Nhân Vật - Đọc Hiểu Văn Bản Hạnh Phúc Của Một Tang Gia (trích Số ...

Nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mỹ mang đầy tính ước lệ, tượng trưng. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để nhận thức con người và bộc lộ quan điểm về con người. Như vậy, “nhân vật hiện lên trong tác phẩm thường dưới dạng những tính cách. Bởi thế, nhiệm vụ quan trọng nhất của phân tích nhân vật là phát hiện tính cách [10;695].

Trong văn bản “Hạnh phúc của một tang gia”, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một hệ thống nhân vật vô cùng phong phú với đầy đủ các màu sắc riêng và mỗi nhân vật lại chứa đựng trong đó một ý đồ nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, với khuôn khổ cho phép, bài khóa luận này chỉ tập trung vào một số nhân vật tiêu biểu và được phân chia thành hai tuyến: nhân vật trong gia đình và nhân vật ngoài gia đình.

2.2.2.1. Nhân vật trong gia đình cụ cố Hồng

Gia đình cụ cố Hồng được coi là một gia đình thượng lưu giàu có bậc nhất Hà Nội. Tuy nhiên, đi ngược lại với sự giàu có bên ngoài ấy, bản chất bên trong của mỗi con người trong gia đình lại thể hiện sự trọc phú, ngu dốt, ham danh, hám lợi và vô đạo đức. Những đặc điểm ấy đã được nhà văn Vũ Trọng Phụng khắc họa lại bằng những nét vẽ trào phúng, châm biếm và mỉa mai sâu sắc.

Nhân vật cụ cố Hồng

Có thể nói, trong toàn bộ văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” nhân vật cụ cố Hồng nổi lên như một người có địa vị cao nhất trong gia đình nhưng đồng thời cũng là một kẻ háo danh và bất hiếu bậc nhất. Điều đó được thể hiện qua tên gọi, suy nghĩ và hành động của nhân vật này. Dựa vào những đặc

trưng ấy, giáo viên cũng sẽ đưa ra hệ thống câu hỏi đối thoại dành cho học sinh như sau:

Câu hỏi 1: Sau khi cụ cố tổ qua đời, cụ cố Hồng đã có những hành động và lời nói như thế nào? Nhận xét về chi tiết: “thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ cố Hồng”?

Về hành động, có thể thấy nhân vật cụ cố Hồng đơn thuần chỉ ngồi yên một chỗ và không làm gì cả. Trong lẽ thường tình khi nhà có tang thì người đứng đầu gia đình luôn là người đứng lên lo liệu mọi việc và là người vất vả nhất. Tuy nhiên, đi ngược lại với lẽ thường, người đọc tuyệt nhiên không thấy có sự lo toan, tất bật nào trong hành động mà chỉ thấy cụ cố Hồng ung dung, bình thản hút thuốc phiện, mặc kệ cho lũ con cháu la ó vì thấy công việc tiến triển quá chậm chạp.

Về ngôn ngữ, lời nói: trong lúc gia đình đang nhốn nháo, cụ cố Hồng với vẻ bình tĩnh của một “người già”, vừa hút thuốc phiện, vừa gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” Tuy nhiên, không phải chỉ nói một câu mà “thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt”. Đây là một chi tiết nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Chỉ với một câu văn ngắn nhưng đã mang lại hiệu quả lớn trong việc khắc họa tính cách, tâm lý nhân vật. Cụ cố tổ vừa mất, con cái, cháu chắt mới chỉ kịp chạy đi lo việc mà lượng từ nói ra trong khoảng thời gian đó đã lên tới con số 1872 câu. Có thể thấy là cụ cố Hồng đã nói liên tục, với tần suất rất lớn, cụ nói là “biết rồi” nhưng thực ra là không biết gì cả, nói rằng “nói mãi” nhưng thực tế mình lại là người nói đi nói lại nhiều nhất.

Câu hỏi 2: Phân tích suy nghĩ, tâm lý của cụ cố Hồng trong đám tang? Những suy nghĩ ấy cho em cảm nhận gì về nhân vật này?

Về tâm lý và suy nghĩ của nhân vật này, ta có thể nhận thấy rất nhiều điểm đặc biệt. Gọi là cụ cố nhưng thực ra “cụ” mới chỉ ngoài 50 tuổi- cái độ

tuổi chưa thể gọi là già cũng như chưa thể xưng hô bằng cụ. Trong cuộc sống ngày thường, cụ cố Hồng luôn tỏ ra rằng mình đã già yếu, lụ khụ và mệt mỏi. Sau khi cha mất, bao trùm lên toàn bộ suy nghĩ của cụ cố Hồng là những sự mơ màng về viễn cảnh của ngày đưa tang. Theo quan niệm truyền thống, nhiều con là nhiều phúc, gia đình nào con cháu đông đảo, đủ đầy trai gái thì đều mang ý nghĩa tốt đẹp. Thấm nhuần tư tưởng ấy, cụ cố Hồng ngay từ trước vốn đã thích được coi là già, nay lại càng sung sướng khi đang có cơ hội thể hiện mình trong bộ áo tang màu trắng, tay cầm gậy chống và miệng thì khóc mếu, ho khạc. Cụ làm tất cả những điều ấy, chỉ để mong được người khác khen là già, được công nhận rằng đã tổ chức một đám ma to, được nghe những lời trầm trồ, thán phục. Những chi tiết ấy, dù chỉ được nêu ra bằng một vài câu văn nhưng đã khắc họa nên chân dung một người hám danh và ngu dốt.

Quay trở lại với cái tên của nhân vật, Hồng có nghĩa là hồng đức, hồng phước, là hi vọng vào con cái sự phúc lộc, đạo hiếu. Tuy nhiên, trong thực tế, nhân vật này chỉ còn lại là một kẻ bất nhân và bất hiếu.

Nhân vật Văn Minh

Nhân vật ông Văn Minh hay chính là cháu đích tôn của cụ cố tổ, con trai cụ cố Hồng. Với nhân vật này, nội dung câu hỏi đối thoại sẽ chủ yếu xoáy sâu vào tâm lý, suy nghĩ của nhân vật.

Câu hỏi 1: Sau khi cụ cố tổ qua đời, nhân vật Văn Minh có tỏ ra vui vẻ, hả hê ngay lập tức như các nhân vật khác không? Vì sao?

Không giống như các thành viên khác trong gia đình, Văn Minh không hề sung sướng, mừng rỡ, vui vẻ hay mơ mộng về một đám tang to tát mà mối quan tâm của Văn Minh chỉ là tiền và Xuân Tóc Đỏ.

Lý do của thái độ ấy cũng vô cùng đặc biệt và thực tế. Gia đình cụ cố tổ là gia đình thượng lưu, tài sản tuy vô cùng nhiều nhưng lại do cụ cố tổ nắm giữ và cụ chỉ đồng ý chia gia sản cho con cháu sau khi cụ qua đời. Chính điều này làm

cho lũ con cháu bất hiếu mong ngóng cái chết của ông cụ. Văn Minh thì nhanh nhẹn hơn cả. Việc đầu tiên của ông là mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội để chắc chắn rằng tài sản sẽ chính thức được chia chứ không còn nằm im trên di chúc như trước nữa. Một điều khác nữa khiến Văn Minh lo âu là bởi không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao khi Xuân đã “phạm tội quyến rũ một em gái”, “tố cáo tội trạng hoang dâm của một em gái khác” nhưng lại “gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết”. Chính vì điều này đã làm cho Văn Minh chưa thể hả hê sung sướng trước cái chết của ông nội ngay được.

Câu hỏi 2: Phân tích tâm trạng của Văn Minh trong văn bản để làm nổi bật tâm lý, tính cách nhân vật này?

Trong đám tang của cụ cố tổ, Văn Minh đã vô tình đeo lên mình chiếc mặt nạ của một người đau buồn, bứt rứt rất hợp với cảnh tang gia nhưng trong thâm tâm lại băn khoăn về tiền và rối trí trong cách xử sự với Xuân Tóc Đỏ. Văn Minh đã đưa những việc làm của Xuân lên bàn cân để cân, đong, đo, đếm giữa công và tội. Và dù cho có suy tính thế nào ông cũng chưa thấy ổn thỏa bởi tội của Xuân tuy nhỏ nhưng đã phá hỏng thanh danh gia đình ông và công lao tuy chỉ có một nhưng lại là việc mà cả gia đình ông đều mong mỏi bấy lâu nay. Chính bởi vậy, trong khung cảnh của một tang gia “vui vẻ”, đi đâu cũng bắt gặp những sư hả hê, sung sướng ra mặt thì Văn Minh đã nổi bật lên với vẻ bề ngoài “mang đúng mốt chia ly”, “rất hợp thời trang” là đau buồn, băn khoăn, bứt rứt. Hơn nữa, cũng nhận thấy khi Văn Minh cho rằng Xuân mang “hai cái tội nhỏ, một cái ơn to” có nghĩa là trong trí óc của Văn Minh, sự hư hỏng của hai đứa em gái được coi là hai cái tội nhỏ còn việc mất đi vĩnh viễn một người thân trong gia đình lại là việc đáng mừng, và người làm ra cái việc ấy lại được coi là ân nhân, phải mang ơn lớn. Đây thực sự là một chi tiết lột tả vẻ giả dối, bất nhân của nhân vật này, trước cái chết của ông nội mà có thể toan tính vụ lợi về tiền nong, của cải, lo lắng tới việc cá nhân mà không mảy may thương khóc

cho người đã nằm xuống.

Có thể nói, cùng với các thành viên khác trong gia đình, Văn Minh cũng là kẻ bất nhân, thất đức nhưng lại tính toán kĩ lưỡng chứ không ngu dốt đơn thuần.

Nhân vật Phán Mọc Sừng

Phán Mọc Sừng là cháu rể của cụ cố tổ, là con rể của cụ cố Hồng. Nhân vật này, tuy thường ngày không đóng vai trò then chốt trong gia đình nhưng trong đám ma cụ cố tổ, Phán lại có công lớn, bởi chính y đã góp phần gây nên nguyên nhân cái chết cho ông cụ.

Câu hỏi đối thoại:

Câu hỏi 1: Giải thích tên gọi Phán mọc sừng của nhân vật này? Thái độ của Phán với cái tên này như thế nào?

Ngay trong cái tên của nhân vật, người đọc không khỏi bật cười bởi sự hóm hỉnh, mỉa mai mà nhà văn đặt cho Phán. Ai cũng hiểu rằng, anh ta có cái tên như vậy là bởi việc ngoại tình của vợ đem lại. Theo lẽ thông thường, một người đàn ông sẽ không bao giờ chấp nhận chuyện vợ mình gian dối, phản bội và đôi sừng hươu vô hình ấy sẽ là nỗi ám ảnh về sự xấu hổ, nhục nhã cần phải che giấu đi. Tuy nhiên, tâm lý của Phán mọc sừng lại hoàn toàn ngược lại. Phán vui vẻ chấp nhận chuyện ấy và thậm chí còn cảm thấy hãnh diện bởi sự sinh lời của cặp sừng trên đầu. Cụ già chết đi, cụ cố Hồng đã rỉ tai con rể rằng sẽ chia thêm cho các con mỗi người thêm vài nghìn đồng. Như vậy là được hưởng lợi trước mắt, còn về lâu dài, Phán đã trù tính sẵn trong đầu về một cuộc liên kết làm ăn với Xuân Tóc Đỏ, và tin tưởng chắc rằng sẽ nhất định thành công. Sự nực cười từ nhân vật này cứ càng lúc càng trở nên đặc biệt. Hãnh diện với việc đáng ra phải xấu hổ thôi chưa đủ, Phán còn cảm thấy biết ơn kẻ đã nói toạc ra chuyện xấu hổ của gia đình hắn và muốn gặp lại Xuân ngay tức khắc để đưa tiền nhằm giữ chữ tín.

Câu hỏi 2: Phán mọc sừng đã có những hành động gì trong đám tang? Qua những hành động đó, em hiểu gì về con người này?

Trong đám tang cụ cố tổ, Phán đã gặp được Xuân Tóc Đỏ. Trong cảnh hạ huyệt, hòa chung với không khí “buồn bã” của những người đi đưa ma. Đứng bên cạnh cụ cố Hồng đang mếu máo, thiểu não thì Phán mọc sừng nổi bật hẳn lên với tiếng khóc khiến cho ai cũng phải chú ý. Dáng vẻ của Phán lúc đó thật khiến cho người khác phải xúc động. Bề ngoài, nhân vật này than khóc cho người quá cố bằng những tiếng khóc to, lặng người như muốn ngất đi khiến cho Xuân Tóc Đỏ đứng ngay bên cạnh phải chật vật, khó khăn lắm mới đỡ được thân người ông. Nhưng đằng sau những cảm xúc đó là hành động dúi vào tay Xuân một tờ tiền đã được gấp làm bốn gọn gàng, dễ cầm, dễ cất. Rõ ràng là Phán mọc sừng đã giả khóc, giả thương tiếc, giả vờ oặt mình xuống để che đi cái hành động trao đổi tiền bạc. Và nơi đưa tiễn người đã chết lần cuối ấy đã mất hẳn cái ý nghĩa đau buồn thông thường mà thay vào đó, không hơn không kém chỉ là địa điểm để kinh doanh, buôn bán. Quả thật, Phán mọc sừng hoàn toàn có thể trở thành một diễn viên đại tài với một kịch bản xuất sắc. Hãy nhìn lại tiếng khóc của Phán để hiểu kỹ về ông cháu rể quý hóa- người đầu tiên nhận được hạnh phúc và cũng là người cuối cũng kết thúc mọi sự vui vẻ tiễn đưa cụ cố tổ: “Hứt!...Hứt!...Hứt!...”, cái âm thanh của tiếng khóc thực kì lạ và đa nghĩa. Nó cất lên thật rõ ràng, dứt khoát như muốn nói rằng “Hất!...Hất!...Hất!...”- hãy hất xuống, lấp xuống, hãy chôn mau đi cái thây ma mà cả nhà đang mong chờ từng giây, từng phút!

Quả thật, những cái ngu dốt, bất nhân, toan tính, hám tiền đã dồn tụ lại vào cả trong nhân vật Phán mọc sừng. Nó cho thấy sự băng hoại về đạo đức một cách không cứu vãn nổi và ẩn đằng sau đó là tiếng cười mỉa mai chua chát của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Nhân vật Tuyết

một cô gái tân thời, lãng mạn đúng mốt một tiểu thư nhà giàu. Là cô con gái út của cụ cố Hồng, Tuyết có đủ điều kiện để sống xa hoa và làm mọi điều mình thích. Trong đám tang ông nội, Tuyết đã cho thấy một hình ảnh “ngây thơ” với những hành động, tâm trạng đáng chú ý.

Câu hỏi đối thoại:

Câu hỏi 1: Đối với nhân vật Tuyết, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã rất chú ý miêu tả trang phục tang lễ, em hãy tìm các chi tiết miêu tả trang phục của nhân vật này và qua đó cho biết cảm nhận của em về nhân vật Tuyết?

Là một thiếu nữ tân thời lại sống trong một gia đình “gương mẫu”, đi đầu về cải cách văn hóa nên cô Tuyết không thể đứng bên ngoài những xu hướng thời trang mới nhất. Thậm chí là thời trang đám ma. Cùng với bà Văn Minh, Tuyết đã biến cái chết của ông nội thành một sàn diễn thời trang với bộ y phục lố lăng nhất có thể. Trước khi cụ cố tổ chết thì Tuyết đã là một cô gái “bán sử nữ”, bởi để chứng minh mình là một cô gái tân thời và khẳng định mình là “con nhà tử tế”, Tuyết đã ban cho Xuân cái ân huệ là chiếm một nửa cái chữ trinh của nàng trong một lần vào khách sạn Bồng Lai. Tuy nhiên, do bị đồn thổi hư hỏng nhiều quá, Tuyết đã chọn cho mình một bộ y phục mang tên “Ngây thơ- cái áo dài voan mỏng, trong có coóc- sê, nhưng mà viền đen, trông như hở cả nách và nửa vú”. Bộ trang phục này, qua cách miêu tả sinh động của nhà văn đã cho thấy sự lệch lạc đến lệch chuẩn trong suy nghĩ của Tuyết, chỉ biết chạy theo những cái mà người khác tung hô là văn minh, âu hóa mà không để ý đến thuần phong mỹ tục mà người con gái Việt đã gìn giữ từ xa xưa. Qua đó cũng cho thấy bản chất lố lăng, rởm đời, khoe mẽ, bất hiếu của Tuyết trong ngày đáng ra chỉ có sự đau buồn, tiếc thương.

Câu hỏi 2: Tâm trạng chính của Tuyết trong đám tang là gì? Qua tâm trạng đó, em có suy nghĩ gì về nhân vật này?

cái chết của ông nội mà bởi sự vắng mặt của bạn giai. Trong đám tang hàng trăm người ấy, Tuyết luôn tìm kiếm Xuân và buồn bã, suy nghĩ về lý do tại sao Xuân không đến.

Như vậy, có thể thấy, mặc dù bề ngoài là một cô gái xinh xắn, tân thời nhưng những gì người đọc cảm nhận về cô gái này chỉ là một sự nhố nhăng trong ăn mặc, bệnh hoạn trong lối suy nghĩ, không biết phân biệt phải trái, đúng sai. Cùng với cha mẹ và các anh chị em, Tuyết cũng dửng dưng trước cái chết của cụ cố tổ, không hề xót thương, nhung nhớ người đã khuất mà chỉ chăm chăm vào lợi ích bản thân, chạy theo nhu cầu, lợi ích cá nhân.

Từ khóa » Nhân Vật Cụ Cố Hồng Trong Số đỏ