó gây nên cái chết bi kịch cho cuộc đời nàng. Đúng như dân gian đã từng nói:

    “Giúp người mà chẳng lo xa

    Gây mầm tai họa máu sa ngập đường”

Cuối cùng chẳng một ai có thể được sống sót, cái đẹp nàng tôn thờ và người tài bị hủy diệt bởi bọn gian tà hung bạo. Đan Thiềm bị áp giải đi tàn nhẫn rồi chết, Vũ Như Tô cũng bị chém ngay sau đó. Tiếng khóc lớn thét lên lời cuối cùng vĩnh biệt cái đẹp khi chứng kiến cảnh tượng cửu trùng đài bị thiêu cháy. Bao nhiêu tâm huyết của người tài và cô cung nữ say mê cái đẹp cùng biết bao mồ hôi, công sức, xương máu, tiền của nhân dân đổ xuống sông xuống biển giờ chỉ còn là đống tro tàn và thây xác bao người bỏ mạng vì nó.

Trước bi kịch mà Đan Thiềm gặp phải ta cảm thương và đồng cảm cho số phận của nàng “hồng nhan bạc mệnh” lại lụy người tài nên thật đáng thương, đáng tiếc nhưng cũng đáng trách bởi nàng quá say mê cái đẹp mà mù quáng quên đi mất những khổ đau mà nhân dân phải gánh chịu, nàng chưa đứng trên lập trường của nhân dân để thấu hiểu và cảm nhận xem họ có thực sự cần thứ nghệ thuật cao sang xa hoa mà cướp đi hạnh phúc, sinh mạng của họ hay không?

Dù chỉ là nhân vật phụ nhưng sự xuất hiện của Đan Thiềm có ý nghĩa rất lớn thúc đẩy cao trào và bi kịch ngày một lên cao trước thái độ van lơn, khuyên nhủ của nàng đốivới Vũ Như Tô. Điều đó càng làm nổi bật lên tài năng hiếm có của nhân vật chính và nàng là nhân vật giúp cho tác giả truyền tải tư tưởng, mối quan hệ biện chứng giữa nghệ thuật với cuộc sống. Nghệ thuật vị nhân sinh mới đáng tôn thờ.

Như vậy với tài năng khắc họa nhân vật và lối sử dụng ngôn ngữ kịch sinh động, linh hoạt của nhà văn đã thể hiện được chân dung cô cung nữ có tấm lòng yêu mến, say mê cái đẹp, biết trân trọng người tài nhưng lại không may mắn gặp phải bi kịch trong cuộc đời không kém nhân vật chính. Cái chết của Đan Thiềm là bài học nghiêm túc cho độc giả về mối quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực đời sống.

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

Đề bài: Đan Thiềm là tri kỉ, người duy nhất hiểu và trân trọng với khát vọng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của Vũ Như Tô. Bằng những hiểu biết về nhân vật, anh chị hãy phân tích nhân vật Đan  Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Giới thiệu nhân vật: Đan Thiềm trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” chỉ là một nhân vật phụ nhưng lại có đóng góp vô cùng to lớn trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề, truyền tải được những thông điệp, trăn trở của tác giả Nguyễn Huy Tưởng về mối quan hệ của nghệ thuật là cuộc đời.

– Đan Thiềm là người cung nữ thất sủng nhưng lại là con người có niềm đam mê cháy bỏng với cái đẹp, cái tài.

– Đan Thiềm là người “biệt nhớn liên tài”, say mê với cái đẹp, trân trọng người tài.

–>  Đan Thiềm lại khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, đồng hành cùng ông trong suốt quá trình xây dựng công trình nguy nga tráng lệ ấy.

–> Đan Thiềm đã thuyết phục Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, vừa là cách bảo vệ cho tính mạng của bản thân, bảo vệ cái tài mà còn là cơ hội để thực hiện giấc mộng nghệ thuật lớn nhất trong cuộc đời của Vũ Như Tô.

– Người cung nữ ấy đã không ngại những hiểm nguy, thị phi, điều tiếng mà hết lòng giúp đỡ, bảo vệ Vũ Như Tô.

– Đan Thiềm là một con người thức thời, tỉnh táo có khả năng nhận thức thời thế, hiểu đời, hiểu người:

+ Đan Thiềmđã khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn để bảo toàn tính mạng, bảo vệ cho cái tài

+ Hiểu được tâm lí cuồng loạn, bạo tàn của đám quân phiến loạn

–  Đan Thiềm vẫn hết lời van xin và một mực lo lắng cho Vũ Như Tô

– Bi kịch của cuộc đời Đan Thiềm cũng là bi kich vỡ mộng.

Đan Thiềm là con người có tấm lòng đẹp với niềm đam mê cháy bỏng với cái đẹp, cái tài. Qua nhân vật Đan Thiềm, tác giả Nguyễn Huy Tưởng cũng thể hiện được nỗi trăn trở khuôn nguôi về mối quan hệ giữa cái đẹp với cuộc sống, giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Đan Thiềm trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” chỉ là một nhân vật phụ nhưng lại có đóng góp vô cùng to lớn trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề, truyền tải được những thông điệp, trăn trở của tác giả Nguyễn Huy Tưởng về mối quan hệ của nghệ thuật là cuộc đời.

Đan Thiềm là người cung nữ thất sủng nhưng lại là con người có niềm đam mê cháy bỏng với cái đẹp,c ái tài. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Vũ Như Tô không đơn độc là nhờ có Đan Thiềm, người bạn, người tri kỉ luôn ở bên động viên, lắng nghe và trân trọng những cái đẹp mà người nghệ sĩ ấy sáng tạo ra.

Đan Thiềm là người “biệt nhớn liên tài”, say mê với cái đẹp, trân trọng người tài. Đây cũng là lí do vì sao Đan Thiềm lại khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, đồng hành cùng ông trong suốt quá trình xây dựng công trình nguy nga tráng lệ ấy. Vũ Như Tô là người có tài lớn, có khát vọng nghệ thuật cao siêu, thuần túy nhưng lại không có đủ khả năng để tự thực hiện giấc mộng nghệ thuật của mình. Đan Thiềm đã thuyết phục Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, vừa là cách bảo vệ cho tính mạng của bản thân, bảo vệ cái tài mà còn là cơ hội để thực hiện giấc mộng nghệ thuật lớn nhất trong cuộc đời của Vũ Như Tô.

Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Vì quá đam mê cái tài, cái đẹp mà Vũ Như Tô sáng tạo ra, người cung nữ ấy đã không ngại những hiểm nguy, thị phi, điều tiếng mà hết lòng giúp đỡ, bảo vệ Vũ Như Tô. Nếu như Vũ Như Tô chìm đắm trong giấc mộng nghệ thuật mà quên đi thực tại khắc nghiệt thì Đan Thiềm lại là một con người thức thời, tỉnh táo có khả năng nhận thức thời thế, hiểu đời, hiểu người.

Khi biến loạn xảy ra, trước sự cuồng nộ của đám quân bạo loạn, Đan Thiềmđã khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn để bảo toàn tính mạng, bảo vệ cho cái tài để đợi thời  “Ông phải trốn đi. Ông phải trốn đi…Trốn đi để chờ cơ hội khác. Đại sự hỏng rồi”. Tuy nhiên trước một Vũ Như Tô quá cố chấp, mù quáng đòi sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài, Đan Thiềm đã không màng đến tính mạng của bản thân mà ở lại với hi vọng mong manh có thể bảo vệ cho Vũ Như Tô. Đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, Đan Thiềm vẫn hết lời van xin và một mực lo lắng cho Vũ Như Tô “Tài kia không nên để uổng. Ông có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai mà điểm tô nữa”.

Cũng giống như Vũ Như Tô, bi kịch của cuộc đời Đan Thiềm cũng là bi kich vỡ mộng. Đan Tiềm vốn là người cung nữ bị thất sủng. Cả cuộc đời sống trong cung cấm, bị giam lỏng cả về thể xác về tinh thần lại phải đối mặt với những mưu mô hiểm ác của chốn hậu cung. Bi kịch đầu tiên của Đan Thiềm chính là bi kịch mất tự do, khát vọng hạnh phúc nhưng không thành của cuộc đời người phụ nữ.

Đan Thiềm là người phụ nữ xinh đẹp, thức thời nhưng lại mang số phận “hồng nhan bạc phận”, đến cuối cuộc đời mình bà lại một lần nữa rơi vào bi kịch lớn nhất cuộc đời mình vì cái tài, cái đẹp. Để bảo vệ cho Vũ Như Tô, Đan Thiềm đã không màng đến tự trọng, an nguy của bản thân mà van lơn đám quân khởi loạn nhưng đau đớn thay, trước những lời van xin của nàng, đám quân khởi loạn càng trở nên hung bạo, mắng chửi nàng bằng những lời lẽ tàn nhẫn nhất. Tuy nhiên, đau khổ nhất trong trái tim Đan Thiềm không phải bị xỉ nhục mà chính là nỗi tuyệt vọng bởi dù nàng có cầu xin như thế nào Vũ Như Tô vẫn một mực cố chấp không chịu bỏ trốn. Cái đẹp, cái tài mà nàng trân trọng cuối cùng đã bị tiêu diệt, giấc mộng bản thân tan vỡ. Tiếng than cuối cùng của nàng thật đau đớn, tuyệt vọng “Ông Cả…Vĩnh biệt”.

Đan Thiềm là con người có tấm lòng đẹp với niềm đam mê cháy bỏng với cái đẹp, cái tài. Qua nhân vật Đan Thiềm, tác giả Nguyễn Huy Tưởng cũng thể hiện được nỗi trăn trở khuôn nguôi về mối quan hệ giữa cái đẹp với cuộc sống, giữa nghệ thuật và cuộc đời “Than Ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.

Từ khóa » đan Thiềm Là Ai