Nhân Vật Giao Tiếp - VOH
Có thể bạn quan tâm
Table of Contents
- I. Kiến thức giáo khoa
- II. Thực hành
- 1. Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- 2. Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- III. Phân tích ngữ liệu
- 1. Ngữ liệu 1 (Đoạn trích/ SGK trang 18)
- 2. Ngữ liệu 2: (Đoạn trích/ SGK trang 19)
- IV. Kết luận chung về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp
I. Kiến thức giáo khoa
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc) ; ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.
- Các nhân vật giao tiếp có vị thế ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hay có quan hệ thân tình. Những đặc điểm đó cùng với những đặc điểm riêng biệt khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa…) luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ.
- Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,…)
II. Thực hành
1. Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Các nhân vật trong hoạt động giao tiếp gồm có: Tràng, mấy cô gái và "thị". Ở hoạt động này, nhân vật có những đặc điểm:
+ Về lứa tuổi: họ đều là những người ở lứa tuổi thanh niên.
+ Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ.
+ Về tầng lớp xã hội: họ đều là những người lao động nghèo khổ, cơ cực.
b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:
• Lượt lời 1: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe.
• Lượt lời 2: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là người nghe.
• Lượt lời 3: "Thị" là người nói, Tràng và mấy cô gái là người nghe, ở đây hướng đến Tràng là chủ yếu.
• Lượt lời 4: Tràng là người nói, "thị" là người nghe.
• Lượt lời đầu tiên của nhân vật "thị" hướng tới Tràng.
c. Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị trí xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ : nghèo khổ, cơ cực, đói khát).
d. Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, họ có quan hệ hoàn toàn xa lạ. Nhưng sau đó Tràng và “thị” thân tình hơn cùng cảnh ngộ, cùng vị thế xã hội.
e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân - sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp... chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là bông đùa một chút. Dần dần khi đã quen, họ mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị trí xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất tự nhiên.
2. Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, bốn người vợ Bá Kiến, dân làng, Lý Cường và Chí Phèo.
Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói với Chí Phèo, Lý Cường. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chí Phèo).
b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe.
• Với vợ - Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".
• Với dân làng - Bá Kiến là "cụ lớn" thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi mọi người (“Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này”).
• Với Chí Phèo - Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa ra vẻ đề cao, coi trọng. Nhưng đó là sự giả tạo.
• Với Lý Cường - Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng để xoa dịu Chí Phèo.
c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến đã thực hiện những chiến lược giao tiếp rất cao tay:
• Trước tiên đuổi mọi người về hết để mình Chí Phèo trơ trọi, hắn có ăn vạ, chửi bới cũng chẳng ai nghe.
• Dùng lời nói ngọt nhạt đế làm dịu cơn giận trong Chí Phèo: "Anh Chí ơi!" Rồi thân mật: "cái anh này", tiếp đến là cách xưng hô như người trong nhà với ngôi thứ nhất số nhiều: ta (để phân biệt với người ngoài). Bên cạnh cách xưng hô là những lời nói nhẹ nhàng, khích lệ, động viên và hành động như người quen thân lâu ngày mới gặp.
• Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí. Để Chí Phèo không xem là đối địch, Bá Kiến đã nhận Chí Phèo là người nhà, là họ hàng. Cách nâng vị thế giao tiếp làm cho Chí Phèo hãnh diện vì được ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng, chắng mấy chốc hắn quên mất ý định ban đầu.
d. Với những chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.
III. Phân tích ngữ liệu
1. Ngữ liệu 1 (Đoạn trích/ SGK trang 18)
a. Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và “thị”
- Những nhân vật đó có đặc điểm:
+ Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi.
+ Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ.
+ Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghèo đói.
b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:
- Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe.
- Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói, Tràng và “thị” là người nghe.
- Tiếp theo: “thị” là người nói, Tràng (là chủ yếu) và mấy cô gái là người nghe.
- Tiếp theo: Tràng là người nói, “thị” là người nghe
- Cuối cùng: “thị” là người nói, Tràng là người nghe.
*Lượt lời đầu tiên của “thị” hướng tới Tràng.
c. Các nhân vật giao tiếp trên: Bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ).
d. Khi bắt đầu cuộc giao tiếp: các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.
e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân - sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, … chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp:
- Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò.
+ Dần dần, khi đã quen họ mạnh dạn hơn.
+ Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã ( qua điệu bộ, cử chỉ, lời nói…)
2. Ngữ liệu 2: (Đoạn trích/ SGK trang 19)
a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo.
- Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp nói với Chí Phèo.
- Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng , với Lí Cường, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (có cả Chí Phèo).
b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:
- Với mấy bà vợ: Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên “quát”.
- Với dân làng: Bá Kiến là “cụ lớn”, thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?).
- Với Chí Phèo: Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đang “ăn vạ”. Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng…
- Với Lí Cường: Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất là để xoa dịu “hạ nhiệt” Chí Phèo.
c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:
- Đuổi mọi người về ( Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?) chỉ đối thoại với riêng Chí Phèo để cô lập Chí Phèo.
- Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí Phèo (Lại say rồi phải không? Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi...).
- Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí Phèo (Gọi bằng anh; giọng thân mật, toàn người lớn cả, có họ kia đấy, quát mắng Lí Cường…)
d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp:
- Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến.
- Đến như Chí Phèo, hung hãn, liều lĩnh là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.
IV. Kết luận chung về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp
1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói(người viết) hoặc người nghe (người đọc) .
- Ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau. Vai người nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói.
2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề, vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội, …) luôn luôn chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ).
3. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả.
- Chiến lược giao tiếp bao gồm: Lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết.
Giáo viên biên soạn: Phan Thị Mỹ Huệ - Đỗ Minh Thêm
Đơn vị: Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến
Từ khóa » Nhân Vật Giao Tiếp Trang 18
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp | Soạn Văn 12 Hay Nhất
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp | Ngắn Nhất Soạn Văn 12
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp (chi Tiết)
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp Trang 18 SGK Văn 12 – Văn Lớp 12
-
Soạn Bài Lớp 12: Nhân Vật Giao Tiếp
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp Trang 18 Ngữ Văn 12 (ngắn Gọn)
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp Ngắn Nhất - Top Lời Giải
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp - Soạn Văn 12 Tập 2 Bài 20 (trang 18)
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp Trang 18 SGK Ngữ Văn 12 | KHOA ...
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp Sgk Ngữ Văn 12 Tập 2
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp, Ngữ Văn Lớp 12 - Thủ Thuật
-
Giải Câu 1 (Trang 18 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2) - BAIVIET.COM
-
Soạn Bài Nhân Vật Giao Tiếp - Cầu Bình An
-
Soạn Nhân Vật Giao Tiếp Siêu Ngắn